- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nội khoa
- Bệnh học viêm thận bể thận
Bệnh học viêm thận bể thận
Viêm thận bể thận là bệnh viêm tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi trùng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai thận cùng một lúc nhưng cũng có thể chỉ ở tại một thận, và ngay ở một thận có thể khu trú ở một phần thận hoặc lan tỏa toàn bộ thận.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Viêm thận bể thận là bệnh viêm tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi trùng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai thận cùng một lúc nhưng cũng có thể chỉ ở tại một thận, và ngay ở một thận có thể khu trú ở một phần thận hoặc lan tỏa toàn bộ thận. Bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính.
Đặc điểm của viêm thận bể thận
Về nguyên nhân:
Vi trùng gây tổn thương trực tiếp, ngoài ra còn có yếu tố thuận lợi là ứ nước tiểu.
Về giải phẩu bệnh:
Kết hợp tổn thương bể thận, đài thận và nhu mô thận mà tổn thương nhu mô là chính.
Về diễn biến:
Viêm thận bể thận hay tái phát, âm ỉ, nếu điều trị không dứt điểm thì viêm thận bể thận cấp dễ trở thành mạn tính.
Dịch tễ học
Viêm thận bể thận là bệnh lý thường gặp cuả hệ thống thận tiết niệu. Viêm thận bể thận chiếm 15-40% các bệnh thận và 80% là nữ giới, trẻ em người già đều có thể bị bệnh. Riêng viêm thận bể thận cấp chiếm khoảng 0,2-0,4% các bệnh trong khoa Nội chung ở Bệnh viện Trung Ương Huế. Viêm thận bể thận cấp thường thấy xảy ra ở lứa tuổi 20-50 tuổi, nữ nhiều hơn nam và có đến 92% bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố thuận lợi. Viêm thận bể thận mạn xảy ra nhiều ở lứa tuổi 40-70 tuổi. Theo tác giả Nguyễn Văn Xang, Viêm thận bể thận mạn chiếm 30% các bệnh thận mãn tính.
Bệnh nguyên
Vi trùng
Các tác nhân gây bệnh viêm thận bể thận ngày nay được xác định không chỉ giới hạn ở nhóm vi khuẩn mà còn có cả nấm, ký sinh trùng, virus.
Các tác nhân gây bệnh sau có thể được phát hiện khi phân lập
Escherichia Coli, Proteus Mirabilis, Enterobacter, Klebsiella, Tụ cầu vàng, Pseudomonas, Serratia, trực khuẩn lao, Chlamidia Trachomatis, Ureaplasma Urealyticum, lậu cầu.
Candida Albicans, Candida Tropicalis, Adenovirus, Cytomegalo virus (CMV).
Đường vào của nhiễm trùng:
Đường ngược dòng chiếm đại đa số trường hợp (97%), vi khuẩn sẽ xâm nhập từ dưới lên qua đường niệu đạo. Sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh được làm dễ bởi trào ngược bàng quang-niệu quản.
Đường máu: Chưa đến 3% trường hợp, vi khuẩn đến định vị tại thận thứ phát sau nhiễm trùng huyết.
Yếu tố thuận lợi
Trẻ em: Dị dạng bẩm sinh niệu quản, giãn bể thận.
Người già: U xơ hoặc ung thư tiền liệt tuyến.
Phụ nữ có thai: Tử cung lớn đè vào niệu quản ở những tháng cuối gây ứ nước bể thận - niệu quản, giảm nhu động niệu quản do progesterone tăng.
Người lớn: Sỏi thận tiết niệu, hẹp niệu đạo, trào ngược bàng quang-niệu quản, đái tháo đường.
Các thủ thuật: thông tiểu, soi bàng quang, các nguyên nhân trên sẽ làm ứ nước tiểu, làm dễ nhiễm trùng và duy trì nhiễm trùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học cầu thận
Bệnh cầu thận là sự thương tổn chức năng hay thực thể biểu hiện ở cầu thận với đặc điểm lâm sàng là phù, Protéine niệu, tăng huyết áp, diễn tiến mạn tính và thường đưa đến suy thận mạn.
Bệnh học ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ 1% trong số những trường hợp tử vong do ung thư, đây là một nhóm bệnh có tiên lượng rất khác nhau, người ta chia ra: Những ung thư biểu mô tế bào tuyến giáp bao gồm:
Bệnh học tâm phế mạn
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân chính gây nên tăng áp phổi và tâm phế mạn. Sự tăng áp phổi chủ yếu thứ phát sau tình trạng thiếu oxy máu
Bệnh học nội khoa hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với Corticoides thường không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu.
