- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây lu lu đực
Cây lu lu đực
Còn gọi là thù lù đực, gia cầu, nút áo, hiên già nhi miêu, morelle noire, raisin de oup, herbe au magicien.
Tên khoa học Solanum nìgrum L.
Thuộc họ Cà Solanaceae.
Mô tả cây
Cây lu lu đực
Cỏ mọc hằng năm, nhẵn hay hơi có lông, cao 50-80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm, nhẵn, dài 4-15cm, rộng 2-3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5 - 8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhán, đường kính chừng lmm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi.
Phân bố, thu háí và chế biến
Cây lu lu đực mọc hoang ở khắp nơi: Vườn, ruộng, hai bên đường khắp Việt Nam. Còn mọc cả ở các nước khác chầu Âu (Pháp, Ý), châu Á (Trung Quốc...).
Người ta dùng toàn cây hay chỉ hái lá dùng làm thuốc. Thường dùng tươi.
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Thành phần hóa học
Trong toàn cây chứa solanin, ở quả chứa nhiều hơn.
Công dụng và liều dùng
Toàn cây có chất độc nhưng nhiều nơi vẫn nấu chín ngọn non ăn như rau (châu Phi, châu Âu, Ân Độ, Malaixia một một vài nơi ở Việt Nam). Khi ăn thường người ta luộc kỹ, bỏ hai ba nước đầu. Tuy nhiên cây xanh tươi độc đối với cừu, dê, vịt và gà. Bò chỉ ngộ độc khi ăn nhiều.
Nước sắc cây dùng rửa vết loét, vết bỏng, mẩn ngứa.
Tại Ấn Độ dịch ép cây này dùng với liều 200- 250ml chữa gan phát triển to, làm thuốc thông tiểu và sổ nước.
Với liều nhỏ 30-60ml dịch ép dùng chữa bệnh ngoài da nhất là bệnh vẩy nến.
Bài mới nhất
Biến đổi hình thái sóng: mất sóng x xuống
Biến đổi hình thái sóng: sóng v nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): hình dạng sóng bình thường
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul
Tổn thương Janeway: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Pranstad: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin
Pradaxa: thuốc phòng ngừa huyết khối động mạch tĩnh mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình
OxyNeo: thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư và sau khi phẫu thuật
Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú
Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân