Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)

2013-07-20 09:40 AM

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Sỏi ở đường tiết niệu là bệnh thường gặp, YHCT mô tả trong phạm vi “sa lâm”, “thạch lâm”, “huyết lâm”. Triệu chứng chủ yếu: đau lưng hoặc đau bụng dưới từng cơn, niệu huyết, rối loạn về tiểu tiện; đái buốt dắt, bí đái...

Nguyên nhân bệnh lý (nguyên nhân gây bệnh)

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu; thường có quan hệ mật thiết giữa bệnh với yếu tố toàn thân và hoàn cảnh môi trường.

Đông y cho rằng, bệnh nguyên chủ yếu là do thấp nhiệt ở vùng hạ tiêu, thấp nhiệt uẩn kết lại là nguyên nhân lắng đọng các tạp chất trong nước tiểu. Lúc đầu là những tinh thể nhỏ bé gọi là sa lâm, về sau to dần gọi là thạch lâm, sa thạch đọng lại ở đường tiết niệu làm trở ngại khí cơ, trở ngại sự lưu thông của thể dịch gây nên lưng và bụng đau quặn, bài niệu khó khăn, khí uất hóa hoả, nhiệt thương huyết lạc nên thấy phát sốt và đái máu.

Biện chứng phương trị

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh hệ tiết niệu kết thạch hiện nay tương đối nhiều nhưng nói chung nguyên tắc điều trị là:

Khi mới phát bệnh kèm theo có viêm nhiễm là do thấp nhiệt ở dưới thì điều trị phải lấy thanh nhiệt lợi thấp là chủ, nhưng phải phối hợp với thuốc thông lâm bài thạch.

Trường hợp bệnh lâu ngày, sỏi trở ngại đường tiết niệu gây ứ niệu, đau tái phát, bể thận ứ nước thì phần nhiều thuộc về khí uất huyết ứ; điều trị phải lấy hành khí hóa ứ là chủ, vẫn phải phối hợp với thuốc thông lâm hóa thạch.

Nếu điều trị lâu không kết qủa, chính khí bất túc thì thuộc về tỳ thận lưỡng hư. Trong pháp chữa phải bổ ích tỳ thận là chính, phối hợp với thuốc thông lâm hóa thạch.

Chú ý: Thuốc thông lâm hóa thạch dễ gây thương tổn thận âm và tỳ dương. Nếu dùng thuốc kéo dài phải chú ý bổ thận âm, kiện tỳ, phải trọng sinh địa để tư âm; trọng dụng mộc thông và hậu phác để hành khí; nếu thấy lưỡi khô ít rêu hoặc không có rêu thì phải thay thuốc hoặc ngừng thuốc. Thường dùng liên tục 20 - 25 ngày, ngừng khoảng 5 - 7 ngày lại dùng tiếp liệu trình 2. Giữa 2 thời kỳ dùng thuốc phải có chế độ ăn uống thích hợp (theo dõi pH nước tiểu) kết hợp với vận động liệu pháp hỗ trợ cho sỏi chuyển xuống dưới. Sau khi đái ra sỏi hoặc sỏi tan phải hạn chế ăn chất cay, chống thấp nhiệt tích tụ trở lại (chống tái phát). Đề phòng sỏi tái phát bằng cách mỗi tháng nên uống 1 - 2 lần kim tiền thảo, mỗi lần từ 1 - 2 lượng (40 - 80g).

Nếu như uống khoảng 2 - 3 tháng, các cặn sỏi đi xuống nhưng có một số tỷ lệ bể thận tích thuỷ hoặc viêm nhiễm khe thận thì buộc phải điều trị phẫu thuật lấy sỏi.

Các thể lâm sàng

Thể thấp nhiệt

Có cơn đau quặn lưng và bụng (yêu phúc giao thống).

Đột ngột khởi phát sau vận động, đau lan xuống bụng dưới và sinh dục (âm vong); đái dắt, đái buốt, đái són hoặc đái tắc.

Thường có đái ra máu đại thể và vi thể.

Nhiều khi trong nước tiểu có cặn lắng, có sạn sỏi, làm cho tiểu tiện khó khăn và ngắt quãng.

Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày mà nhờn; mạch thường xuyên sác hoặc hoạt sác.

Pháp chữa:

Thanh nhiệt lợi thấp bài thạch.

Bài thuốc: “đạo xích tán” gia thêm: đông quí tử 16g, kê nội kim 8 - 12g, kim tiền thảo 33g, hải kim sa 12 - 20g, sa tiền tử 12 - 20g. 

Sắc nước uống ngày 1 thang.

Gia giảm:

Nếu đái máu thì gia thêm: tiểu kê thảo 112g, tía châu thảo 12g, đại kế12 -20g, tiểu kế 10g.

