Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh

2019-03-01 10:24 AM

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhắc lại sinh lý học

Vệ, Khí, Dinh, Huyết chu lưu khắp cơ thể để duy trì sự sống bình thường của con người.

Vệ có tác dụng:

Bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Ôn dưỡng cơ nhục, sung nhuận bì phu.

Quản lý việc đóng mở lỗ chân lông (quan hệ mất thiết với việc đổ mồ hôi).

Dinh (hàm ý kinh doanh) có vai trò sinh huyết và dinh dưỡng toàn thân. Dinh khí lưu hành bên trong mạch.

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài. Khí bao hàm:

Sự hoạt động cơ năng của các tổ chức, tạng phủ. Khí vận hành không ngừng trong kinh mạch (kinh khí), trong dưỡng tạng phủ (tạng khí), ngoài dưỡng bì phu (vệ khí).

Những dạng vật chất khó thấy, chất dưỡng khí, chất dinh dưỡng đang vận hành trong cơ thể (dưỡng khí, cốc khí, tông khí…).

Huyết có vai trò dinh dưỡng cho cơ thể. Quá trình tạo thành huyết có liên quan tới Tỳ - Phế - Tâm - Thận. Sự tuần hoàn của huyết do Tâm làm chủ, do Càn tàng trữ và do Tỳ thống soái.

Bệnh lý

Vệ phận chứng

Đây là ôn nhiệt ở thời kỳ đâu. Bệnh ở bì mao và Phế.

Triệu chứng:

Sợ gió lạnh, phát sốt, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, mạch phù sác.

Điều trị: 

Tà ở bì mao: sốt, sợ gió lạnh, mạch phù sác, hoặc có ho, đau họng, khát. Pháp trị: Thanh tán biểu nhiệt (Ngân kiều tán).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hãn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Liên kiều

Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu, Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt

Quân

Kim ngân

Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt.

Quân

Bạc hà

Cay mắt, vào phế, can. Phát tán phong nhiệt

Thần

Kinh giới

Vị cay, ôn. Vào Phế, Can. Phát biểu, khử phong, lợi yết hầu.

Thần

Đậu sị

Vị đắng, tính hàn. Vào Phế, Vị. 
Tác dụng giải biểu trừ phiền

Thần

Cát cánh

Đắng cay hơi ấm. Vào Phế. Khử đờm chỉ khái, tuyên Phế lợi hầu họng, bài nung giải độc

Ngưu bàng tử

Vị cay, đắng, tính hàn. Vào Phế, Vị. Tác dụng tán phong nhiệt, tuyên Phế, thấu chẩn.

Lá tre

Ngọt, nhạt, hàn. 
Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt

Cam thảo

Ngọt bình. Vào 12 kinh.  Bổ trung khí, hóa giải độc.

Tá - Sứ

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Bá hội

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Vì là thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra (Tả sau Bổ).
Sợ lạnh, không có mồ hôi(Bổ sau Tả)

Giải biểu

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Hạ sốt

Ngoại quan

Hội của Thủ Thiếu dương và Dương duy mạch

Đặc hiệu khu phong, giải biểu.

Phong trì

Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch

Đặc hiệu khu phong, giải biểu.

Phong môn

Khu phong phần trên cơ thể

Trị cảm, đau đầu, đau gáy cứng

Tà ở phế : ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, đau họng, hơi sợ gió, sợ lạnh, hơi phát sốt. Pháp trị: Tuyên Phế tán nhiệt (Tang cúc ẩm).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hãn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Tang diệp

Ngọt đắng, hàn. Vào Can, Phế, Thận. Phát tán phong nhiệt, thanh Can, minh mục, thanh Phế chỉ khái

Quân

Cúc hoa

Ngọt, đắng tính hơi hàn. Vào Phế, can, Thận. Phát tán phong nhiệt, thanh Can minh mục, giáng hỏa, giải độc

Thần

Bạc hà

Cay mắt, vào phế, can. Phát tán phong nhiệt

Thần

Liên kiều

Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt

Thần

Hạnh nhân

Đắng, ấm. Vào Phế, Đại trường. Thông Phế, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện, ôn phế.

Cát cánh

Đắng cay, hơi ấm. Vào Phế. Khử đờm chỉ khái, tuyên Phế lợi hầu họng, bài nung giải độc

Lô căn

Ngọt, hàn, vào Phế vị. Thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu, thanh Phế nhiệt, chỉ khái, thanh nhiệt, chỉ ôn.

Cam thảo

Ngọt ôn. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc

Sứ

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Bá hội

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Vì là thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra (Tả sau Bổ)
Sợ lạnh, không có mồ hôi (Bổ sau Tả)

Giải biểu

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Hạ sốt

Ngoại quan

Hội của Thủ Thiếu dương và Dương duy mạch

Đặc hiệu khu phong, giải biểu

Phong trì

Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch

Đặc hiệu khu phong, giải biểu

Phong môn

Khu phong phần trên cơ thể

Trị cảm, đau đầu, đau gáy cứng

Thái uyên

Du Thổ huyệt/Phế. Khu phong hóa đờm, lý Phế chỉ khái

Trị ho

Nghinh hương

Huyệt tại chỗ

Ngạt mũi

Khí phận chứng

Theo lý luận YHCT, giai đoạn này bệnh tà ở sâu hơn.

Triệu chứng: sợ nóng, không sợ lạnh. Do Ôn nhiệt nhập vào bằng 2 đường (hoặc bệnh từ Vệ phận chuyển sang hoặc bệnh do trực trúng vào Khí phận) mà triệu chứng có khác nhau.

Nếu từ Vệ phần chuyển sang: sẽ thấy lúc đầu sợ lạnh phát sốt, sau đó hết sợ lạnh chỉ sốt.

Nếu do trực trúng Khí phận: ngay từ đầu đã không sợ lạnh, chỉ có sốt.

Các thể lâm sàng: vì nhiệt nhập vào những vị trí không giống nhau nên xuất hiện các thể lâm sàng.

Phế nhiệt.

Hung cách nhiệt.

Vị nhiệt.

Nhiệt kết trường phủ.

Nhiệt ở Phế kinh: sốt, phiền khát, phiền táo, bất an, ho đờm đặc vàng, khó khạc. Khí suyễn, ho ra máu, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô hoặc nhớt, mạch hoạt sác. Điều trị : Tuyên giáng Phế nhiệt (Ma hạnh cam thạch thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hãn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Ma hoàng

Cay, đắng, ôn. Khai thấu lý, làm ra mồ hôi, lợi tiểu tiện

Quân

Thạch cao

Vị ngọt, cay, tính hàn. Vào 3 kinh Phế, Vị, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát

Thần

Hạnh nhân

Đắng, ấm. Vào Phế, Đại trường. Thông Phế, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện, ôn phế

Cam thảo

Ngọt ôn. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc

Sứ

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, thuần dương nên chủ biểu. 
Mình nóng, mồ hôi tự ra (Tả sau Bổ)
Sợ lạnh, không có mồ hôi(Bổ sau Tả)

Giải biểu

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Hạ sốt

Thái uyên

Du Thổ huyệt/Phế. Khu phong hóa đờm, lý Phế chỉ khái

Trị ho

Đản trung

Hội của khí

Trị ho, khó thở

Nghinh hương

Huyệt tại chỗ

Ngạt mũi

Nhiệt uất hung cách: tức ngực, phát sốt từng cơn, thường buồn phiền, khó ngủ. Mạch sác, rêu vàng. Điều trị: thanh thấu uất nhiệt (Chi tử sị thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Chi tử

Vị đắng, hàn. Vào Tâm, Phế, Tam tiêu. Thanh nhiệt, tả hỏa, lợi tiểu, cầm máu.

Quân

Đậu sị

Vị đắng, tính hàn. Vào Phế, Vị. 
Tác dụng giải biểu trừ phiền

Thần

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, thuần dương nên chủ biểu. 
Mình nóng, mồ hôi tự ra (Tả sau Bổ)
Sợ lạnh, không có mồ hôi(Bổ sau Tả)

Giải biểu

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.

Hạ sốt

Nội quan

Hội của Quyết âm và Âm duy mạch.

Đặc hiệu trị bệnh vùng hung cách

Đản trung

Hội của khí

Trị ho, khó thở

Nhiệt nhập Vị: Sốt cao, ra mồ hôi dầm dề, khát dữ, mạch hồng đại, tâm phiền, rêu lưỡi vàng, khô. Điều trị: thanh nhiệt sanh tân. (Bạch hổ thang).