Bệnh học cường aldosteron nguyên phát
Nhịn đói qua đêm, nằm; truyền tĩnh mạch 2L dung dịch NaCl 0,9%. Sau đó đo aldosteron huyết tương (PAC). Chẩn đoán xác định khi PAC > 10 ng/mL.
Bệnh học viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân chích ma túy: thường gặp ở nam trẻ tuổi không có bệnh tim, da thường là nguồn lây nhiễm, van 3 lá thường hay bị tổn thương hơn cả.
Bệnh học thận bẩm sinh và di truyền
Thận đa nang di truyền theo kiểu gen lặn (Thận đa nang trẻ em): ít gặp, thường được phát hiện ngay sau sinh hoặc trước 10 tuổi. Tiên lượng rất xấu, ít khi sống được đến tuổi thanh niên.
Bệnh học ung thư gan nguyên phát
Khi AFP > 1000ng/ml: Hầu như chắc chắn ung thư gan nguyên phát. Tăng nhẹ trong u quái buồng trứng, tinh hoàn, một số ung thư tiêu hóa, viêm gan hoại tử.
Bệnh học đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt (ĐTN) là tình trạng bệnh lý do mất khả năng tái hấp thu nước ở ống thận, hậu quả của sự thiếu ADH tương đối hoặc tuyệt đối dẫn đến tiểu nhiều, uống nhiều, nước tiểu có tỉ trọng thấp và uống nhiều.
Bệnh học ung thư dạ dày
Khoảng 85% ung thư dạ dày thuộc loại adenocarcinomas, 15% là loại lymphomas-non-Hodgkin và leio-myosarcomas và các loại u thứ phát ít gặp.
Bệnh học bướu cổ đơn thuần
Định nghĩa bướu cổ rải rác là sự phì đại tổ chức tuyến giáp có tính chất lành tính toàn bộ hay từng phần không có triệu chứng suy hay cường giáp, không do viêm, không có tính chất địa phương.
Bệnh học viêm thận bể thận cấp
Viêm thận bể thận cấp không có yếu tố thuận lợi: tiến triển thường tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và đủ liều. Các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm nhanh, nước tiểu trở về bình thường sau 1-2 tuần.
Bệnh học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi.
Bệnh học áp xe phổi
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên có tỷ lệ cao hơn, bệnh xãy ra nhiều hơn ở những người cơ địa suy kiệt, giảm miễn dịch, nghiện rượu, thuốc lá, đái tháo đường.
Bệnh học bệnh cơ tim giãn
Bệnh cơ tim dãn là hội chứng dãn thất trái với sự gia tăng khối lượng thất chủ yếu là thất trái với rối loạn chức năng tâm thu hay tâm trương mà không có tổn thuơng nguyên phát màng ngoài tim, van tim hay thiếu máu cơ tim.
Bệnh học tràn dịch màng phổi không do lao
Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của bộ máy hô hấp, chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi thường không khó lắm, nhưng chẩn đoán nguyên nhân mới là điều quan trọng vì quyết định hướng điều trị.
Bệnh học bệnh động mạch thận
Tiến triển của tổn thương xơ vữa dẫn đến hẹp động mạch thận gặp trong khoảng 50% trường hợp, trong đó gần 20% là tắc nghẽn hoàn toàn động mạch thận.
Bệnh học xơ gan
Cổ trướng: thể tự do. Nguyên nhân chính là do tăng áp tĩnh mạch cửa, ngoài ra còn do các yếu tố khác như giãm áp lực keo, giãm sức bền thành mạch, yếu tố giữ muối và nước.
Bệnh học viêm ruột mạn
Do không có tiêu chuẩn đặc hiệu nên chẩn đoán bệnh cần dựa vào tổng thể các triệu chứng lâm sàng và các thăm dò sau.
Bệnh học viêm cầu thận cấp
Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.
Bệnh học loét dạ dày tá tràng
Tần suất bệnh tiến triển theo thời gian và thay đổi tùy theo nước, hoặc là theo khu vực. Cuối thế Kỷ 19 ở Châu Âu, loét dạ dày thường gặp hơn, và ở phụ nữ.
Bệnh học bệnh mạch vành (suy vành)
Dòng vành thường tối đa kỳ tâm trương. Do khả năng dãn các mạch máu nội tâm mạc rất yếu, vì vậy khi có giảm lưu lượng vành sự tưới máu sẽ xảy ra chủ yếu ở dưới nội mạc.
Bệnh học hạ đường máu
Hệ thống điều hòa glucose bị tổn thương ở bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh lâu ngày. Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường týp 1 có sự kém đáp ứng glucagon khi hạ đường huyết.
Bệnh học hẹp van hai lá
Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh.
Bệnh học viêm phổi (phế quản phế viêm)
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất.