Bèo cái

2015-07-06 02:13 PM

Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi tà đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu.

Tên khoa học Pisíia síratiotes L.

Thuộc họ Ráy Araceae.

Mô tả cây

Bèo cái

Bèo cái

Bèo cái là một loài cây mọc nổi trên mặt nước, có bồ không có thân. Lá mọc từ rễ, mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá hình trứng dài độ 2-10cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lồng mịn, những lá ở giữa nhỏ hơn. Thứ mặt trên xanh, dưới hơi tía là tốt. Cụm hoa nhỏ mọc từ giữa các lá, có mo màu trắng nhạt, hình ống không đều. Quả hình quả mọng có nhiều hạt xù xì.

Phân bố, thu hái và chế biến

Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác như miền Hoa Nam, Hoa Đông (Trung Quốc), Malaixia, Philipin, Lào, Cămpuchia.

Người ta dùng toàn cây, có thể hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ là mùa cây có hoa. Thường dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt. Có khi phơi khô.

Thành phần hóa học

Bèo cái đã được nhiều người nghiên cứu. Theo báo cáo của Sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp Hoa Trung thì trong bèo cái có nước 93,13%, chất khô 6,87%, chất hữu cơ 5,09%, chất prôtit thô 0,63%, chất béo thỏ 0,29%, xenlulôza 1,24%, chất không chứa nitơ 2,93%, tro 1,78%, phốt pho 0,185%.

Theo Watt, trong tro của bèo cái có chứa tới 75% kali clorua và 25% kali sunfat.

Toàn cây có một chất gây ngứa tan trong nước. Chưa xác định được.

Công dụng và liều dùng

Bèo cái là một vị thuốc còn được dùng trong phạm vi nhân dân. Thường dùng ngoài (nước sắc) để rửa mụn nhọt nơi mẩn ngứa, dùng uống trong chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, ho, hen, xuyễn, thông kinh nguyệt, lợi tiểu tiện.

Dùng ngoài không kể liều lượng. Dùng trong: Ngày có thể dùng 50-100g bèo cái tươi. Có thể tăng lên tới 200g tươi.

Những đơn thuốc dùng bèo cái

Dùng chữa eczèma. Số lượng bèo cái tùy theo nơi chứa to hay nhỏ, đem về rửa sạch bằng nước thường 3-4 lần, thêm ít muối giã nát, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczêma. Thường chỉ đắp một hai lần chỗ mẩn không chảy nước nữa và điều trị trong vòng 7-10 hôm là khỏi hẳn.

Đồng thời với việc đắp ngoài có thể uống những thang thuốc giải độc có hoa kim ngân, bồ cồng anh v.v...

Đơn thuốc chữa mẩn ngứa. Bèo cái 50g rửa sạch, sao vàng, sắc với nước uống hằng ngày. Dùng trong 2-3 ngày.

Đơn thuốc chữa hen xuyễn. Bèo cái 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước cho thật sạch; cuối cùng có thể rửa một lần bằng nước muối, vẩy cho ráo nước giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc vào và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen xuyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa ( Y học thục hành 5-1952: 32).

Chữa mụn rộp loang vòng. Rửa sạch vết loét bằng nước sắc bèo cái, rắc lên đấy bèo cái đã đốt thành tro.

Ngoài công dụng trên, bèo cái còn được dùng phối hợp với xà phòng để tẩy các vết trên vải, quần áo, chai, nồi có dầu mỡ, ngâm bèo cái vài ngày sẽ rửa, rất chóng sạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây thuốc bỏng

Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

Kim ngân

Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.

Cây phù dung

Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.

Lá móng

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.

Cây găng tu hú

Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.

Bảy lá một hoa

Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Bạch hạc

Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.

Cây cà tầu

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.

Cây khế

Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.

Cây thuốc giấu

Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.

Cây thanh đại (cây chàm)

Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.

Cây thồm lồm

Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.

Cây muồng truổng

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.

Cây dầu rái trắng

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.

Cây khoai nưa

Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.

Cây đơn răng cưa

Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.

Cây vạn niên thanh

Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.

Cây huyết kiệt

Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Sài đất

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.

Cây ba chạc

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.

Cúc liên chi dại

Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.

Cây chè vằng

Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ.