- Trang chủ
- Sách y học
- Tâm lý học và lâm sàng
- Trị liệu tâm lí hoặc trị liệu dược lí hành vi dị thường
Trị liệu tâm lí hoặc trị liệu dược lí hành vi dị thường
Tất cả các mô hình đã được bàn luận đều dựa trên quan niệm cho rằng nguyên nhân của các rối loạn tâm thần nằm trong cá nhân, đó có thể là do di truyền, hoá sinh hoặc tâm lí.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Người ta hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng ở cấp độ cơ bản, các quá trình sinh hoá có ảnh hưởng đến hành vi còn ở cấp độ quá trình dược lí, các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến cảm xúc. Và đây cũng là dạng trực tiếp nhất và có hiệu quả trong trị liệu các rối loạn sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên logic này không đúng cho mọi trường hợp và cũng không có nghĩa rằng trị liệu tâm lí không ảnh hưởng gì đến các quá trình sinh học cơ bản đứng đằng sau các rối loạn sức khỏe tâm thần. Điều này cũng không phải là những trường hợp riêng lẻ mà thực tế đã có những sự hỗ trợ qua lại mạnh mẽ giữa 2 dạng trị liệu.Trị liệu tâm lí cũng là nguyên nhân gây ra các biến đổi ở cấp độ sinh hoá, nếu không thì nó đã không thể làm thay đổi được cảm xúc. Tương tự, trị liệu dược lí cũng làm thay đổi nhận thức và hành vi, mục tiêu cơ bản của hầu hết các can thiệp tâm lí. Một trong những lí do mà trị liệu tâm lí thích nêu ra để tranh luận đó là có nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng khi chúng được dùng. Một khi liệu trình dùng thuốc kết thúc thì tác dụng của nó cũng dừng lại. Và như vậy, trạng thái sinh hoá cũng như cảm xúc hành vi của cá nhân có thể trở lại thời điểm trước khi dùng thuốc. Để ngăn ngừa điều này, rất nhiều người đã được kê đơn thuốc, ví dụ như thuốc chống trầm cảm, kéo dài hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Ngược lại cũng có một số người cho rằng trị liệu tâm lí đã chuẩn bị cho cá nhân đối phó với stress mà cá nhân đó gặp phải hiện nay và sau này và cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy cơ tái phát một khi trị liệu kết thúc.
Cả 2 lí do trên có thể đã bị phóng đại. Có nhiều người vẫn duy trì được tốt trạng thái sức khỏe tâm thần sau khi kết thúc trị liệu dược lí mặc dù nguyên nhân mang tính chất tâm lí nhiều hơn dược lí. Ví dụ, người bị trầm cảm thu mình khỏi gia đình và xã hội đã cải thiện được sức khoẻ sau khi dùng thuốc. Sự cải thiện này đã giúp cho họ tăng cường giao tiếp với mọi người và cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn. Kết quả tốt đẹp đó lại có thể làm tăng nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin và norepinephrine- xem chương 3), làm tăng thêm khả năng phòng ngừa trầm cảm và duy trì trạng thái khoẻ mạnh của họ cả khi đã dùng thuốc. Nếu họ không có sự cải thiện tích cực thì nguy cơ tái phát có thể tăng cao.
Cũng phải thừa nhận một điều là với một số người, trị liệu tâm lí không có kết quả hoặc tái phát ngay sau khi trị liệu tâm lí có kết quả tốt. Họ có thể quên hoặc không thực hiện được những kĩ năng mới hình thành hoặc cảm thấy quá mệt mỏi với hoàn cảnh và sức khỏe tâm thần giảm sút. Chính vì vậy, một số người bệnh vực cho trị liệu tâm lí cho rằng cần phải trị liệu “củng cố” thêm vài tháng sau để duy trì được trạng thái tâm thần tích cực.
Cả 2 dạng trị liệu tâm lí và dược lí đều có tác dụng đối với các rối loạn tâm thần. Trị liệu tâm lí được xem là có hiệu quả hơn trị liệu dược lí đối với những trạng thái như chán ăn tâm lí, rối loạn hoảng loạn hoặc một số vấn đề về tình dục. Ngược lại, mặc dù ngày càng có nhiều dạng trị liệu tâm lí được sử dụng đối với tâm thần phân liệt song liệu pháp thuốc vẫn là chủ yếu. Đối với một số trạng thái, ví dụ như trầm cảm, hiệu quả của 2 dạng trị liệu vẫn còn đang tranh luận quyết liệt.
