Con rết
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước.
Tên khoa học Scolopendra morsitans L.
Thuộc họ Ngô công Scolopendridae.
Ngô công là toàn con rết phơi hay sấy khô.
Nguồn gốc
Con rết
Ta dùng con rết lớn, nhiều chân, thân dẹt, dài 7-13cm, thường gồm chừng 20 đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Đốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuòi. Đầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc cắn đau và có chất độc, khi bắt cần chú ý. Vào các tháng 4-5 đẻ trứng, môi con đẻ chừng 20-30 trứng sau ít lâu nở thành rết con, lúc đầu có màu trắng, sau lột xác thành rết lớn màu nâu đỏ.
Con rết sống hoang ở dưới những khúc gỗ mục, các hòn đá, mái nhà mục nát.
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu. Triều Tiên cũng nuồi dùng và xuất khẩu rết. Chọn những con to béo là tốt.
Thành phần hóa học
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trong con rết có hai chất độc gần giống chất độc ở nọc ong, có tính chất phá huyết. Ngoài ra còn có các loại amin. Ở Trung Quốc có người đã nghiên cứu, nhưng cũng chỉ mới nghiên cứu thấy có 4,45% tro và 70,20% chất protit.
Như vậy hoạt chất hiện nay chưa rõ.
Tác dụng dược lý
Bộ môn dược liệu Trường đại học dược khoa có phối hợp cùng các đồng chí Rumani công tác ờ bộ môn nãm 1959 và các đồng chí Rumani ở Viện vi trùng hồi đó, để thử tác dụng diệt trùng nhưng chưa đi đến kết quả gì trong phòng thí nghiệm.
Công dụng và liều dùng
Tính vị theo đông y: Vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh can. Tác dụng khử phong, trấn kinh giản, giải độc của rắn. Dùng chữa hàn nhiệt tích tụ trong bụng, trụy thai, trừ ác huyết, trị sang nhọt. Còn dùng ở phạm vi nhân dân. Tại một đơn vị quân y (1959) có báo cáo dùng rượu rết bôi lên các mụn nhọt đau nhức rất chóng khỏi (Hội nghị dược chính quân y năm 1960).
Theo các tài liệu cổ và thực tế sử dụng trong nhản' dân con rết dùng chữa các bệnh sau đây:
Chữa sang trĩ đau nhức: Ngô công bỏ đầu, chân, sấy khô, tán nhỏ, hòa ít long não, thêm ít nước hay rượu bôi lên.
Kinh nghiệm của đơn vị quân y: Rượu rết (cả con cho vào rượu) bôi lên mụn nhọt.
Bắt 6 con rết cho vào lọ, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng. Lấy bông thấm thuốc này bôi lên các mụn nhọt, chỗ bị sâu, trùng độc cắn sẽ hết đau.
Ngô công sấy khô, bỏ đầu chân, tán nhỏ, trộn với lượng tương đương bột cam thảo và thêm nước hồ làm thành viên.
Ngày uống 0,5g viên chia làm 3 lần uống, dùng chữa tê liệt thần kinh mặt, đau nhức, tê thấp, trẻ con cấm khẩu không bú được.
Bài viết cùng chuyên mục
Kim ngân
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Cây rong mơ
Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.
Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Bảy lá một hoa
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.
Bạch hạc
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Cây la (chìa vôi)
Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây ké đầu ngựa
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Cây vạn niên thanh
Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.
Bưởi bung
Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.
Cây khoai nưa
Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.
Liên kiều
Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.
Cây đại phong tử
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.
Cây hàn the
Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cúc liên chi dại
Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.
Cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.
Cà dại hoa vàng
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Sài đất
Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.
Cây tùng hương
Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Lá móng
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Cây sắn thuyền
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.
Cây trầu không
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.
Bèo cái
Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.