Ké hoa vàng
Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là ké đầu ngựa đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương (Thái).
Tên khoa học Sida rhomhifolia L.(Sida alnifolia Lour.).
Thuộc họ Bông Malvaceae.
Mô tả cây
Ké hoa vàng
Cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao 0,5-1m, thân và cành có nhiều lông ngắn hình sao. Lá hình trứng hay gần như hình trứng, đầu hơi nhọn ngắn, mép hơi răng cưa, dài 1,5-4cm, rộng 1- 2,5cm, cuống dài 3-5mm, rất nhiều lông. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Đài hình chuông lá đài có lông màu trắng nhạt ở phía ngoài. Cánh trắng màu vàng cũng có lổng mịn. Nhị 20. Nhuỵ có 7 vòi. Quả có vỏ mỏng dễ vỡ, ở đỉnh có lông, phía lưng có hai vết nổi. Hạt cũng có lông.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.
Người ta hay hái lá cây để dùng tươi. Nhưng có khi hái lá hay toàn cây về phơi khô. Khi dùng có khi sao vàng để sắc uống. Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ, chúng tôi thấy trong lá có chất nhầy. Trong một loài sida cordifolia người ta thấy có epheđril.
Công dụng và liều dùng
Ké hoa vàng còn là một vị thuốc dùng trong phạm dân gian để làm vị thuốc mát chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ. Dùng tươi hay khô.
Ngoài công dụng làm thuốc, người ta còn dùng dây sợi làm dây buộc. Nếu cây tươi hay lá tươi, ngày dùng 40 đến 80g dưới hình thức thuốc sấc, sao vàng trước khi sắc cho thơm cho dễ uống. Nếu dùng khô chi sắc uống ngày 20 đến 40g.
Đơn thuốc có cây ké đầu ngựa hoa vàng trong nhân dân
Chữa mụn nhọt, sưng chín mé: Lá ké đầu ngựa hoa vàng tươi, không kể liều lượng, rửa sạch giã nát đắp lên những nơi sưng đau, chưa vỡ mủ. Đồng thời, sao vàng một số lá hay toàn cây sắc uống thay nước trong ngày; ngày uống 20-40g lá hay cây khô.
Chữa lỵ: Ngày sắc uống thay nước, mỗi ngày uống 20-40 cây phơi khô.
Chú thích:
Ngoài cây ké đầu ngựa hoa vàng nói trên trong nhân dân còn dùng một cây cũng mang tên ké đầu ngựa hoa vàng mô tả dưới dây, nhưng có tên khoa học khác.
Ké hoa vàng Sida cordifolìa L. cùng thuộc họ Bống (Maìvaceae)... Tại vùng Quảng Châu (Trung Quốc) người ta gọi là tâm diệp hoàng hoa nhậm.
Đây là một loại cây cỏ cứng, cao 0,4-1m toàn thân đều có lồng mịn. Lá hình trứng, đầu lá tù, phía cuống hình tim, mép khía tai bèo, rất nhiều lông mền trắng nhạt, phiến là dài 2,5-5cm, rộng 2- 3cm ở phía cuống. Hoa vàng, mọc thành ngù ở đầu cành. Đài có rất nhiều lông ở phía ngoài. Tràng không có lông. Lá noãn 6-10, dài 3,5mm, có nhiều vân. Hạt có lông ở đầu, dài 3mm.
Cây này cũng thấy mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, còn thấy ở Cãmpuchia, Lào, Thái Lan, Trung quốc (miền Nam).
Lá cây chứa rất nhiều chất nhầy. Trong hạt có một ancaloit rất giống ephedrin.
Cây này cũng được dùng phổ biến trong nhân dân làm vị thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, lọc máu, dùng trong những trường hợp mụn nhọt, écpe (herpès) loang vòng, tiểu tiện ít và vàng đỏ. Dùng cây hay lá tươi sao vàng uống thay nước trong ngày: Ngày dùng 20-40g cây khô hay lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để đắp lên những nơi sưng đau.
Ngoài hai cây ké đầu ngựa hoa vàng nói trên, còn một cây nữa cũng mang tên ké đầu ngựa hoa vàng, nhưng tên khoa học lại là Sida acuta Burm. (Sida carpinifolia L.; Sida scoparia Lour.). Có nơi gọi cây bái chỗi hay vải chỗi (miền Trung và Nam bộ). Đây là một loại cây nhỏ cao 0,80-1m, trên thân có vân dọc, lá hình mác dài 2,5-6cm, rộng 0,5-2cm, đầu nhọn, phía cuống hơi tù, mép có răng cưa nhọn, hai mặt nhẵn hay hơi có lông. Hoa màu vàng nhạt, mọc đơn độc ở kẽ lá, có khi mọc thành đôi, cuống hoa ngắn. Lá noãn 4-9, thường là 5. Hạt có lông ở đầu.
Cây này cũng mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhưng ở miền Bắc ít gặp hơn, tại miền Trung, người ta hay dùng lá và rễ cây làm thuốc mát uống và giã đắp lên những mun nhọt hay nơi sưng đau, sốt, thông tiểu. Tại Ấn Độ, ngoài công dụng trên người ta còn dùng rễ làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi, làm thuốc bổ đắng, làm cho ăn ngon cơm, có nơi khác làm thuốc thông tiểu trong bệnh tê thấp.
Bài viết cùng chuyên mục
Bèo cái
Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.
Ké hoa đào
Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.
Cây xà xàng (xà sàng tử)
Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.
Dây đòn gánh
Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.
Cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Cây tỏi đỏ
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Cây ráy
Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.
Cây mã tiên thảo
Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thùy lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều.
Cây thuốc bỏng
Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.
Cây ké đầu ngựa
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Cây đại phong tử
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.
Bảy lá một hoa
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Cà dại hoa vàng
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.
Cây hàn the
Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây niệt gió
Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Cây thóc lép
Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Bồ công anh
Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Cây thanh đại (cây chàm)
Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.
Cây rau má ngọ
Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.
Cây bứa
Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Hạ khô thảo
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.