Phân tích bài thuốc (Phép Thanh):

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Sinh thạch cao

Vị ngọt, cay, hàn. Vào 3 kinh Phế, Vị, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát

Quân

Tri mẫu

Vị đắng, lạnh. Tư Thận, tả hỏa

Thần

Cam thảo

Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ, điều hòa các vị thuốc

Tá - Sứ

Cánh mễ

Ích Vị, sinh tân

Tá - Sứ

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Vì là thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra (Tả sau Bổ)
Sợ lạnh, không có mồ hôi(Bổ sau Tả)

Kinh nghiệm hiện nay phối hợp Đại chùy và Khúc trì chữa sốt cao

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Hạ sốt

Thập tuyên

Kỳ huyệt. Kinh nghiệm chữa sốt cao bằng cách thích nặn ra ít máu

Hạ sốt

Nhiệt kết Trường phủ: Có 2 thể lâm sàng khác nhau:
Trường táo tiện bế: cầu táo bón, triều nhiệt, ra mồ hôi, bụng đau sợ ấn, tiểu đỏ, lưỡi khô, mạch trầm thực. 
Điều trị: nhuận táo thông tiện (Điều Vị thừa khí thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hạ)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các 
vị thuốc

Đại hoàng

Đắng, lạnh. Vào Tỳ, Vị, Đại trường, Can, Tâm bào. Hạ tích trệ trường vị, tả thực nhiệt huyết phận

Quân

Mang tiêu

Mặn, lạnh. Vào Đại trường, Tam tiêu. Thông đại tiện, nhuyễn kiên, tán kết

Thần

Chỉ thực

Đắng, hàn. Vào Tỳ vị. Phá kết, tiêu tích trệ, hóa đờm trừ bĩ

Hậu phác

Cay, đắng ấm. Vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm trừ nôn mửa

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường

Hạ tích trệ trường vị

Chỉ câu

Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị

Trị táo bón

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Hạ sốt

 

Trường nhiệt hạ lỵ: Tả lỵ nhiều lần, hậu môn nóng rát, mạch sác, miệng khát, rêu vàng khô. 
Điều trị: Tiết nhiệt sinh tân (Cát căn cầm liên thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Cát căn

Ngọt, cay, bình. Vào Tỳ, Vị. Sinh tân chỉ khát, trừ phiền, thanh nhiệt.

Quân

Hoàng liên

Đắng, hàn. Vào Can, Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa, chỉ huyết do nhiệt.

Thần

Hoàng cầm

Đắng, hàn. Vào Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường. Thanh nhiệt, tả hỏa, làm lợi thấp ở Phế, trừ thấp Vị trường.

Thần

Nhân trần

Đắng, cay, tính hơi hàn. Vào Tỳ, Vị, Can, Đởm. Lợi thấp nhiệt, thoái hoàng.

Thần

Kim ngân

Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt.

Thần

Mộc thông

Đắng, lạnh. Vào Tâm, Tiểu trường, Phế, Bàng quang. Giáng Tâm hỏa, thanh lợi Tiểu trường, thanh thấp nhiệt Bàng quang

Thần

Hoắc hương

Cay, ấm vào Phế, Tỳ, Vị. Tán thử thấp, điều hòa Tỳ, Vị, phương hương hóa trọc thấp

Cam thảo

Ngọt ôn. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc

Sứ

Dinh phận chứng

Còn được xem như giai đoạn đầu của huyết nhiệt chứng. Bệnh cảnh xuất hiện ở tâm, Tâm bào và triệu chứng chủ yếu gồm huyết nhiệt và lơ mơ.
Bệnh xuất hiện ở Dinh phận có thể do:

Từ Vệ phần chuyển đến, không qua Khí phận, trực tiếp vào Huyết phận (Nghịch truyền Tâm bào).

Từ khí phận chuyển đến.

Trực trúng.

Các thể lâm sàng:

Nhiệt thương dinh âm (Âm hư nội nhiệt): sốt nặng về đêm, tâm phiền khó ngủ, hoặc nói lảm nhảm, lưỡi đỏ tươi. 

Điều trị: thanh dinh thấu nhiệt (Thanh dinh thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Bột sừng trâu

Thanh nhiệt độc ở phần Dinh

Quân

Huyền sâm

Đắng, mặn, hơi hàn. Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, nhuận táo

Thần

Mạch môn

Ngọt, đắng. Nhuận phế , sinh tân

Thần

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết

Thần

Kim ngân

Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt.

Hoàng liên

Đắng, hàn. Vào Can, Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa, chỉ huyết do nhiệt.

Liên kiều

Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt

Lá tre

Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt

Đan sâm

Đắng, hơi hàn. Trục ứ huyết (không ứ huyết không dùng)

 

Nhiệt nhập Tâm bào: Lơ mơ, nói nhảm, tâm phiền lưỡi đỏ, ngủ vùi không tỉnh. 

