Cây bạc thau
Còn gọi là bạch hạc đằng, bạc sau, thau bạc, mộ bạc, bạch hoa đằng, lú lớn (Hải Hưng).
Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng (làm cho ăn ngon, dễ tiêu), điều kình. Mỗi ngày uống 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.
Tên khoa học Argyreia acuta Lour.
Thuộc họ Bìm bìm Convolvuìaceae.
Mô tả cây
Cây bạc thau
Bạc thau là một loại dây leo, thân có nhiều lông áp vào thân, màu trắng nhạt. Lá hình bầu dục, phía cuống hơi hình tim, đầu nhọn dài 5- 11cm, rộng 5-8cm, mặt trên nhẵn mặt dưới nhiều lông ngắn, mịn, bóng ánh như bạc do đó có tên bạc sau (mặt sau như bạc), sau đọc chệch thành bạc thau. Cuống có lông mịn màu trắng nhạt, dài 1,5 - 6cm. Hoa trắng, mặt trong cũng có lông mịn, mọc thành đầu hay tán ở đầu cành. Quả mọng chín có mầu đỏ hình cầu, đường kính 8mm, bao bọc bởi lá đài có mặt trong màu đỏ. Hạt 2-4 màu nâu, hình trứng, hơi 3 cạnh, dài 5mm, tễ hình tim.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam nhưng chủ yếu ở miền Bắc và các tỉnh khu 4 cũ. Còn thấy ở Hoa Nam Trung Quốc.
Người ta dùng lá và cành hái quanh năm làm thuốc. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư, thông tiểu. Hay dùng chữa ho trẻ con.
Ngày dùng 6 đến 12g khô. Dùng ngoài tươi không kể liều lượng.
Bài xem nhiều nhất
Cây đơn buốt
Kim ngân
Cây thồm lồm
Con rết
Cây mặt quỷ
Cây ké đầu ngựa
Cây máu chó
Cây xà xàng (xà sàng tử)
Cây đơn răng cưa
Lá móng
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.
Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.
Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.