Nếu đau nhiều thì gia thêm: ô dược 20g, diên hồ sách 8g, uất kim 8g, tam thất 5g.

“Đạo xích tán” gồm có: sinh địa 24g, đạm trúc diệp 16g, mộc thông 8g, cam thảo 8g; có công dụng thanh tâm hoả lợi niệu.

Thể ứ trệ

Đau ngang thắt lưng lan lên trên, bụng dưới chướng và đau âm ỉ kèm theo đái són, đái rắt có khi đái ra máu hoặc máu cục, lúc nặng lúc nhẹ; chất lưỡi hồng tím hoặc có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏn; mạch huyền mà sáp.

Phương pháp điều trị: lý khí đạo trệ - hóa ứ thông lạc.

Phương thuốc: “đào hồng tứ vật thang” gia giảm:

Đương qui vĩ 12g Xuyên khung 6 - 8g.

Đào nhân 12g Hồng hoa 8g.

Chỉ thực 10 - 16g Đại phúc bì 12 - 20g.

Kim tiền thảo 32g Hải kim sa đằng 32g.

Liên kiều 12 - 20g Kê nội kim 12 – 20g.

Đông quí tử 12g.

Sắc nước uống ngày 1 thang.

Thể chính khí hư

Tinh thần mệt mỏi, bụng chướng đầy và đau, lưng đau, chân gối mỏi không muốn bước (vô lực); tiểu tiện không thông; đại tiện nát bạc; rêu lưỡi trắng mỏng; mạch hoãn nhược hoặc trầm tế vô lực.

Phương chữa:

Bồi bổ tỳ thận.

Bài thuốc: “tứ quân tử thang” gia giảm:

Đẳng sâm 16g Bạch truật 12g.

Phục linh 12 - 18g ý dĩ nhân 18 - 24g.

Ba kích thiên 12g Thỏ ty tử 12g.

Hải kim sa 12 - 20g Kim tiền thảo 32 - 60g.

Chú ý:

Cả 3 thể trên đều có thể kết hợp với điện châm để giảm đau tống sỏi, hoặc có thể kết hợp với thuốc tây y loại giãn cơ giảm đau.

Tổng công bài niệu: sau khi uống thuốc 30’, vận động châm giảm đau hoặc châm thường qui, có thể hào châm hoặc điện châm.

Các huyệt thường dùng: thận du, kinh môn, túc tam lý; có thể sử dụng á thị huyệt.

Nếu sỏi ở 1/3 giữa thì nên dùng: túc tam lý, á thị huyệt.

Nếu sỏi ớ 1/3 dưới sát thành bàng quang thì nên dùng: á thị huyệt và tam âm giao hoặc túc tam lý. Châm á thị huyệt phải kết hợp với X quang để xác định vị trí của sỏi (ở 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới) để chọn huyệt. Chúng tôi hay sử dụng duy đạo xuyên qui lai cả hai bên, điện châm giảm đau có hiệu quả cao.

Trong pháp tổng công bài niệu có thể kết hợp thuốc uống, vận động, châm hoặc kết hợp với atropin 1/4mg x 1 - 2 ống tiêm bắp thịt.

Dùng thuốc kết hợp với chú ý chế độ ăn và theo dõi pH nước tiểu. Nếu là sỏi can - xi phot phat hoặc can - xi oxalat thì các tinh thể triphốt phát can xi thường lắng đọng ở môi trường kiềm. Do đó bài thuốc và chế độ ăn phải làm toan hóa nước tiểu mới đạt hiệu quả cao.

Thuốc nam nghiệm phương

Kim tiền thảo 30g sắc chia 2 lần uống trong một ngày hoặc có thể hãm trà thay nước uống hàng ngày.

Ngọc mễ tu 20 - 40g. Cách dùng như trên.

Chế phẩm thuốc viên hoàn:

Kim tiền thảo 30g Đông quí tử 20g.

Sa tiền tử 12g Phục linh 12g.

Trạch tả 10g Trầm hương 2 - 3g.

Ngưu tất 12g Hải kim sa 12g.

Địa long 12g Xích thược 12g.

Kê nội kim 8g Hổ phách 2g.

Cam thảo tiêu 8g Hoả tiêu 6g. 

Tất cả tán thành bột mịn, hoàn thành viên như hạt đậu xanh, dùng bột hoạt thạch làm áo. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15g, trước khi uống phải hoà tan trong nước ấm 1 giờ.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.

Ngải tư bệnh (HIV, AIDS)

Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính

Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.

Nhũ nham: ung thư vú

Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.

Bệnh học can đởm

Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.

Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.

Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)

Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.

Y học cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn

Phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân.

Bệnh học tỳ vị

Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..

Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền

Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.

Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao

Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)

Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.

Y học cổ truyền bại não (đông y)

Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.

Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)

Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.

Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)

Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.

Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.