Điều trị: thanh tâm khai khiếu (Thanh cung thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Bột sừng trâu

Thanh nhiệt độc ở phần Dinh

Quân

Huyền sâm

Đắng, mặn, hơi hàn. Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, nhuận táo

Thần

Mạch môn

Ngọt, đắng. Nhuận phế , sinh tân

Thần

Liên tử tâm

Vị đắng, tính hàn. Thanh Tâm khử nhiệt. Chữa tâm phiền, thổ huyết

Quân

Liên kiều

Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt

Trúc diệp

Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt

Dinh vệ hợp tà: hơi sợ gió lạnh, lưỡi đỏ tươi, đêm nóng khó ngủ, hoặc lơ mơ nói nhảm, mạch sác.

Điều trị: Lưỡng thanh Dinh Vệ (Ngân kiều tán bỏ Kinh giới, đậu sị; gia sinh địa, Đơn bì, Huyền sâm, Đại thanh diệp).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Liên kiều

Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt

Quân

Đơn bì

Cay đắng, hơi hàn. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. 
Chữa nhiệt nhập doanh phận

Quân

Kim ngân

Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt.

Quân

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết

Thần

Huyền sâm

Đắng, mặn, hơi hàn. 
Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, nhuận táo

Thần

Bạc hà

Cay mắt, vào phế, can. Phát tán phong nhiệt

Thần

Cát cánh

Đắng cay hơi ấm. Vào Phế. Khử đờm chỉ khái, tuyên Phế lợi hầu họng, bài nung giải độc

Ngưu bàng tử

Vị cay, đắng, tính hàn. Vào Phế, Vị. Tác dụng tán phong nhiệt, tuyên Phế, thấu chẩn.

Lá tre

Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt

Cam thảo

Ngọt ôn. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc.

Tá - Sứ

Công thức huyệt có thể sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Tam âm giao

Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân

Tư âm

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, thuần dương nên chủ biểu. 
Mình nóng, mồ hôi tự ra (Tả )
Sợ lạnh, không có mồ hôi (Bổ)

Thanh nhiệt

Khúc trì

thập tuyên

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Thập tuyên, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Thanh nhiệt

Phục lưu

Kinh Kim huyệt/Thận. Điều hòa và sơ thông huyền phủ (lỗ chân lông)

Tư âm bổ Thận. Trị chứng đạo hãn

Bách hội

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Thanh thần chí, tiết nhiệt.

Trị chứng nói nhảm, lơ mơ

Huyết phận chứng

Giai đoạn này, Nhiệt tà đã vào sâu bên trong, chủ yếu ở Can Thận.

Bệnh ở Can có 2 loại biểu hiện:

Nhiệt bức huyết vọng hành, Can không tàng được huyết (xuất huyết, ói ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam…).

Nhiệt tà làm hao huyết, huyết không đủ để dưỡng Can khiến Cân mạch co rút, còn gọi là “động phong”.

Bệnh ở thận chủ yếu là biểu hiện tình trạng hao huyết nặng, gây thương âm hoặc vong âm.

Nhiệt nhập vào huyết phận bằng 2 con đường:

Từ Khí phận chuyển đến.

Từ Dinh phận chuyển đến.

Các thể lâm sàng:

Huyết nhiệt vọng hành: xuất huyết, thổ huyết, nục huyết, tiện huyết… huyết màu đỏ thẫm hơi tím, sốt về đêm, tâm phiền, mất ngủ, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ mạch sác, kèm toàn thân sốt, khát, mồ hôi nhiều. 

Điều trị: Lương huyết tán uất (Tê giác địa hoàng thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Bột sừng trâu

Thanh nhiệt độc ở phần Dinh

Quân

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết

Thần

Bạch thược

Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.

Tá - Sứ

Đơn bì

Cay đắng, hơi hàn. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. 
Chữa nhiệt nhập doanh phận

Tá - Sứ

Can nhiệt động phong: đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, tâm phiền, sốt, khát, gáy cổ cứng, co giật từng cơn, lưỡi đỏ thẫm, mạch huyền sác. 
Điều trị: Thanh Can tức phong (Linh dương câu đằng thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Linh dương giác

 

Quân

Trúc nhự

Ngọt, hơi lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết

Quân

Câu đằng

Ngọt, hàn. Thanh nhiệt, bình can trấn kinh

Quân

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết

Thần

Bạch thược

Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.

Tá - Sứ

Tang diệp

Ngọt, mát. Thanh nhiệt, lương huyết

Thần

Phục thần

Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thảm thấp. Bổ Tỳ, định Tâm.

Cúc hoa

Ngọt, mát. Tán phong nhiệt, giải độc, giáng hỏa.

Bối mẫu

Đắng, hàn. Thanh nhiệt, tán kết, nhuận Phế, tiêu đờm.