Mô hình văn hóa - xã hội
Tất cả các mô hình đã được bàn luận đều dựa trên quan niệm cho rằng nguyên nhân của các rối loạn tâm thần nằm trong cá nhân, đó có thể là do di truyền, hoá sinh hoặc tâm lí. Ngược lại, mô hình văn hoá - xã hội cho rằng nguyên nhân là từ các yếu tố xã hội bên ngoài. Các yếu tố văn hoá- xã hội bao gồm những loại ảnh hưởng khác nhau, từ gia đình cho đến các yếu tố kinh tế - xã hội. Một số các yếu tố đó đã được xác định trong Tổng quan cơ cấu bệnh tâm thần ở Anh (Jenkins và cs. 1998). Nghiên cứu này phát hiện thấy tỉ lệ trầm cảm và lo âu tăng cao ở phụ nữ, những người sống ở thành phố, người thất nghiệp và những ngừời sống li thân, li dị hoặc goá. Loạn thần ở cư dân thành phố cũng chiếm tỉ lệ cao hơn so với nông thôn. Phụ thuộc rượu trong số những người thất nghiệp cao gần gấp 2 lần so với những người có việc làm. Những người dân tộc thiểu số hoặc ở vị thế kinh tế- xã hội thấp cũng có tỉ lệ trầm cảm, rối loạn stress không đặc hiệu, tâm thần phân liệt hoặc lạm dụng chất cao hơn so với tầng lớp kinh tế - xã hội bên trên (Ulbrich và cs. 1989).
Sự khác biệt về vị thế kinh tế- xã hội
Các biến cố xã hội: tiếp cận này cho rằng những vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm tỉ lệ cao ở những người thuộc tầng lớp kinh tế - xã hội bên dưới là do các cá nhân luôn phải đối mặt với những vấn đề về kinh tế để tồn tại. Họ có thể không duy trì được công việc hoặc không thể làm thêm gì để duy trì mức sống và điều đó càng đẩy họ trượt xuống phía dưới của thang kinh tế- xã hội.
Stress xã hội: tiếp cận này cho rằng sống trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau sẽ tạo ra những mức độ stress khác nhau: càng ở phía dưới của bậc thang kinh tế - xã hội thì mức stress càng cao. Stress liên quan đến những vấn đề suy giảm vị thế kinh tế- xã hội sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Mô hình thiếu nguồn lực: tương tự như mô hình stress xã hội, mô hình này cho rằng những người có kinh tế kém thì cũng ít có nguồn lực để giúp họ giải quyết những yêu cầu của cuộc sống. Những nguồn lực này có thể là kinh tế, tâm lí, xã hội hoặc môi trường. Do vậy những vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng được xem như là hậu quả của thiếu nguồn lực.
Sự khác biệt về giới
Thiện chí bày tỏ rối loạn stress: có một lí thuyết cho rằng sự khác biệt về giới xung quanh những vấn đề sức khỏe tâm thần chẳng qua chỉ là bề ngoài chứ không thực chất bởi vì phụ nữ sẵn sàng đến chỗ bác sĩ của họ để bày tỏ những vấn đề sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên lí thuyết này hầu như không đứng vững (Weich và cs. 1998).
Sự căng thẳng về vai trò: một giả thuyết khác cho rằng phụ nữ chịu căng thẳng trong các vai trò gồm cả những yêu cầu của công việc và gia đình nhiều hơn nam giới. Họ phải chịu nhiều stress hơn và đương nhiên là cũng nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần hơn.
Vị thế thiểu số
Nhầm lẫn với tầng lớp xã hội: mô hình này cho rằng sự liên quan giữa vị thế thiểu số với những vấn đề sức khỏe tâm thần thực ra là không đúng. Điều này, theo mô hình, là bản thân những người thuộc dân tộc thiểu số thường chủ yếu rơi vào tầng lớp kinh tế - xã hội bên dưới. Do vậy những vấn đề sức khỏe tâm thần của họ là do kinh tế - xã hội chứ không phải do họ là dân tộc thiểu số.
