- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Đại hàm hùng thắng
Đại hàm hùng thắng
Bài này dùng Đại hoàng, Mang tiêu, Cam toại đều là những vị thuốc tả hạ tương đối mạnh nên gọi là phương thuốc tuấn tả trục thủy.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Đại hoàng 8-12 gam.
2. Mang tiêu 12-20 gam.
3. Cam toại 1-2 gam (nghiền nhỏ) .
Cách dùng
Đun sắc uống. Sau khi đun nước sôi, cho Đại hoàng vào, lại đun sôi thì cho bột Mang tiêu, Cam toại vào, Chờ nước ấm thì uống. Nói chung uống trước 1/2, chờ 1/2 tiếng đồng hồ sau, chưa thấy đi đại tiện thì uống tiếp, nếu đã đi đại tiện, số thuốc còn lại không dùng nữa.
Công dụng
Tuấn tả trục thủy.
Chữa chứng bệnh
Phạm vi thích ứng của bài thuốc này là chứng “kết hung” giữa thủy và nhiệt kết với nhau, tức là “không đại tiện 5-6 ngày, lưỡi táo mà khát, ngày có cơn sốt nhẹ, từ dưới vùng tim đến bụng trên chương cứng mà đau không thể đụng vào được”. Hiện nay thường dùng chữa chứng ruột bị tắc cứng nặng, đường ruột tích dịch.
Giải bài thuốc
Bài này dùng Đại hoàng, Mang tiêu, Cam toại đều là những vị thuốc tả hạ tương đối mạnh nên gọi là phương thuốc tuấn tả trục thủy. Trong đó, Đại hoàng, Mang tiêu là nhằm trục phân táo bón kết nhiệt ở trong ruột, Cam toại là tiêu nước bị nhưng kết ở bụng trên, cho nên bài này có thể chữa chứng “kết hung” công hạ từ dưới vùng tim đến bụng trên tích kết đau không sờ vào được, khác với bài Đại thừa khí thang điều hòa kết nhiệt ở vị tràng. Chỗ khác nhau không chỉ ở bài thuốc này tác dụng hạ mạnh hơn Đại thừa khí thang mà còn ở chỗ bên trong có thủy ẩm, nên thêm Cam toại để trục thủy. Vì vậy người xưa phân biệt giữa Đại thừa khí thang và Đại hãm hung là: Đại thừa khí thang trong ruột có phân táo bón, Đại hãm hung dưới vùng tim nước tụ. Nhưng 2 bài nói trên có chỗ giống nhau là đều thuộc thực nhiệt kết ở bên trong, trong ruột có phân táo bón kết nhiệt nên đều dùng Đại hoàng, Mang tiêu. Hiện nay trong điều trị người bệnh bị tắc đường ruột, đường ruột tích dịch nhiều, dùng Đại thừa khí thang gia Cam toại hiệu quả tương đối tốt.
Ngoài ra, bài này là phương thuốc tuân tả trục thủy nên khi sử dụng cần theo dõi chặt chẽ, đề phòng bất trắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Đại kiện trung thang
Xuyên tiêu, Can khương ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng đau, Nhân sâm bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí.
Đởm đạo bài thạch thang
Bài này dùng Kim tiền thảo để tiêu sỏi lợi thấp, cùng với Nhân trần, Uất kim lợi đởm hiệp đồng bài sỏi ra ngoài.
Hòe hoa tán
Hòe hoa thanh đại tràng thấp nhiệt là vị thuốc chủ yếu trị đại tiện ra máu. Thêm 2 vị Trắc bá, Kinh giới đều có tác dụng cầm máu (Kinh giới phải sao đen).
Trúc diệp thạch cao thang
Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.
Quất lâu giới bạch (bạch tửu thang)
Giới bạch tính ôn mà thông dương, nhất hàn, nhất ôn dùng để thông dương tán kết, hóa đàm hạ khí, trị các chứng do dương khí bất thông.
Hóa trùng hoàn
Đặc điểm của phương này là toàn bộ dùng thuốc sát trùng, có tác dụng khu trừ các loại ký sinh trùng đường ruột rất mạnh. Nhưng trong đó có Hồ phấn (l loại muối chì) rất độc đối với cơ thể.
Tỳ giải phan thanh ẩm
Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện.
Cánh hạ trục ứ thang
Bản phương dùng Đương quy, Xuyên khung, Đào hồng, Đan bì, Xích thược để hoạt huyết, dùng Ngũ linh chi, Diên hồ sách (Huyền hồ) để hóa ứ.
