Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

2019-03-01 02:18 PM

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là cơn đau bụng kinh có liên quan đến thời gian trước, sau hoặc trong khi hành kinh.

Bệnh danh: Đau bụng kinh, Kinh nguyệt đau, Kinh hành phúc thống.

Cơ chế bệnh sinh: Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh (thống tắc bất thông).

Thể lâm sàng: Thống kinh phân 2 loại:

Lâm sàng thóng kinh

Thực chứng

Do Phong hàn tà:

Do trong giai đoạn hành kinh mà nhiễm phải hàn tà như ăn thức ăn quá sống, lạnh hoặc cơ thể nhiễm lạnh từ phần dưới cơ thể, cho nên khí huyết ngưng trệ lại gây đau.

Triệu chứng:

Đau bụng trong khi hành kinh kèm đau lưng, đau cứng cổ gáy, sợ lạnh.

Sắc kinh tím đen, kinh xuống ít hoặc tắc bất chợt. Sắc mặt xanh bạc, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng mỏng.

Mạch phù khẩn hoặc trầm khẩn.

Do Khí trệ:

Kỳ kinh thường không đều, lượng kinh ít.

Đau bụng dưới, trướng tức nhiều hoặc lan lên ngực sườn, đau lưng, trước khi hành kinh và bắt đầu kỳ kinh.

Trước khi ra kinh thường có hiện tượng vú căng đau, đau đầu hoặc ½ bên đầu.

Sắc mặt xanh bạc, tinh thần bực dọc, nôn, ợ hơi.

Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng. Mạch huyền sác.

Do Huyết ứ:

Ứ huyết tích lâu ngày sinh đau.

Triệu chứng:

Bụng dưới căng đau dữ dội trước và đầu kỳ hành kinh, đau nổi cục cứng, đè vào đau thêm, đau như phát sốt. Kinh xuống không thông, màu đen sẫm, có cục huyết ra thì giảm đau.

Sau khi hành kinh, lượng kinh vẫn còn rỉ rả, có khi tắt ngưng.

Sắc mặt xanh tím, da khô, táo bón, mặt lưỡi tím sẫm. Mạch trầm sác.

Hư chứng

Thường đau bụng giữa và cuối kỳ hành kinh.

Thể Hư hàn:

Đau bụng suốt kỳ hành kinh, đau lâm râm, chườm nóng dễ chịu. Đau lưng, mỏi mệt.

Kinh cuối kỳ màu nhạt, lượng ít. Sắc da xanh ánh vàng, môi nhợt, da khô, gầy.

Rêu lưỡi trắng nhuận. Mạch trì, tế.

Thể Hư nhiệt:

Bụng dưới đau âm ỉ sau kỳ. Kinh đến sớm, lượng kinh ít.

Sắc mặt trắng đới vàng, gò má hồng, lòng bàn tay nóng hoặc sau ½ ngày có sốt, hồi hộp, bứt rứt, khó ngủ, táo bón.

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Mạch tế sác hoặc đới huyền. 

Thể Khí Huyết hư nhược:

Bụng đau lâm râm trong khi hành kinh và sau khi hành kinh. Đè vào dễ chịu.

Sắc kinh nhạt, trong, lượng kinh ít.

Sắc mặt trắng xanh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng.

Tinh thần uể oải, đoản khí, tiếng nói yêu. Mạch hư tế.

Nếu huyết hư khí trệ gây đau thì sau khi hành kinh, huyết dư xuống chưa sạch thì đau không ngưng.

Thể Can Thận khuy tổn:

Đau bụng dưới sau khi hành kinh, đau lan vùng thắt lưng.

Sắc kinh nhạt, lượng ít.

Lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Mạch trầm tế.

Điều trị thống kinh bằng thuốc

Phép chung: Thông điều khí huyết, chỉ thống.