Thái độ kì thị: mô hình này cho rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa người dân tộc thiểu số với sức khỏe tâm thần. Những vấn đề sức khỏe tâm thần có thể do những stress mà họ gặp phải do là người dân tộc thiểu số như thái độ kì thị quá đáng.
Giao thoa văn hoá: Một nguồn có thể gây stress nữa là sự căng thẳng khi cá nhân phải chấp nhận hoặc chối bỏ mực chuẩn văn hoá của họ hay của nền văn hoá khác. Điều này cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe tâm thần.
Mô hình hệ thống
Một hệ thống khép kín có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần chính là gia đình. Các nhà lí thuyết về hệ thống gia đình quan niệm rằng các thành viên trong gia đình đều nằm trong một hệ thống có các tác động qua lại. Mỗi người đều ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hành vi của mỗi cá nhân trong hệ thống này cũng như giao tiếp giữa họ có thể dẫn từng thành viên cá nhân ứng xử theo cách được coi là “bất thường”. Có lẽ một trong những dạng rối loạn gia đình nổi bật là khi có sự lạm dụng tình dục trẻ em trong gia đình. Mức độ lạm dụng tình dục rất cao ở những phụ nữ tìm đến trị liệu tâm lí với các trạng thái khác nhau như: trầm cảm, lo âu và chán ăn tâm lí (Jaffe và cs. 2002).
Một trong những mô hình đầu tiên của tác động qua lại trong gia đình có liên quan đến sức khỏe tâm thần được quan tâm đến chính là những người bị tâm thần phân liệt. Brown và cs. (ví dụ, Brown và cs. 1972) là người đầu tiên xác định những đặc điểm gia đình, bây giờ được gọi với cái tên biểu hiện cảm xúc âm tính cao (NEE). Với đặc điểm này, những người có khuynh hướng xuất hiện pha phân liệt hay gặp khó khăn. Người bệnh trong gia đình hay có không khí thù địch, phê phán công kích hoặc can thiệp quá sâu vào công việc của người khác thường có tỉ lệ tái phát cao hơn so với cá nhân ở trong gia đình khác. Giảm mức độ NEE sẽ giảm đáng kể tỉ lệ tái phát. Hai là, theo các nhà trị liệu gia đình, hệ thống gia đình càng phức tạp thì càng ảnh hưởng đến sự phát triển chán ăn tâm lí ở những phụ nữ trẻ (Minuchin 1974).
Mô hình sinh - tâm - xã hội
Những gì đã được bàn ở chương này cho thấy dù là sống trong môi trường stress cũng như có một gen nào đó không nhất thiết là dẫn đến rối loạn sức khỏe tâm thần. Cả 2 hệ thống yếu tố đó chỉ làm tăng nguy cơ cá nhân đối với rối loạn tâm thần. Nguy cơ đó có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố đó và với các yếu tố khác. Ví dụ, cá nhân mang gen có nguy cơ bị trầm cảm thì dễ bị trầm cảm khi sống trong môi trường stress hơn là môi trường không có stress. Một người nào đó không mang gen nguy cơ trầm cảm thì ít có khả năng bị trầm cảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ không thể bị. Nếu họ sống trong một môi trường nhất định, họ vẫn có thể bị trầm cảm. Cũng có một số gen bảo vệ cá nhân chống lại các rối loạn. Tương tự, một số môi trường xã hội cũng có thể giúp cá nhân phát triển tính mềm dẻo để có thể đối phó có hiệu quả với stress.
Đối với hầu hết những vấn đề sức khỏe tâm thần các rối loạn thường được gây ra bởi nhiều yếu tố, trong số đó có:
Các yếu tố sinh học: gen, nhiễm khuẩn, chấn thương.
Các yếu tố tâm lí: chấn thương thời thơ ấu, đáp ứng kém đối với các sự kiện môi trường.
Các yếu tố xã hội/ môi trường: stress kinh tế - xã hội, các mối quan hệ cá nhân không tốt, thiếu sự hỗ trợ xã hội.
