Cây đơn tướng quân

2015-08-29 02:46 PM

Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên khoa học Syiygium formosum var, ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia ịormosa var. ternifolia (Roxb)Duth).

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Mô tả cây

 Cây đơn tướng quân

Cây đơn tướng quân

Cây to cao 5-7m hay hơn. Cành nhiều, vỏ cành mềm, màu tro, có sẹo của những lá đã rụng. Cành nhò hơi dẹt, có khi ba cạnh. Lá mọc đối, đôi khi từng ba lá một, ở đầu cành lá mọc sít với nhau. Phiến lá dài 20-30cm, rộng 8-12cm, phía cuống hẹp lại, đầu lá tù, cuống rất to và ngấn. Cụm hoa tận cùng hay ngang trên thân, rộng 10cm, cao 7cm trục phụ độ nhị và đệ tam 5- 15mm. Hoa to, màu tía đỏ, nụ hoa hình lê. Quả mọng to bằng hạt dẻ hay quả táo hình cầu, thõng xuống, trên có thùy của dài và vòi. Hạt 2.

Phân bố, thu hái và chế biến

Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ, Miến Điện.

Thường hái lá bánh tẻ. Thường dùng tươi, nhưng có thể phơi hay sấy khô cũng được.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tinh dầu (chừng 2-3%), một ít tanin. Hoạt chất khác chưa rõ.

Tác dụng dược lý

Năm 1968, Nguyễn Đức Minh (Phòng đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu đông y, Y học thực hành 1968-số 152) đã thăm dò tính chất kháng sinh của đơn tướng quân đối với tự cầu khuẩn vàng và trực khuẩn Coli đã tới kết luận rằng: vỏ và rễ cây không có tính chất kháng sinh. Nhưng lá tươi già hoạc non, lá úa, lá rụng và nụ đều có tính kháng sinh mạnh, đặc biệt là nụ. Mùa đông kháng sình tập trung nhiều ở lá.

So sánh tính kháng sinh cùa lá tươi, lá phơi khô trong râm, ngoài nấng, sấy khô ở 70°, chưng cách thủy ở 100°c trong nửa giờ, thấy tính kháng sinh của lá đơn tướng quân không bị phá hủy khi sấy khô hay chưng cách thủy nửa giờ ở 1000C.

Các tác giả còn thử chiết hoạt chất bằng các dung môi khác nhau như ête etylic, ête dầu hỏa, cồn 90°, cồn tuyệt đối, benzen, cloroíoc, axeton, nước cốt lá, nước sắc 100°c trong 1 giờ (1g lá khô/1ml) dầu lạc, dầu ve, mỡ lợn đã đi tới kết luận là hoạt chất trong đơn tướng quân tan trong nước và hầu hết trong các dung môi hữu cơ thông thường, tốt nhất là ête dầu hỏa. Vững bền ở một môi trường có pH từ 2-9.

Tác dụng kháng sinh mạnh đối với những vi trùng Gram+, không tác dụng đối với vi trùng Gram-.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân vẫn dùng đơn tướng quân sắc uống chữa mẩn ngứa, mề đay, dị ứng với liều mỗi ngày uống 100g lá tươi. Dùng ngoài để tắm ghẻ. Có thể dùng chữa viên họng đỏ, viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Có thể chế cao làm thành viên mà dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây huyết kiệt

Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.

Cây bạc thau

Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.

Cây bèo tây

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Cây sảng

Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây ráy

Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.

Cây khoai nưa

Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.

Cây xà xàng (xà sàng tử)

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.

Cây tỏi đỏ

Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.

Cây đơn buốt

Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.

Dây đòn gánh

Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.

Cây sắn thuyền

Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.

Cây đại phong tử

Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.

Cây găng tu hú

Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.

Bùng bục

Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.

Cây cà tầu

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.

Cây thuốc bỏng

Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

Cây thanh đại (cây chàm)

Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.

Cây trầu không

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.

Bưởi bung

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Cây tần cửu (thanh táo)

Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.

Ké hoa vàng

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Cây thóc lép

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây hương diệp

Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.

Cây máu chó

Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.