Kim ngân

2015-07-02 12:51 PM

Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là Nhẫn đống.

Tên khoa học Lonicera japonica Thunb.

Thuộc họ Cơm cháy Caprifoliaceae. Cây kim ngân cho ta các vị thuốc:

Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân.

Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae-là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.

Mô tả cây

Kim ngân 

Kim ngân

Kim ngân là một loại dây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn. Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn, khi cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuống tròn, cuống ngắn 2-3mm, cả hai mặt đều phủ lông mịn. Vào các tháng 5-8, hoa mọc từng đôi ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 1 cuống mang 2 hoa, hai bên lá mọc đối mang 4 hoa, lá bấc giống lá nhưng nhỏ hơn. Hoa hình ống xẻ hai môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, phiến của tràng dài gần bằng ống tràng, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng, cùng một lúc trên cây có hoa mới nở màu trắng như bạc, lại có hoa nở đã lâu màu vàng như vàng cho nên có tên là kim ngân (kim là vàng, ngân là bạc); cây kim ngân xanh tốt vào mùa đông cho nên còn có tên là nhẫn đông nghĩa là chịu đựng mùa đông, 4 nhị thòi dài cao hơn tràng; vòi nhụy lại thòi dài cao hơn nhị, mùi thơm dễ chịu. Quả hình trứng dài chừng 5 mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Kim ngân là một cây loại mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi Việt Nam, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bấc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Một số nơi người ta bắt đầu trồng lấy hoa và cành lá làm thuốc.

Do cây kim ngân có lá xanh tốt quanh năm, đến tháng 4-5 lại cho hoa đẹp và thơm cho nên có thể trồng làm cảnh và lấy bóng mát.

Kim ngân có thể trồng ở miền núi cũng như ở đồng bằng. Đất đai và khí hậu Hà Nội cũng rất thích hợp. Ta có thể trồng bằng dâm cành: cắt những cành bánh tẻ dài chừng 20-60cm, khoanh thành khoanh, chôn xuống dưới đất, để chừa đoạn sau cùng; vào thời kỳ đầu cần tưới đều. Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 9-10 hoặc tháng 2-3.

Sau một nãm có thể bắt đầu thu hoạch; thu hoạch lâu năm, càng về những năm sau càng nhiều hoa.

Nếu hái hoa cần hái vào lúc hoa sắp nở hay khi hoa mới nở, màu còn trắng chưa chuyển vàng. Có thể hái hoa riêng, cành lá riêng nhưng có thể hái hoa kèm theo một ít cành lá, về nhà mới phân, chia cành lá riêng, hoa riêng.

Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.

Thành phân hóa học

Hiện nay hoạt chất của kìm ngân chưa được xác định chính xác.

Theo Tảng Quảng Phương, trong hoa kim ngân có inozit (hay inozitol) chừng 1%.

Theo Thang Đằng Hán, hoạt chất của kim ngân là một chất có trạng thái dẫu, không bay hơi, có thể tan trong nước và trong các dung môi hữụ cơ. Tuy nhiên cần chú ý là trong nhân dân Trung Quốc dùng kim ngân dưới dạng nước cất hoa kim ngân mà vẫn thấy tác dụng, chứng tỏ phần cất theo hơi nước, cũng có tác dụng.

Năm 1961, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết trong kim ngân có một glucozit gọi là lonixerin có cấu tạo luteolin-7-rhamnoza.

Qua thực nghiệm chúng tôi thấy trong kim ngân có nhiều saponozit (Đỗ Tất Lợi).

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng sinh. Tác dụng kháng sinh được nhiều nhà nghiên cứu chú ý và chứng minh trong thực nghiệm.

Người ta thấy nước hoa kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác.

Năm 1950, Lưu Quốc Thanh (Trung Hoa tán y học báo) đã báo cáo dùng nước sắc cô đặc 100% cùa hoa kim ngân thấy có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với vi trùng thương hàn, tả, liên cấu khuẩn tiêu máu (vòng vô khuẩn tới 11- 20mm), vi trùng lỵ, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, đối với bạch hầu cũng có tác dụng nhưng kém hơn (2-10 mm).

Bảng sau đây cho biết nồng độ loãng nhất có tác dụng ức chế đối với sự phát triển của vi trùng:

Vi trùng lỵ Shiga 1/640, Schmith 1/2560, Vi trùng lỵ Flexner 1/1280 (Sonnei 1/320, Thương hàn 1/300), Vi trùng phó thương hàn A 1/300 (phó thương hàn 1/300, tả 1/160, trực khuẩn coli 1/160, dịch hạch 1/1280), Tụ cầu khuẩn vàng (aureus) 1/40, Liên cầu khuẩn tiêu máu A 1/320, Liên cầu khuẩn tiêu máu B 1/160, Bạch hầu 1/80, Phế cầu khuẩn 1/60.

