- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, thông mật
- Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)
Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)
Còn có tên là đăng tâm thảo.
Tên khoa học Juncus ejfusus L. var. decipiens Buch.
Thuộc họ Bấc Juncaceae.
Đăng tâm thảo (Medulla Junci caulis) là ruột phơi khô của thân cây bấc đèn.
Mô tả cây
Cây bấc đèn
Cây bấc là một loại cỏ sống lầu năm, thân tròn cứng, mọc thành cụm dày cao độ 35- 100cm, đường kính của thân chừng 1-2mm, mặt ngoài thân có màu xanh nhạt, có vạch dọc. Ruột (lõi) cây bấc cấu tạo bới những tế bào hình ngôi sao để hở ra nhiều lỗ khuyết lớn. Lá bị giảm rất nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân. Hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng. Bao hoa khô xác.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng ở những nơi ẩm ướt ở Việt Nam (Nam Định, Hà Nam...).
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm bấc đèn dầu ta hay để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Hoạt chất chưa rõ.
Công dụng và liều dùng
Tính chất theo tài liệu cổ: Vị ngọt, tính hàn, vào ba kinh tâm, phế và tiểu trường. Có tác dụng giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu trường. Dùng chữa tiểu tiện khó khăn, tâm phiền mất ngủ, dùng ngoài đồ mụn nhọt.
Mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, mất ngủ, chữa ho, viêm cổ họng.
Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Tán đãng tâm rất khó. Trước khi tán cẩn hồ đãng tâm bằng nước cơm, sau đó phơi khô mà tấn. Tán xong ngâm nước, vớt lấy đăng tàm nổi ở trên mà dùng.
Đơn thuốc có đăng tâm thảo
Đăng tâm thảo 2g, sắc với nước, uống thay nước chè trong ngày làm thuốc lợi tiếu, chữa phù và mất ngủ.
Bài xem nhiều nhất
Cây rau dừa nước
Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại
Cây găng
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu
Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)
Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm
Cây cỏ chỉ
Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.
Cây sòi
Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm
Cây lưỡi rắn
Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.
Cây dây chặc chìu
Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống
Cây bòn bọt
Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò
Cây mộc thông
Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.