Cam thảo

Ngọt, bình. Bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc

Sứ

Huyết nhiệt thương âm: sốt, mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, miệng lưỡi khô, mỏi mệt, ù tai, mạch hư vô lực. 

Điều trị: Tư âm dưỡng dịch (Phục mạch thang gia giảm).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

A giao

Ngọt, bình. 
Tư âm dưỡng huyết. Bổ Phế, nhuận táo

Quân

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. 
Sinh tân dịch, lương huyết

Thần

Ma nhân

Vị ngọt, bình. Vào Phế, Tỳ, Can, Thận. Bổ Thận, nuôi huyết, nhuận táo

Quân

Mạch môn

Ngọt, đắng. Nhuận phế, sinh tân.

Thần

Bạch thược

Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.

Thần

Liên tử tâm

Vị đắng, tính hàn. Thanh Tâm, khử nhiệt. Chữa tâm phiền, thổ huyết.

Chích thảo

Ngọt, ôn. Bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc.

Sứ

Vong âm thất thủy: cơ thể khô gầy, môi teo, lưỡi co, mắt lờ đờ, hai gò má đỏ, ngón tay run, mạch vi tế hoặc co giật động phong.
Điều trị: Tư âm tiềm dương (Tam giáp phục mạch thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

A giao

Ngọt, bình. Tư âm dưỡng huyết. Bổ Phế, nhuận táo.

Quân

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. Sinh tân dịch, lương huyết.

Thần

Mẫu lệ

Mặn chát, hơi hàn. Tư âm tiềm dương. Hóa đờm cố sáp.

Thần

Ma nhân

Vị ngọt, bình. Vào Phế, Tỳ, Can, Thận. Bổ Thận, nuôi huyết, nhuận táo.

Quân

Mạch môn

Ngọt, đắng. Nhuận phế, sinh tân.

Thần

Bạch thược

Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.

Thần

Qui bản

Ngọt mặn, hàn. Tư âm, Bổ Tâm Thận.

Thần

Miết giáp

Vị mặn, hàn. Vào Can, Phế, Tỳ. Dưỡng âm, nhuận kiên, tán kết.

Thần

Liên tử tâm

Vị đắng, tính hàn. Thanh Tâm, khử nhiệt. Chữa tâm phiền, thổ huyết

Chích thảo

Ngọt, ôn. Bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc.

Sứ

Công thức huyệt sử dụng:

Trong cơn: Bách hội, Nhân trung, Thập tuyên.

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Bách hội

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Thanh thần chí, tiết nhiệt. 
Đặc hiệu chữa trúng phong.

Trị chứng nói nhảm, lơ mơ, hôn mê.

Nhân trung

Hội của mạch Đốc với các kinh Dương minh ở tay

Đặc hiệu chữa cấp cứu ngất, hôn mê, trúng phong.

Thập tuyên

Kết hợp với Nhân trung cấp cứu ngất, hôn mê

Hạ sốt, phối hợp trong chữa chứng trúng phong.

Ngoài cơn:

Hành gian, Thiếu phủ, Nội quan, Thần môn, Thận du, Can du, Thái khê, Phi dương, Tam âm giao.

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Hành gian

Huỳnh hỏa huyệt/Can

Bình can

Thiếu phủ

Huỳnh hỏa huyệt/Tâm

Giáng hỏa

Nội quan

Giao hội huyệt của Tâm bào và Mạch âm duy → Đặc hiệu vùng ngực

Chữa chứng hồi hộp, đau ngực gây khó thở, ngăn ngực

Thần môn

Du Thổ huyệt/Tâm

Tả Tâm hỏa

Can du

Du huyệt của Can ở lưng

Bổ Can huyết

Thận du

Bối du huyệt/Thận

Tư âm bổ Thận

Thái khê

Nguyên huyệt/Thận

bổ Thận

Phi dương

Lạc huyệt/Thận

bổ Thận

Tam âm giao

Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân

Tư âm

Bài viết cùng chuyên mục

Hư lao: suy nhược cơ thể

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Vị nham: ung thư dạ dày

Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế

Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Y học cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn

Phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân.

Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)

Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)

Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.

Y học cổ truyền viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới .

Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)

Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.

Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.

Y học cổ truyền suy nhược mãn tính

Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch

Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.

Y học cổ truyền tai biến mạch não

Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt

Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị

Y học cổ truyền tăng huyết áp

Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.

Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn

Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.

Viêm sinh dục nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y

Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục.

Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền

Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.

Bệnh chứng tâm tiểu trường

Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.

Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương

Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.