Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)

2013-07-14 01:12 PM

Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Theo quan niệm của Y học hiện đại

Viêm não - tuỷ cấp hay còn gọi là hội chứng não cấp là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính tổ chức chất trắng của não và tuỷ sống. Bệnh đa phần ở nam thanh niên khoẻ mạnh, phát bệnh không theo mùa mà là quanh năm. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng về tâm thần kinh; hội chứng màng não bị kích thích dấu hiệu thần kinh khu trú , viêm thị thần kinh, mắt giảm hoặc mất thị lực, liệt nửa thân người hoặc liệt tứ chi. Dựa trên biểu hiện lâm sàng, người ta chia làm 3 thể: thể não, thể tuỷ sống và thể tuỷ sống - não. Viêm não - tuỷ sống cấp tính thường do những nguyên nhân sau đây:

Sau nhiễm trùng, nhiễm độc.

Viêm não - tuỷ sống sau miễn dịch.

Viêm não - tuỷ sống chưa rõ nguyên nhân.

Quan niệm của Y học Cổ truyền

Viêm não - tủy sống cấp tính thuộc phạm trù “Xuân ôn“, “Thử ôn“ “Dịch bệnh“ nuy chứng.

Nguyên nhân chủ yếu là chính khí bất túc, chức năng ngoại vệ suy giảm. Bệnh tà là khí ôn nhiệt, dịch độc thừa cơ xâm phạm vào cơ thể làm hao tổn chân âm, âm hư hỏa vượng đều dẫn đến tổn thương tân dịch, mắt không được nuôi dưỡng nên mắt mờ hoặc mất thị lực, chi thể vận động khó hoặc liệt (nuy), thậm chí đàm nhiệt nghịch lên phạm vào tâm bào lạc hoặc che lấp tâm bào gây biến chứng nguy kịch (rất nặng).

Chẩn đoán

Chẩn đoán cơn viêm não - tuỷ sống cấp tính phải dựa vào:

Bệnh sử có liên quan đến truyền huyết thanh , hoặc sau viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Trước khi phát bệnh 1 - 2 tuần, đa phần có viêm nhiễm, nhiễm độc tố của một số bệnh: sởi, thủy đậu, viêm tuyến nước bọt, cảm cúm.

Lâm sàng: Phần nhiều khởi bệnh cấp tính, đột nhiên đau đầu, nôn mửa, thần chí bất thanh, thường có hội chứng màng não kèm theo ảo giác, hoang tưởng, thị lực giảm nặng hoặc mù, thậm chí hôn mê và co cứng mất não.

Thể điển hình: áp lực sọ tăng cao, dấu hiệu kích thích màng não, phù nề gai thị

Thể tủy sống: Biểu hiện như viêm tủy ngang, liệt hoàn toàn, mất cảm giác nông và sâu, rối loạn cơ vòng, phản xạ gân xương giảm hoặc mất; nhưng cũng có khi trương lực cơ tăng, phản xạ gân xương tăng (+).

Xét nghiệm: Dịch não tủy trong, tăng tế bào đơn nhân, có khi vượt quá 10´ 107/ml; albumin có thể tăng đến 1g/ml phần, nhiều là g - globulin và IgG.

Biện chứng luận trị

Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.

Pháp chữa: Thanh nhiệt - giải độc thấu biểu tán tà.

Thuốc: “Ngân kiều tán gia giảm”.

Ngân hoa 30g Liên kiều 15g.

Thanh đại diệp 30g Cam thảo 6g.

Bạc hà 6g Ngưu bàng tử 10g.

Bản lam căn 30g Thiên hoa phấn 15g.

Gia giảm:

Nếu nôn mửa, có đàm thì gia thêm: trúc lịch 10ml, thạch xương bồ 12g, uất kim 12g, viễn trí 6g.

Thấp tà nhiều thì gia thêm: hoắc hương 12g, phong lan 12g.

Khí doanh lưỡng phạp (nhóm não)

Đau đầu kịch liệt; gáy và cổ cứng nhiều; phiền táo loạn ngôn, thần hôn; đại tiện bí kết, nôn mửa, lưỡi sáng đỏ, rêu lưỡi vàng khô; mạch tế sác.

Pháp điều trị: khí doanh lưỡng thanh, khai khiếu tỉnh thần.

Phương thuốc: “thanh doanh thang” hợp “tử tuyết đan” gia giảm.

Thanh đại diệp 30g Mạch đông 10g.

Tri mẫu 10g Sinh thạch cao 30g.

Ngân hoa 15g Đan sâm 10g.

Sinh đại hoàng 10g Sinh địa 30g.

Hoàng liên 6g.

Gia giảm: 

Nếu đàm nhiều thì gia thêm: trúc nhị 10g, đởm nam tinh 10g, thiên trúc hợp 10g.

Nếu loạn ngôn thì gia thêm: “ an cung ngưu hoàng hoàn” 1 viên (hóa phục).

