- Trang chủ
- Sách y học
- Tâm lý học và lâm sàng
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt của DSM
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt của DSM
Chỉ cần 1 trong các triệu chứng đó khi có hoang tưởng kỳ quái hoặc ảo thanh bình phẩm hành vi hay ý nghĩ của cá nhân hoặc ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Để chẩn đoán tâm thần phân liệt, DSM-IV-TR (APA, 2000) cho rằng phải có ít nhất 2 trong số các triệu chứng liệt kê dưới xuất hiện rõ ràng trong thời gian 1 tháng:
Hoang tưởng.
Ảo giác.
Ngôn ngữ thanh xuân thường là nói hổ lốn hoặc không liên quan.
Hành vi hung bạo vô lối hoặc căng trương lực.
Các triệu chứng âm tính: cùn mòn cảm xúc, suy giảm ý chí, ngôn ngữ.
Chỉ cần 1 trong các triệu chứng đó khi có: hoang tưởng kỳ quái hoặc ảo thanh bình phẩm hành vi hay ý nghĩ của cá nhân hoặc ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau. Tiêu chuẩn thứ 2 là các triệu chứng gây ra những tổn thiệt đáng kể. tâm thần phân liệt được chia làm 4 thể tuỳ theo các triệu chứng nổi trội:
Thể thanh xuân: những đặc điểm nổi bật là ngôn ngữ và hành vi lố lăng, cảm xúc không phù hợp hoặc cùn mòn.
Paranoid: đây là thể thường gặp nhất của tâm thần phân liệt, điển hình bởi các hoang tưởng paranoid kéo dài. ảo thanh cũng có thể hỗ trợ cho những niềm tin hoang tưởng. Rối loạn cảm xúc và ngôn ngữ. Các triệu chứng căng trương lực không bền vững.
Căng trương lực: nổi bật với các rối loạn tâm thần - vận động. Bệnh có thể biểu hiện rất khác nhau, từ kích động đến sững sờ và uốn sáp, tạo hình, cá nhân có thể duy trì tư thế do người ngoài áp đặt trong vài giờ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể có hiện tượng vâng lời tự động, có trạng thái lơ mơ giống như ngủ kèm theo ảo giác sống động. Hiện nay thể bệnh này ít gặp ở các nước công nghiệp phát triển.
Di chứng: nét điển hình là không còn các hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ thanh xuân, hành vi thanh xuân hoặc căng trương lực. Tuy nhiên vẫn còn một số triệu chứng âm tính rõ rệt.
Quan điểm khác về những triệu chứng
Việc xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau bắt nguồn từ chỗ xem xét các triệu chứng nào đi cùng nhau tạo thành nhóm và cơ chế n∙o đứng đằng sau các nhóm triệu chứng đó. Phân tích yếu tố các dấu hiệu và triệu chứng của các thể tâm thần phân liệt khác nhau cho thấy có 3 nhóm triệu chứng chính: thanh xuân, dương tính và âm tính (Liddle và cs., 1994). Nhóm triệu chứng thanh xuân gồm: ngôn ngữ và hành vi thanh xuân, cảm xúc cùn mòn và không phù hợp (hoặc “rối loạn tư duy”).
Nhóm triệu chứng dương tính gồm ảo giác và hoang tưởng. Cuối cùng, các triệu chứng âm tính nói đến sự suy giảm hoạt động, bao gồm vô cảm, thiếu động cơ hoạt động và ngôn ngữ nghèo nàn. Mỗi triệu chứng này có thể có các nguyên nhân sinh học và tâm lí khác nhau.
Phê phán tâm thần phân liệt
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-IV-TR khác đáng kể so với DSM-III (xem chương 1) và khác với định nghĩa tâm thần phân liệt của Liddle và cs. (1994). Khó định nghĩa được một cách chính xác tâm thần phân liệt đã tạo ra vấn đề cơ bản cho các nhà lâm sàng và các nhà nghiên cứu khi phát triển mô hình nguyên nhân hoặc tiếp cận điều trị. Khó khăn lớn đến mức nhiều nhà khoa học và lâm sàng đã đặt câu hỏi là liệu tâm thần phân liệt có tồn tại dưới một dạng độc lập nào đó mà DSM đã định nghĩa.