Thực chứng

Thể Huyết ứ

Phép trị: Hoạt huyết, tiêu ứ trệ.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Huyết phủ trục ứ thang (trích Y lâm Cải Thác) gồm Xuyên khung 10g, Hương phụ 8g, Quy thân 15g, Thanh bì 8g, Sinh địa 15g, Chỉ xác 6g, Xích thược 12g, Mộc hương 6g, Đào nhân 8g, Cam thảo 4 g, Hồng hoa 8g, Ngưu tất 12g. 

Khí trệ:

Phép trị: Hành khí, tiêu ứ.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Thanh nhiệt điều huyết thang (trích Cổ Kim Y Giám) gồm Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Nga truật, Hoàng liên, Đơn bì.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Quân

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Quân

Sinh địa

Tư âm, bổ thận, dưỡng huyết

Thần

Bạch thược

Dưỡng huyết, chỉ thống

Thần

Hoàng liên

Thanh nhiệt giải độc

Quân

Đào nhân

Phá huyết, trục ứ, nhuận táo

Hồng hoa

Phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết

Nga truật

Phá huyết, hoạt huyết

Đơn bì

Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết

Thể Phong hàn:

Phép trị: Lý khí ôn kinh.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Ôn kinh thang (xem Kinh nguyệt trước kỳ).

Hư chứng

Thể Hư hàn:

Phép trị: Ôn kinh dưỡng huyết.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tiểu ôn kinh thang (trích Giản dị phương) gồm Đương quy 12g, Hắc phụ tử 12g. Sắc uống nóng.

Thể Hư nhiệt:

Phép trị: Dưỡng âm, lương huyết, chỉ thống.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Đơn chi tiêu dao tán (xem Kinh nguyệt không định kỳ).

Thể Khí Huyết hư nhược:

Phép trị: Điều khí dưỡng huyết.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Bát trân thang gia Hương phụ 8g, Mộc hương 8g.

Thể Can Thận khuy tổn:

Phép trị: Bổ can thận.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Điều hòa can thang (trích Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Hoài sơn, Sơn thù, Đương quy, A giao, Bạch thược, Cam thảo.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, bổ huyết

Quân

Hoài sơn

Bổ tỳ cố thận

Thần

Sơn thù

Ôn can trừ đàm

Bạch thược

Bổ huyết, hòa huyết

A giao

Tư âm, bổ huyết

Cam thảo

Ôn trung, điều hòa vị thuốc

Sứ

Điều trị bằng châm cứu

Thực chứng

Giảm đau: Chọn huyệt mạch Nhâm và Túc Thái âm Tỳ, Túc Dương minh Bàng quang: châm tả.

Huyệt chủ: Trung cực, Địa cơ, Thứ liêu.

Hư chứng

Giảm đau: Chọn huyệt mạch Nhâm, Đốc và kinh Tỳ Vị: châm, cứu bổ.

Huyệt chủ: Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Kinh môn.

Huyệt dự bị: Quy lai, Thái xung, Tam âm giao, Huyết hải.

Bế kinh:

Huyết hư:

Chọn huyệt ở mạch Nhâm và kinh Tỳ Vị: châm bổ.

Huyệt chủ: Trung cực, Vị du, Huyết hải, Túc tam lý, Tỳ du. 

Huyết trệ:

Chọn huyệt ở mạch Nhâm, kinh Tỳ, kinh Can: châm tả.

Huyệt chủ: Trung cực, Khí hải, Tam âm giao, Hành gian, Hợp cốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền bại não (đông y)

Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)

Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)

E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.

Chức năng sinh lý tạng tâm (tâm bào, phủ tiểu trường, phủ tam tiêu)

Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa, Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là Thiếu Âm quân chủ, Tâm có Tâm âm là Tâm huyết, Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa.

Y học cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn

Phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch

Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.

Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)

Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)

Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.

Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)

Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.

Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.

Y học cổ truyền tăng huyết áp

Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Bệnh học phế đại trường

Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.

Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)

Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.

Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương

Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.

Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Viêm sinh dục nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y

Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục.

Bệnh chứng tâm tiểu trường

Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.

Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)

Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.