Tang cúc ẩm
Trong thuốc thanh nhiệt chỉ dùng Liên kiều mà chưa dùng Ngân hoa thì tác dụng thanh nhiệt cũng yếu; về thuốc thông phế ghép.
Tả tâm thang
Bài này tuy lấy tên là “Tả tâm thang” nhưng thực tế không phải chuyên trị tả tâm hỏa mà là tả mọi thực hỏa, giải nhiệt độc, thanh thấp nhiệt.
Phế lao nghiệm phương
Đan sâm hoạt huyết, khử ứ, cải thiện sự tuần hoàn máu, dùng để phù chính. Hoàng cầm thanh phế nhiệt, Bách bộ nhuận phế, chỉ khái là thuốc trị ho lao.
Thường sơn ẩm
Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau.
Lương cách tán
Bài này là phương thuốc tiêu biểu chữa uất nhiệt ở Thượng tiêu, trung tiêu táo thực. Bài thuốc dùng Liên kiều, Chỉ tử.
Kim phất thảo tán
Kim phất thảo ôn tán, hóa đàm, giáng khí là chủ dược, phụ với Tiền hồ tuyên hạ phế khí. Kinh giới, Tế tân, Sinh khương phát tán phong hàn.
Hà nhân ẩm
Đây là thuốc đại bổ khí huyết, Hà thủ ô bổ can thận, âm huyết, dưỡng âm mà không gây thấp, làm chủ dược. (Sốt rét lâu ngày tất phải dùng Hà thủ ô mới cắt được sốt rét. So với các vị bổ dược khác, có khác nhau, còn đang được nghiên cứu).
Chỉ thấu tán
Tùy chứng gia giảm. Nếu đau đầu, mũi tắc sợ lạnh, có biểu hàn nên gia Phòng phong, Tô diệp, Sinh khương phát tán biểu tà.
Lý trung hoàn
Phương này dùng Bào khương ôn trung tán hàn, Sâm, Truật, Cam thảo bổ khí kiện tỳ hòa trung, chữa được chứng tỳ vị hư hàn.
Đạt nguyên ẩm
Bệnh sốt rét (loại lưu hành có dịch), bệnh chướng ngược (sốt rét ở miền núi). Các loại phát cơn không có giờ nhất định, sốt cao, ngực đầy, phiền táo, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu trắng dày, tựa hồ như tích phấn.
Tô hợp hương hoàn
Các loại nghiền bột mịn, trừ đầu Tô hợp hương, Xạ hương và Băng phiến ra, các vị còn lại đem trộn thật đều và nghiền thật mịn, sau đó cho Xạ hương, Băng phiến vào các vị đã nghiền trên rồi lại nghiền đều.
Khiên chính tán
Phương này dùng Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt, Cương tàm khư phong đàm, Toàn yết tức phong trấn kinh, hai vị này hợp dụng, có công năng sưu phong thông lạc.
Hoàng long thang
Bài này là Đại thừa khí thang gia thêm các vị thuốc ích khí (Nhân sâm), dưỡng huyết (Đương quy) tạo thành. Các vị thương táo trong bài thuốc là để hòa vị điều trung.
Kim linh tử tán
Đặc biệt là Kim linh tử có đủ sức sơ can tiết nhiệt và giải trừ can kinh uất nhiệt, phối hợp với Diên hồ sách có thể chữa các chứng đau trên dưới.
Gia giảm biến hóa bài thuốc đông y
Nếu định lượng vị thuốc trong bài thuốc biến đổi lớn thì tác dụng chính cũng biến đổi theo. Ví như bài Chỉ truật thang và Chỉ truật hoàn cùng gồm 2 vị Chỉ thực và Bạch truật ghép nên.
Bổ tâm đan
Phương này dùng Sinh địa, Thiên đông, Mạch đông, Huyền sâm để dưỡng âm; Đan sâm, Đương quy dưỡng tâm huyết; Chu sa, Phục linh, Viễn chí, Táo nhân, Bá tử nhân an thần, Nhân sâm bổ tâm khí, Ngũ vị tử liễm tâm âm.
Hoàng thổ thang
Phương này tiêu biểu cho các tễ ôn dược chỉ huyết. Đất lòng bếp ôn trung hòa vị, sáp tràng cố hạ, có tác dụng chỉ thổ, chỉ tả, và chỉ huyết. Gọi là tam chỉ chủ dược.