Vấn đề cơ bản trong quan điểm của DSM về tâm thần phân liệt là ở chỗ với cùng một cá nhân nhưng các thầy thuốc khác nhau có thể đưa ra những chẩn đoán rất khác nhau và chỉ cần có 2 triệu chứng khác nhau là đủ. Điều này đã bác bỏ quan niệm rằng với mỗi rối loạn có một cơ chế đằng sau nó. Nói một cách khác, nếu cùng bị một loại bệnh, các cá nhân phải có cùng nhóm triệu chứng. Một điểm nữa cũng đáng lưu ý là những người tâm thần phân liệt khác nhau lại đáp ứng khác nhau với thuốc như neuroleptic, lithium và benzodiazepines. Lại cũng có người không đáp ứng với một loại thuốc nào. Tương tự như vậy, liệu trình trị liệu cũng rất khác nhau. Như Bentall (1993) chỉ rõ: “Chúng ta chắc chắn phải đi đến kết luận quan trọng rằng: “Tâm thần phân liệt” là một bệnh không có các triệu chứng riêng biệt, không có tiến trình diễn biến riêng và không đáp ứng với một trị liệu cụ thể nào”. Trên cơ sở như vậy ông đưa ra ý kiến cho rằng chẩn đoán không đủ độ hiệu lực nên cần phải loại bỏ quan niệm về tâm thần phân liệt. Hơn thế nữa, để giải thích cho đa hội chứng, những nỗ lực tương lai nên tập trung vào giải thích những hành vi hoặc trải nghiệm cụ thể: mỗi một triệu chứng của “tâm thần phân liệt” cần phải được xem như là một rối loạn riêng biệt với những diễn biến và trị liệu riêng biệt.
Vấn đề tiếp theo là các hiện tượng đó không chỉ là của riêng những người được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, có nhiều người không tìm đến bác sĩ tâm thần mặc dù họ vẫn nghe thấy tiếng nói trong đầu. Vậy lấy gì để phân biệt giữa người tìm kiếm và người không tìm kiếm sự trợ giúp để giải quyết các vấn đề của họ; phân biệt sự khác nhau trong các đáp ứng của cá nhân và khả năng của họ đối phó với những vấn đề đó. Các chiến lược đối phó tích cực bao gồm xác lập các giới hạn về thời gian để nghe tiếng nói và nói chuyện lại và nghe có chọn lọc những giọng nói tích cực (Romme & Escher, 1989).
Những nỗ lực nhằm thống nhất các hiện tượng khác nhau vào một tên gọi “tâm thần phân liệt” vẫn còn đang gây tranh cãi. Các phần tiếp theo của chương sẽ đề cập nhiều hơn đến xu hướng truyền thống và tổng quan các nghiên cứu dựa trên DSM hoặc những định nghĩa tương tự như vậy về tâm thần phân liệt. Một số người có thể phản đổi rằng dạng nghiên cứu như vậy đang đi vào ngõ cụt cũng như việc tìm kiếm các yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh và vốn dĩ chúng không tồn tại. ở mức độ tích cực hơn có thể xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc đưa ra cách thức trị liệu có hiệu quả hơn đối với tất cả những gì mà hiện nay quan niệm đang nằm trong nhãn hiệu “tâm thần phân liệt”. Điều này cũng cho thấy một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt khi tìm cách giải thích những yếu tố chung đóng góp vào các trải nghiệm khác nhau của những người được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Do hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào những người được chẩn đoán là tâm thần phân liệt nên thuật ngữ này được dùng chung trong các mục mặc dù vẫn còn có những đánh giá khác nhau về tính hiệu lực của khái niệm.
Bài viết cùng chuyên mục
Rối loạn stress sau sang chấn
Nó có thể bao gồm những trải nghiệm chiến tranh, bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất thời thơ ấu, cưỡng dâm, thiên tai hoặc những thảm họa do công nghệ.
Khó học với hành vi dị thường
Tiêu chuẩn đầu tiên để chẩn đoán rối loạn khả năng học là khởi phát trước tuổi 18, ngoại trừ những rối loạn cảm xúc do chấn thương hoặc những bệnh thần kinh khởi phát muộn.
Các lựa chọn của mô hình y khoa hành vi dị thường
Tiếp cận chiều hướng quan niệm rằng nên coi người đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần thực ra là ở đầu mút của sự phân bố bình thường
Rối loạn hoảng sợ hành vi dị thường
Yếu tố trung tâm của phản ứng hoảng sợ là sự kích thích sinh lí ở mức độ cao, khởi đầu là sự hoạt hoá của vùng dưới đồi và được trung gian bởi hệ thần kinh giao cảm.
Trị liệu tâm thần phân liệt
Trị liệu sốc điện (ECT) là cho dòng điện phóng qua não trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích nhằm gây ra các cơn co giật kiểu động kinh, giúp cải thiện trạng thái tâm thần.
Lạm dụng rượu tâm lý dị thường
Rượu là một chất gây nghiện hợp pháp. Uống đến mức độ vừa phải, một vài loại rượu như rượu vang đỏ, có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc sử dụng rượu quá mức lại là có hại.
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rất nhiều trẻ em có một số đặc điểm của ADHD. Ranh giới không rõ ràng giữa hành vi “bình thường” và “bệnh lí” và tiềm ẩn sự lạm dụng chẩn đoán ADHD để bắt những đứa trẻ quậy phá phải điều trị.
