Bưởi bung
Còn có tên là cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh (Thái).
Tên khoa học Glycosmìs pentaphylla Corr. (Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre ).
Thuộc họ Cam Rutaceae.
Trong nhân dân thường dùng tên bưởi bung để chỉ hai cây: Cây có tên khoa học và mô tả sau đây, một cây nữa có lá đơn nguyên có tên khoa học là Acronychia laurilolia Bl. thuộc cùng họ.
Mô tả cây
Bưởi bung
Cây nhỏ, cao 1-3m, có thể cao tới 6m, cành đỏ nhạt, nứt nẻ. Lá kép gồm từ 3 đến 7 lá chét, ít khi có một, dài từ 6-6 cm, rộng từ 2 đến 5cm, mép nguyên, hoặc hơi răng cưa. Hoa trắng hay trắng xanh nhạt, mọc thành chùm tán ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn cây. Quả hình cầu, như quả quất, khi chín có màu hồng. Mùa hoa quả: Tháng 11-3.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bưởi bung mọc hoang dại ờ khắp nơi ở Việt Nam, ở những nơi bờ rào, đất hoang hay rừng núi.
Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.
Thành phần hóa học
Trong cành và lá có chứa tinh dầu, mùi thơm dễ chịu. Gần đây người ta đã phân tích thấy trong bưởi bung có các ancaloìt mang tên dictamin độ chảy 132°, skimmiamin độ chảy 175°, kokusaginìn độ chảy 168°, noracromyxin độ chảy 198-200°, arborin độ chảy 150-152°, arborinin độ chảy 175°, glycorin độ chảy 145-147°, glycosmìnin độ chảy 249°.
Ngoài ra còn chất glycosmin là chất veratroylsalixin có trong lá non và nụ hoa với hàm lượng 0,2%.
Cấu trúc của những chất đó rất gần nhau và đã được xác định như sau:
Mới đây từ bưởi bung người ta còn chiết được một chất glycozolin, dẫn chất từ carbazol.
Tác dụng dược lý
Trong ống nghiệm, bưởi bung tỏ ra có tính chất kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn Streptococcus, Staphyllocoecus và Baciĩlus suhtilis.
Công dụng và liều dùng
Bưởi bung là một vị thuốc được dùng trong nhân dân làm thuốc giúp sự tiêu hóa, phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh nở, dùng ngoài phối hợp với một số vị thuốc khác làm thuốc sát trùng lên da.
Uống trong ngày, dùng 6 đến 16g lá khô, dưới dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc có vị bưởi bung
Phụ nữ kém ăn, da vàng sau khi sình nở. Lá bưởi bung sao vàng 10g. Thêm 400ml nước vào, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Mụn ổ gà mọc ở bẹn, nách, thối loét lâu ngày, ăn vào tới xương. Lá bưởi bung (Glycosmis pentaphylia) một nắm chặt, lá ổi một nắm chặt, lá thổ phục linh một nắm. Cả ba vị rủa sạch, thái nhỏ, lấy lá chuối non hơ nóng cho mềm, gói thuốc lại, to nhỏ tùy theo mụn nhọt. Mặt nào định đặt lên mụn thì châm nhiều lỗ cho nước dễ thấm vào mụn. (Revue medico chirurgicale 12. 1939).
Bài xem nhiều nhất
Cây cà chua
Cây hàn the
Cây sảng
Cây táo rừng
Cây vạn niên thanh
Cây tùng hương
Cây tỏi đỏ
Cây thóc lép
Cây sắn thuyền
Cây rong mơ
Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát
Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô
Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.
Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.
Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus
Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.