Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)

2013-07-16 10:14 AM

Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Trung y mô tả những cơn đau đột nhiên xuất hiện trước tim và sau xương ức trong các chứng “tâm thống, tâm quí, hung tý...”. Đau ở ngực trái thường lan đến cổ, mặt trong cánh tay, có khi kèm theo tím tái, tứ chi quyết lạnh, mạch vi tế, thường gặp ở tuổi trên 40, nam nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân bệnh lý

Những người già cơ thể suy nhược hoặc do ăn nhiều chất béo hoặc do nội nhân (thất tình) mà dẫn đến.

Bản chất bệnh do tâm dương không đầy đủ, tâm dương bất túc, tỳ dương không kiện vận dẫn đến hàn ngưng huyết ứ, đàm trọc nội sinh. Đàm trọc huyết ứ bế trở tâm mạch dẫn đến huyết hành bị trở ngại ở phần trên ngực gây nên cơn đau kịch liệt vùng trước tâm. Nếu nặng thì khí - huyết không thông, xuất hiện tím tái, tứ chi quyết lạnh, mạch vi muốn tuyệt. Cũng có thể do tỳ dương không kiện vận dẫn đến tâm - dương bất túc. Mệnh môn hỏa suy hoặc do tâm huyết không đầy đủ mà dẫn đến. Trên lâm sàng thường do can thận âm hư.

Dựa trên lý luận “Âm dương hỗ căn, âm trưởng ở dương, dương trưởng ở âm, âm tổn cập dương, dương tổn cập âm”. Vì vậy, nếu bệnh nhân lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị dự phòng kịp thời sẽ dẫn đến âm - dương đều hư, âm - dương không đầy đủ, khí - huyết ứ trở bên trong. Điều này có liên quan mật thiết với 3 tạng: tỳ, can, thận.

Biện chứng

Bệnh hư thực thác tạp, triệu chứng có đàm trọc huyết ứ lại có âm - dương khí - huyết hư.

Trên thực tế lâm sàng là tiêu thực mà bản hư nên khi điều trị cần phải áp dụng nguyên tắc “cấp trị tiêu hoãn trị bản”. Khi phát bệnh thì nên hành khí hoạt huyết hoặc ôn hóa hàn đàm kết hợp củng cố tâm âm, tâm dương; như thế là coi trọng trị tiêu. Sau khi bệnh được cải thiện tốt, lấy bổ hư là chính kèm thêm thuốc trừ đàm thông ứ; như vậy là coi trọng trị bản.

Lâm sàng và thể bệnh

Thể dương hư do trở tắc

Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm, rêu trắng nhuận hoặc trơn, mạch trầm hoãn hoặc kết đại.

Pháp điều trị: ôn dương thông lạc trừ đàm.

Phương thuốc: “chỉ thực giới bạch quế chi thang” gia giảm.

Chỉ thực 12g Chế bán hạ 12g.

Giới bạch 6g Toàn qua lâu 32g Sinh khương 8g Đẳng sâm 16g.

Quế chi 16g Tế tân 4g . Đan sâm 16g.

Nếu đau nặng thì thêm “tô hợp dương hoàn” 1 hoàn uống với nước ấm.

Khí trệ huyết ứ

Ngực đau nhói từng cơn, đau lan lên vai và lưng, tức ngực khó thở, lưỡi xám tím, rìa lưỡi và đầu lưỡi có điểm ứ huyết; mạch trầm, sáp hoặc kết.

Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc.

Phương thuốc: “trục ứ thang” gia giảm.

Xuyên khung 8g Đào nhân 12g.

Sinh địa hoàng 16g Đương qui 12g.

Xích thược 12g Quất hồng 12g.

Hồng hoa 12g Chỉ xác 8g.

Cát cánh 8g Tử hồ 4g.

Cam thảo 4g.

Ngày 1 thang sắc uống chia 2 lần, có thể uống kèm “thất tiếu tán” ngày 2g hoặc bột tam thất ngày 9g (chia 3 lần).

Âm hư bế trở

Khí uất tức ngực, cơn đau vùng tim nặng về đêm, đầu váng tai ù, miệng khô, mắt mỏi, ngủ không yên giấc, tư hãn (đạo hãn), lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều về đêm, chất lưỡi bệu hồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc không có rêu; mạch tế sác hoặc vi tế hoặc súc.

Pháp chữa: tư âm thông lạc.

Bài thuốc: “dưỡng âm thông tý thang”.

Sinh địa 24g Mạch môn 12g.

Nữ trinh tử 20g Qua lâu 12g.

Đẳng sâm 12g Quất hồng 8g.

Hồng hoa 8g Đào nhân 12g.

Diên hồ sách 12g.

Nếu đau nặng thì gia thêm: tam thất 3g, ngày 2 lần uống.

Âm dương hư tý

Đau ngực vùng trước tim, có khi giữa đêm phải thức giấc vì đau, tâm quí khí đoản, đầu thống tai ù, trằn trọc không yên, ăn kém gầy gò, lưng gối đau mỏi, sợ lạnh sợ gió, chi lạnh; đái đêm nhiều, chất lưỡi xám tím hoặc trắng nhợt, rêu lưỡi ít, mạch tế nhược hoặc kết đại.

Pháp chữa: điều bổ âm - dương- lý khí hoạt huyết.

Bài thuốc: “chích cam thảo thang” gia giảm.

Đẳng sâm 24g Nhục quế 4 - 10g.

Chích thảo 12g Sinh địa 12g.

Mạch đông 12g Phụ tử chế 4 - 12g.

Giới bạch 12g Xuyên qui 12g.

Toan táo nhân 12g Đẳng sâm 16g.

Sinh khương 3 lát.

Bài viết cùng chuyên mục

Can nham (ung thư gan nguyên phát)

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.

Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Bệnh học phế đại trường

Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Vị nham: ung thư dạ dày

Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.

Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)

Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)

Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Chữa chứng nấc cụt

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

Y học cổ truyền tăng huyết áp

Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.

Y học cổ truyền tai biến mạch não

Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.

Bệnh học ngoại cảm

Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính

Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.

Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch

Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế

Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.

Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.

Phân loại thuốc y học cổ truyền

Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ

Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.

Y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.