Đánh bạc bệnh lí tâm lý dị thường
Một trong những yếu tố được xem như có liên quan tới đánh bạc là cái “thú” của thắng bạc hoặc gần thắng bạc, nó cũng tương đương với việc đạt được cái thú đó trong nghiện ma túy.
Rối loạn thần kinh tâm lý dị thường
Trong chấn thương sọ não, các quá trình nhận thức cũng có thể bị tổn thiệt đáng kể, tuy nhiên sau đó nó có thể được hồi phục một phần
Nguyên nhân của tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất và vai trò của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có lẽ chiếm ưu thế là mô hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó có căn nguyên sinh học.
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức hành vi dị thường
Những ý nghĩ, sự thôi thúc hay những hình ảnh lặp đi lặp lại và dai dẳng mà chủ thể phải trải nghiệm như một sự chịu đựng và vô lí, khiến cho chủ thể lo lắng và khổ sở một cách đáng kể.
Bản chất và nguyên nhân trầm cảm
Hệ thống phân loại bệnh DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa một giai đoạn trầm cảm chủ yếu khi có sự xuất hiện của ít nhất 5 trong số các triệu chứng, trong tối thiểu 2 tuần.
Rối loạn nhân cách ranh giới hành vi dị thường
DSM-IV-TR định nghĩa rối loạn nhân cách ranh giới gồm các mối quan hệ liên cá nhân, hình ảnh bản thân, tình cảm không ổn định và có xung động rõ rệt. Nó khởi phát từ đầu thời thơ ấu và bao gồm 5 trong số những triệu chứng.
Nguyên nhân và trị liệu hành vi tự sát
Tự sát không phải là một rối loạn cảm xúc. Nó không chỉ liên quan duy nhất đến trầm cảm. Song, đây là một vấn đề nghiêm trọng và liên quan rõ rệt đến trầm cảm hơn bất cứ rối loạn sức khỏe tâm thần nào được nhắc đến trong phần này.
Những vấn đề chẩn đoán hành vi dị thường
Gốc rễ của tiếp cận này nằm trong các nghiên cứu của Kraepelin ở vào cuối thế kỉ 19. Ông đã mô tả một loạt các hội chứng, mỗi hội chứng lại có một phức bộ các triệu chứng.
Điều trị tâm thần phân liệt
Hầu hết những người được chẩn đoán tâm thần phân liệt đều đã được dùng một loại thuốc nào đó mặc dù liều lượng có thể được giảm hoặc thậm chí được uống trong thời kì ổn định.
Các rối loạn nhân cách hành vi dị thường
Mức độ phân bố trong dân cư của những rối loạn khác nhau như sau: 0,4% dân số đối với rối loạn nhân cách paranoid và ái kỉ, 4,6% đối với rối loạn nhân cách ranh giới (Davidson 2000).
Bằng chứng và phục hồi trí nhớ
Trong cuộc tranh luận về tính chân thực của trí nhớ khôi phục, mỗi bên đều đưa ra bằng chứng để khẳng định ý kiến của mình đồng thời để nghi ngờ những ý kiến đối lập.
Loạn dục với trẻ em
Những hành vi loạn dục với trẻ em cũng rất khác nhau. Một số người chỉ nhìn mà không đụng chạm vào trẻ. Một số khác lại thích động chạm hoặc cởi quần áo của chúng.
Xơ vữa rải rác tâm lý dị thường
Tiến trình MS rất khác nhau ở các cá nhân. ít có trường hợp khởi phát trước 15 tuổi; 20% số trường hợp bị MS có dạng khởi đầu giống như một bệnh trong đó các triệu chứng hầu như không tiến triển sau khi xuất hiện.
Loạn dục cải trang hành vi dị thường
Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi tình dục với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng.
Sử dụng heroin tâm lý dị thường
Các opiate là một nhóm các loại chất gây nghiện chiết xuất từ cây thuốc phiện. Những chiết xuất chủ yếu, theo thứ tự về khả năng gây nghiện là thuốc phiện, moocphin và heroin.
Dự phòng những vấn đề sức khoẻ tâm thần
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1996), tăng cường sức khoẻ bao gồm rất nhiều sự can thiệp đa dạng phức tạp ở những mức độ khác nhau không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn bệnh tật mà còn khuyến khích, thúc đẩy sức khoẻ tích cực.
Những quan điểm hiện đại về tính dị thường
Mô hình không tưởng cho rằng chỉ có những người nào đạt được mức độ tối đa so với khả năng của mình trong cuộc sống thì họ mới không có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Rối loạn lo âu lan toả hành vi dị thường
DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa rối loạn lo âu lan toả (GAD - Generalized anxiety disorder) là sự lo âu hay phiền muộn quá mức và kéo dài liên tục, xuất hiện ngày càng nhiều trong một khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.