Cây đa

2015-10-03 09:53 AM

Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên khoa học: Ficus elastica Roxb, đa búp đỏ, bồ đề (đom pur): Ficus religiosa L. đa nhiều rễ: Ficus macrophylla; đa tròn lá: Ficus benghalensis L.

Đều thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Mô tả cây

Cây đa 

Cây đa

Nhiều loài đa được dùng:

Cây đa búp đỏ (Ficus eỉastỉca Roxb) là cây gỗ to, cao, thân nhiều nhánh. Lá hình bầu dục, hơi dài, to dày, gân phụ nổi rõ. Búp đỏ của cầy đa là lá kèm sớm rụng bao bọc lấy chồi tận cùng và khi lá nở ra thì rụng xuống. Toàn cây có nhựa mủ chứa chất cao su, trong tế bào lá có chứa tinh thể canxi cacbonat gọi là nang thạch.

Cây đa bồ đề-còn gọi là cây đề (Fìcus relìgiosa L.) cũng là cây to, rễ phụ từ các cành to mọc đâm xuống dưới đất, có cuống lá mảnh, có lá hình thoi, hơi giống hình tim ở phía gốc, thu hẹp thành như một cái đuôi ở phía ngọn. Thường trồng lấy bóng mát ở đình chùa.

Đa nhiều rẽ (Ficus macrophylla) có lá to hơn, nhiều rẽ, đa tròn lá (Ficus benghalensis) có lá hơi tròn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Thường đưựoc trồng khắp nơi lấy bóng mát. Người ta dùng tua rễ mọc từ cành rủ xuống. Dùng toàn rễ nghĩa là cả lõi và rễ. Tươi hay sao cho khô đều được. Không phải chế biến gì khác.

Tác dụng dược lý

Năm 1960, Bộ môn dược lý Trường đại học y khoa Hà Nội (Tạp chí đông y 95, 1968 77-84) nghiên cứu tua rẽ một loại cây đa trên thực nghiệm (114 thí nghiệm) trên 22 thỏ, 2 chó, 2 mèo, 30 ếch và lâm sàng đã đi tới một số kếí luận sau đáy:

Dung dịch tua rễ đa tươi 100% tiêm tĩnh mạch 2ml/kg thể trọng làm tăng tiết niệu 316,66% so với thỏ chỉ uống nước lã ấm và tiết niệu bình thường hoặc 142% so với lô thỏ đối chứng tiêm nước muối sinh lý với liều lượng tương đương 2ml/kg.

Uống cũng có tác dụng lợi niệu: 138%.

Dung dịch tua rễ đa tươi có tác dụng làm tăng bài tiết ion kali và ion natri trong nước tiểu.

Dung dịch tua rẻ đa tươi có tác dụng làm giảm huyết áp nhẹ và thoáng qua trên mèo, không ảnh hưởng đến huyết áp của chó, thỏ; làm tăng co bóp tim ếch cô lập, với liều cao làm tăng trương lực và co bóp các cơ trơn của tử cung và ruột.

Dung dịch tua rễ đa uống ít độc, thỏ uống với liều 30g/kg, trong 5 ngày liền không có những biến đổi rõ rệt về thể trạng toàn thân, Riêng số bạch cầu hơi tăng.

Thành phần hóa học

Trong tua rễ đa có những đa phenol dẫn xuất của flavon, một ít axit amin một ít tanin và muối kali, natri.

Nhựa mủ đa bồ đề có 85% nhựa 12% cao su. Vỏ thân đa bồ đề có tanin.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân Việt Nam dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc. Dùng liền trong vòng 7-10 ngày.

Vỏ và cành thân cây đa bồ đề được dùng thay vỏ khi ăn tráu. Tại Ấn Độ, dịch ép (giã nát, vát lấy nước) lá đa bồ để tươi được dùng chữa đi ngoài, thổ tả với liều cách hai giờ uống một thìa cà phê cho tới khi thấy hết nôn, mửa, và đi ngoài.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây lõi tiền

Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.

Cây cói

Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.

Cây thông thảo

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây trạch tả

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây cỏ may

Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.

Cây Actiso

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.

Cây mần tưới

Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

Cây thạch vĩ

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Cây dứa dại

Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây chua me lá me

Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây móng lưng rồng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Cây lục lạc ba lá tròn

Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Cây cỏ bợ

Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.

Cây hoa hiên

Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.

Cây côn bố

Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.

Mật lợn mật bò

Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.

Cây lá tiết dê

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.