Thấp nhiệt tẩm dâm (thời kỳ liệt mềm thể tủy sống)

Không sốt (nhiệt giảm), đột nhiên tứ chi không cử động, cảm giác mất, cân mạch giãn mềm, ngực tức, bụng đầy, ăn kém, không muốn ăn, cơ phu khô táo, 2 chi dưới phù nề; tiểu tiện bất lợi hoặc thất cấm; lưỡi đỏ rêu vàng nhờn; mạch hoạt sác.

Pháp điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt - lợi thủy thông lạc.

Phương thuốc: “Tam diệu tán” gia vị.

Thương truật 12g Ngưu tất 15g.

Hoàng bá 12g Sinh ý dĩ nhân 20g.

Tỳ giải 10g Địa long 10g.

Kê huyết đằng 15g Xích thược 10g.

Trạch tả 10g Cam thảo 6g.

Qui 10g.

Gia giảm: 

Chi thể tê liệt thì gia thêm: tục đoạn 15g, đông qua bì 20g, trư linh 15g.

Trí tuệ giảm thì gia thêm: hắc chi ma 10g, ích trí nhân 10g, hoàng tinh 10g, nhục thung dung 10g.

Tiểu tiện không lợi thì gia thêm: sa tiền tử 15g, đông qua bì 20g, trư linh 15g.

Tiểu tiện thất cấm (són) thì gia thêm: tang phiêu tiêu 10g, ích trí nhân 10g; bỏ các vị: tỳ giải, trạch tả.

Can thận âm hư (thể tủy sống không hồi phục)

Hạ chi tê bại đông thống vô lực, thậm chí tứ chi cử động khó khăn, cân mạch co rút, đầu choáng tai ù, cơ phu khô táo, vô hãn hoặc thiểu hãn; tiểu tiện bất lợi hoặc tiểu tiện thất cấm, đại tiện bí kết; lưỡi đỏ khô táo, ít tân, rêu lưỡi ít; mạch tế sác.

Pháp điều trị: Bổ ích can thận tư âm thông lạc.

Phương thuốc: “Tri bá địa hoàng hoàn” gia vị.

Tri mẫu 10g Phục linh 15g.

Ký sinh 15g Hoàng bá 10g.

Sơn dược 15g Kỷ tử 15g.

Sinh địa 30g Trạch tả 10g.

Đan bì 10g Đỗ trọng 15g.

Trư cốt tủy 20g.

Phế thận lưỡng hư

Tứ chi mềm nhẽo, hô hấp khó khăn, âm thanh nhỏ nhẹ, tâm quí, âm thanh giảm.

Thuốc: “tứ vật thang” gia vị.

Thục địa 15g Bạch thược 10g.

Đương qui 12g Xuyên khung 10g.

Nhân sâm 10g Bắc sa sâm 10g.

Ngưu tất 15g.

Nếu nhị tiện thất cấm thì gia thêm: tiên dương 10g, sao bạch truật 10g, tục đoạn 10g...

Huyết hư thất minh

Thị lực, thị vật màng thô, nhãn cầu căng đau, đau đầu hoặc đau nửa đầu, thị lực giảm tạm thời, nhãn cầu can sáp; đầu choáng tai ù; sống lưng đau mỏi hoặc hạ chi liệt; lưỡi đỏ ít rêu; mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: Dưỡng huyết minh mục - tư bổ can.

Phương thuốc: “ minh mục bổ thận thang” gia giảm.

Đương qui 12g Thục địa 20g.

Nhục thung dung 12g Kỷ tử 12g.

Cúc hoa 10g Sa uyển tử 12g.

Đỗ trọng 12g Ngưu tất 15g.

Xuyên khung 10g Qui bản 12g.

Cốc tinh thảo 12g Xuyên tục đoạn 15g.

Gia giảm:

Sống lưng, mỏi thì gia thêm: lộc giác giao 10g, mộc qua 10g.

Cân mạch mềm yếu thì gia thêm: đẳng sâm 30g, hoàng kỳ 15g.

Cân mạch co cấp thì gia thêm: bạch thược 30g, cương tàm 15g, thiên ma 10g.

Nếu bài niệu khó khăn thì gia thêm: nhục quế 6g, thỏ ty tử 15g, sa tiền tử 10g

Các phương pháp điều trị khác

Thể châm: thường chỉ định huyệt: giáp tích Hoa Đà, hoàn khiêu, thừa phù, dương lăng tuyền, âm lăng tuyền, côn lôn, thái khê. Dùng thủ thuật bình bổ bình tả, lưu kim 20 - 30’, ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

Nhĩ châm: chỉ định nhóm huyệt: thần môn, thượng thận, nội tiết, can, tỳ, vị, thận. Ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)

Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.

Y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp.

Viêm sinh dục nữ: điều trị bằng y học cổ truyền

Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.

Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Bì phu nham (ung thư da)

Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất

Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)

Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Y học cổ truyền động kinh (đông y)

Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.

Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương

Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.

Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính

Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.

Y học cổ truyền tai biến mạch não

Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.

Viêm sinh dục nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y

Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục.

Vị nham: ung thư dạ dày

Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.

Y học cổ truyền tăng huyết áp

Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.

Bệnh học can đởm

Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.

Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền

Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Phế nham (ung thư phế quản)

Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.

Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính

Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)

Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.