Năm 1960, nghiên cứu Trung y dược tỉnh Giang Tây Trung Quốc có nghiên cứu so sánh tác dụng kháng sinh của nước sắc hoa kìm ngân và nước sắc lá kim ngân thì đã đi tới kết luận là nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-1,2% có tác dụng ức chế vi trùng lỵ Shiga, nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-5% có tác dụng ức chế đối với vi trùng phó thương hàn A, nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn, nhưng đặc biệt các tác giả nhận thấy nước sắc hoa kim ngân lại hoàn toàn không có tác dụng kháng sinh. Các tác giả cho rằng tác dụng kháng sinh còn lệ thuộc vào thời kỳ thu hái hoa, và còn tiếp tục nghiên cứu.

Tác dụng trên dường huyết-Năm 1930, Mẫn Bính Kỳ (Dược lý đích sinh dược học, 1933) đã thông báo sau khi cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân thì lượng huyết đường tăng; hiện tượng này kéo dài 5-6 giờ mới trở lại bình thường.

Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ. Năm 1966, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu (Hội nghị thuốc nam lần thứ 4, Hà Nội) đã báo cáo nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang: Trên chuột lang được uống kim ngân, số lượng và chất lượng tế bào hạt (mastocytes) ở mạng treo ruột ít thay đổi, lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường hay đã được uống kim ngân trước khi gây choáng phản vệ.

Độ độc. Các tác giả trên (Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Nãng An và Bùi Chí Hiếu) còn cho biết chuột nhắt trắng uống liên tục 7 ngày với liểu gấp 150 lần điều trị cho người, chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt.

Công dụng và liều dùng

Kìm ngân là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân, dùng chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lén sởi, tả lỵ, giang mai. Một số nơi nhân dân dùng pha nước uống thay nước chè.

Theo các tài liệu cổ: Kim ngàn vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ. Có năng lực thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai. Uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ. Nhưng những người tỳ vị hư hàn không có nhiệt độc không nên dùng.

Trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Gần đây trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được mở rộng chữa có kết qủa một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị ứng khác (Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Năng An, 1966).

Ngày dùng 4 đến 6g hoa hay 10 đến 12g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hay thuốc cao hoặc rượu thuốc. Có thể dùng riêng vị kim ngân hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Một số người uống kim ngân đi ỉa lòng, chỉ cần giảm liều xuống hoặc nghỉ uống là hết.

Đơn thuốc có kim ngân

Thuốc K1 (Đỗ Tất Lợi, 1960) chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng: Kim ngân 6g (nếu là hoa) hoặc 12g (nếu là cành và lá), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm đường vào cho đủ ngọt (chừng 4g). Đóng vào ống hàn kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống và chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15 phút đến nửa giờ là uống được. Người lớn: ngày uống 2 đến 4 liều trên (2 đến 4 ống);trẻ em từ 1 đến 2 liều (1 đến 2 ống).

Thuốc K2 (Đỗ Tất Lợi, 1960) là đơn thuốc trên thêm 3g ké đầu ngựa vào. Cùng một công dụng và liều dùng

Thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: Hoa kim ngán 6g, cam thảo 3g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

Ngân kiều tán (bài thuốc kinh nghiệm từ cổ) thường dùng chữa mụn nhọt, sốt, cảm: Hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, kinh giới tuệ 16g, cát cánh 24g, đạm đậu sị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, đạm trúc diệp 16g. Tất cả sấy khô tán bột. Có thể làm thành viên. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 12g bột.

Chú thích:

Ngoài vị kim ngân nói trên, trong nhân dân còn dùng một cây kim ngân khác có tôn khoa học là Lonicera dasystyla Rehder. gọi là kim ngân dại (cây trên gọi là kìm ngàn khôn) có thân xanh và nhẵn lá xanh, nhẵn chia thùy khi còn non, lá bắc hình dùi, hẹp, dài (dài nhất 10mm), bầu nhẵn.

Một loài nữa hay được dùng cũng có lá bắc hình dùi, dài, hẹp nhưng bầu có lông có tên khoa học là Lonicera confusa DC.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây hương diệp

Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.

Bảy lá một hoa

Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.

Bưởi bung

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Bạch hoa xà

Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.

Cây chè vằng

Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ.

Cây bạc thau

Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.

Cây keo nước hoa

Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.

Cây rong mơ

Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.

Cây cà chua

Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Cây phù dung

Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.

Cây ba chạc

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.

Cây bèo tây

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.

Cây hàn the

Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Con rết

Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.

Cây vạn niên thanh

Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.

Cây muồng truổng

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Cây táo rừng

Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.

Mù u

Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.

Cây rau má ngọ

Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Cây cà tầu

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.

Cảo bản

Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.

Bèo cái

Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.