- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Vị nham: ung thư dạ dày
Vị nham: ung thư dạ dày
Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Vị nham là một loại u ác tính, phát sinh ở lớp tuyến thượng bì của niêm mạc dạ dày.
Đặc điểm lâm sàng: ở thời kỳ đầu thường là triệu chứng và thể bệnh không rõ ràng; ở thời kỳ giữa thường xuất hiện đầy đủ các triệu chứng, do vị trí dạ dày không cố định, di chuyển nhiều cho nên triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau theo vị trí.
Điều trị có những khó khăn nhất định. Hiện nay YHHĐ phần nhiều xử trí bằng phẫu thuật thì có thể ổn định về lâm sàng 90%; ở thời kỳ giữa sau phẫu thuật cần phải phối hợp với hóa chất hoặc phóng xạ trị liệu. Tuy nhiên những phương pháp này đều có chống chỉ định và có tác dụng phụ nhất định.
Quan điểm y học cổ truyền thường mô tả vị nham trong các phạm trù “Vị quản thống, tích tụ...”.
Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Việc phối hợp dùng thuốc thảo mộc với phương pháp điều trị bằng hóa chất chẳng những nâng cao hiệu qủa điều trị mà còn giảm được nhiều tác dụng phụ do hóa chất gây nên, nâng cao công năng tạng phủ, công năng miễn dịch của cơ thể và nâng cao hiệu qủa điều trị.
Biện chứng luận trị
Những điểm chú ý trong biện chứng
Đặc điểm của bệnh vị nham là “Bản hư tiêu thực”. Tuỳ theo sự phát triển của bệnh có thể dẫn hư đến thực hoặc nhận thực dẫn đến hư hoặc hư - thực thác tạp. Trên lâm sàng không đơn thuần ở một thể hư chứng hay thực chứng. Khi điều trị, nguyên tắc cơ bản là phù chính - trừ tà hỗ tương kết hợp.
Phù chính bao gồm: Kiện tỳ hòa vị, tu bổ can thận, bổ ích khí - huyết.
Trừ tà bao gồm: Thanh nhiệt - giải độc, nhuyễn kiên tán kết, hoạt huyết hóa ứ.
Cần vận dụng linh hoạt hoặc bổ hư là chủ, phối hợp thêm 1 số thuốc trừ tà; hoặc trừ tà là chủ và chọn dùng thêm một số thuốc bổ hư, phù chính hoặc là tiêu bản đồng trị.
Biện chứng và phương pháp điều trị:
Can vị bất hòa:
Hay gặp ở vị nham giai đoạn I và giai đoạn II (thời kỳ sớm). Vị quản khi đau, khi chướng đầy, khí uất bất thư tắc đông thống nặng thêm, chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi bạc trắng, mạch trầm huyền hoặc huyền tế.
Phương pháp điều trị: Sơ can hòa vị, giáng nghịch chỉ thống.
Phương thuốc thường dùng: “Sài hồ thư can thang” hợp “bình vị tán” gia giảm.
Tỳ vị hư hàn:
Gặp ở vị nham, giai đoạn I,II. Vị quản đau âm ỉ liên tục, thích ấm, thiện án, đói thì đau nặng, hơi sốt, ăn kém, có khi nôn ra nước trong, gầy gò vô lực, nặng thì tay chân lạnh hoặc đại tiện nát, lưỡi bệu nhợt có hằn răng, mạch hư nhược hoặc trì hoãn.
Phương trị: Ôn trung kiện tỳ.
Phương thuốc: “Hoàng kỳ kiến trung thang”.
Nếu như hàn nặng, đau kịch liệt, bụng lạnh, nôn mửa có thể dùng “đại kiến trung thang” hoặc “lý trung hoàn”. Sau khi đau giảm có thể dùng “hương sa lục quân” để điều lý.
Nội trở độc ứ:
Thường gặp ở vị nham giai đoạn III, IV. Vị quản đau chói, hạ tâm hòn khối (bĩ) ấn đau hoặc nôn ra máu, đại tiện sắc đen, da khô sác, chất lưỡi xám tía hoặc có ban điểm ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi căng đầy máu xám tía, mạch trầm tế hoặc sáp.
Phương trị: Giải độc hóa ứ.
Phương thuốc: Hợp phương “thất tiếu tán” và “đan sâm ẩm” gia giảm. Nếu chính khí bất túc có thể dùng “ điều doanh liễm can ẩm” gia giảm.
Vị âm hao hư:
Thường gặp ở vị nham thời kỳ muộn. Vị quản đau, miệng khô lưỡi ráo, sau khi ăn thì đau nặng hơn, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ ít tân, mạch tế sác.
Phương trị: dưỡng âm tư vị.
Phương thuốc: Hợp phương “nhất quán tiễn” và “thược dược cam thảo thang” gia giảm.
Khí - huyết song hư:
Thường gặp ở vị nham thời kỳ muộn, tổn thương phạm vi rộng (đau lan tỏa). Vị quản đau kịch liệt, hình thể gày gò, diện sắc vô hoa; má, mắt và mặt hư thũng, toàn thân vô lực, tâm quí khí đoản, đầu choáng, mắt hoa, ăn ít, không muốn ăn, thượng vị hòn khối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực hoặc kết hư đại.
Phương trị: bổ khí dưỡng huyết.
Phương thuốc: “Bát chân thang” hoặc “thập toàn đại bổ ” gia giảm.
Biện chứng về pháp điều trị giai đoạn phản vị:
Tỳ vị hư hàn:
Sau khi ăn, quản phúc chướng đầy, buồn nôn hoặc nôn mửa; khi nôn thì dễ chịu, gầy gò vô lực, diện sắc thiểu hoa, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế vô lực.
Phương trị: kiện tỳ hòa vị, ôn dương tán hàn.
Phương thuốc: đinh hương thấu cách tán gia giảm.
Tỳ thận dương hư:
Ăn vào là nôn, không ăn được, sắc mặt xám trắng, tứ chi lạnh, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm tế.
Phương trị: Ôn bổ tỳ thận.
Phương thuốc: “Phụ tử lý trung (thang) hoàn” gia thêm: ngô thù du, đinh hương, nhục quế (sau phẫu thuật K dạ dày). Nếu có triệu chứng nôn (phản vị) cũng điều trị như trên. Điều trị sau phẫu thuật K dạ dày thường chú ý:
Kiện tỳ hoà vị: Dùng “lục quân tứ thang” gia vị, có thể dùng sau hoặc kết hợp với hóa trị liệu để điều trị K dạ dày.
Ích khí kiện tỳ dưỡng bổ can thận, thuốc “bát chân thang” gia giảm.
Bài viết cùng chuyên mục
Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)
Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
Nhũ nham: ung thư vú
Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt
Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh
Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.
Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)
Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.
Y học cổ truyền bại não (đông y)
Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi
Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.
Y học cổ truyền suy nhược mãn tính
Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.
Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Y học cổ truyền xơ vữa động mạch
Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.
Y học cổ truyền thấp tim tiến triển
Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.
Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền
Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)
Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.
Thống phong (bệnh goutte)
Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường
Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị
Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính
Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.
Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)
Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.
Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao
Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.
Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.
Chức năng sinh lý tạng tâm (tâm bào, phủ tiểu trường, phủ tam tiêu)
Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa, Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là Thiếu Âm quân chủ, Tâm có Tâm âm là Tâm huyết, Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa.