Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là bạch tuyết hoa, cây chiến (Bắc Lệ, Lạng Sơn), cây đuôi công, pit phì khao (Luang Prabang), xitraca (Ấn Độ).
Tên khoa học Plumbago zeylanica L., Ohela alba Lour.).
Thuộc họ Đuôi công Plumbaginaceae.
Mô tả cây
Bạch hoa xà
Bạch hoa xà là một loài cỏ sống dai, cao 0,30- 0,60m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi như ôm vào thân, mép nguyên, không có lông, nhưng mặt dưới hơi trắng nhạt. Hoa màu trắng, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, đài hoa có lông dài, nhớt. Tràng dài gấp 2 lần đài. Mùa hoa gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 5-6.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Thường người ta dùng rễ tươi: Để lâu kém tác dụng. Rễ đào về có đường kính 2-5cm, khi khô có màu đỏ nhạt, mép ngoài sẫm, có những rãnh dọc, phần trong màu nâu, vị hắc và buồn nôn. Tính chất ăn da và làm phồng da.
Có nơi dùng cả lá tươi để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong rễ cây bạch hoa xà có một chất gọi là plumbagin hay plumbagon hoặc ophloxylin.
Plumbagín có công thức mytyl-2-juglon hay metyl-2-hyddroxy-5-naphtoquinon-l-
Plumbagin hắc và gây xung huyết da. Dung dịch plumbagin trong nước tiêm vào bụng chuột trắng có chửa sẽ gây chết thai và rối loạn buồng trứng.
Tại Ấn Độ, người ta dùng plumbagin chiết từ rễ bạch hoa xà để điều trị khối u ung thư thực nghiệm trên chuột làm giảm 70%.
Công dụng và liều dùng
Cây bạch hoa xà mới chỉ thấy được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa những bệnh ngoài da, những vết loét, vết thương. Thường dùng rễ hay lá giã nhỏ với cơm cho thành một thứ bột nhão, đắp lên những nơi sưng đau. Có nơi sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, lá bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rủa sạch hê thấy nóng thì bỏ ra. Do nhựa của cây bạch hoa xà làm chậm sự thành sẹo cho nên một số dân châu Phi đã dùng nhựa cây này bôi lên các hình vẽ trên người bàng dao cạo để cho hình nổi lên nó có tác dụng tăng sinh trưởng những tổ chức đã bị rạch.
Tại một số nước châu Phi, nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với chất nhầy của một loại dâm bụt (Hìbìscus esculeníus) có nơi gọi là cây mướp tây (có trồng ở Việt Nam lấy quả ăn được) để đắp lên các vết hủi, sau đó người ta đắp lên đó một loại lá khô của một cây có nhựa chưa xác định được tên khoa học, nhưng dân Nigiêria (châu Phi) đã gọi tên là cây Niêcca.
Tại Ấn Độ và Nhật Bản, người ta dùng rễ cây này làm thuốc sẩy thai: Cho uống bột rễ cây này hay tán một ít bột cho vào khoang tử cung, thai sẽ tự ra do bị kích thích, nhưng hay gây ra viêm tử cung có khi chết người.
Cần chú ý nghiền cứu.
Bài viết cùng chuyên mục
Dâm bụt
Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.
Cây thuốc bỏng
Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.
Cây chè vằng
Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ.
Cây muồng truổng
Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
Cây hàn the
Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây sắn thuyền
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Dây đòn gánh
Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.
Cây ké đầu ngựa
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Con rết
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây đơn tướng quân
Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.
Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.
Bùng bục
Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.
Bạch hạc
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Cây táo rừng
Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.
Bưởi bung
Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.
Cây mã tiên thảo
Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thùy lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều.
Cây mặt quỷ
Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.
Cây sảng
Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây dầu rái trắng
Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.
Cây huyết kiệt
Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.
Bồ cu vẽ
Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.