Cũng cần phải lưu ý rằng ranh giới giữa các hướng đó chỉ là tương đối, thậm chí đây có thể xem như sự phân tích đơn giản để nhằm nhấn mạnh đến sự tương tác giữa các yếu tố. Ví dụ, những người thuộc tầng lớp kinh tế - xã hội bên dưới có thể dễ bị nhiễm virus hoặc chấn thương hơn. Những người có lối sống thích ứng đối phó ít nhiều đều có được kinh nghiệm từ gia đình. Mặc dù vậy những yếu tố này cũng đã chỉ ra những hướng nguy cơ chủ yếu trong nguyên nhân các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Mô hình thể trạng stress
Mô hình thể trạng stress là một dạng cụ thể của mô hình sinh - tâm - xã hội. Trong mô hình này yếu tố thể trạng hàm ý đến tính dễ bị tổn thương về mặt sinh học. Stress có trong bất kỳ một sự kiện hoặc trạng thái bệnh lí nào cũng tương tác với tính dễ bị tổn thương và chi phối đến nguy cơ xuất hiện rối loạn. Tính dễ bị tổn thương sinh học của cá nhân càng thấp thì stress càng phải lớn mới có thể gây ra rối loạn và ngược lại, tính dễ bị tổn thương sinh học của cá nhân cao thì chỉ cần 1 stress nhỏ cũng có thể gây ra rối loạn. Bản chất chung của tính tổn thương sinh học và dạng stress là chúng gây ra những vấn đề khác nhau trong các rối loạn khác nhau. Trong các chương ở phần II sẽ bàn đến một cách chi tiết vai trò từng yếu tố trong nguy cơ các vấn đề sức khỏe tâm thần. Cũng cần phải lưu ý rằng trong hầu hết các trường hợp, các yếu tố nguy cơ có thể kết hợp với nhau trong mô hình thể trạng stress/ sinh - tâm - xã hội mặc dù nó không được đề cập một cách chi tiết trong chương này.
Một số nhà bình luận (ví dụ, Johnstone, 2000) đã cho rằng khi mô hình thể trạng stress đề cập đến vai trò của stress trong nguyên nhân các vấn đề sức khỏe tâm thần thì nó vẫn phải vay mượn mô hình y khoa cơ bản của rối loạn tâm thần. Chính mô hình này đã cho rằng stress đã đánh thức quá trình bệnh, cái mà được qui định chủ yếu bởi các yếu tố sinh học. Nói một cách khác, vai trò stress chỉ là tối thiểu còn vai trò của các yếu tố sinh học mới là chủ yếu. Mô hình này không chấp nhận quan điểm cho rằng những vấn đề sức khỏe tâm thần có thể khởi nguồn từ stress hoặc các sự kiện âm tính mà không có những thay đổi sinh học đáp lại stress và dẫn đến những vấn đề sức khỏe tâm thần. Và như vậy vẫn là y khoa hoá những hiện tượng về cơ bản là tâm lí.
Bài viết cùng chuyên mục
Trị liệu lo âu
Benzodiazepine tốt nhất, Valium mới được đưa ra thị trường vài năm, vào giữa những năm 1980, các benzodiazepine là thuốc hướng thần được chỉ định rộng rãi nhất.
Sử dụng heroin tâm lý dị thường
Các opiate là một nhóm các loại chất gây nghiện chiết xuất từ cây thuốc phiện. Những chiết xuất chủ yếu, theo thứ tự về khả năng gây nghiện là thuốc phiện, moocphin và heroin.
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức hành vi dị thường
Những ý nghĩ, sự thôi thúc hay những hình ảnh lặp đi lặp lại và dai dẳng mà chủ thể phải trải nghiệm như một sự chịu đựng và vô lí, khiến cho chủ thể lo lắng và khổ sở một cách đáng kể.
Rối loạn cảm xúc theo mùa hành vi dị thường
Chỉ có số ít những người có các triệu chứng trầm trọng, kéo dài qua cả mùa đông mới được chẩn đoán là SAD
Đánh bạc bệnh lí tâm lý dị thường
Một trong những yếu tố được xem như có liên quan tới đánh bạc là cái “thú” của thắng bạc hoặc gần thắng bạc, nó cũng tương đương với việc đạt được cái thú đó trong nghiện ma túy.
Nhân cách chống đối xã hội hành vi dị thường
Thuật ngữ nhân cách chống đối xã hội và nhân cách bệnh thường được sử dụng thay thế nhau. Thực tế, hạng mục DSM-IV-TR dành cho nhân cách chống đối xã hội đã kết hợp chẩn đoán rối loạn này với nhân cách bệnh, đây là điểm khác biệt so với DSM III.
Chấn thương sọ não tâm lý dị thường
Chấn thương sọ não kín xuất hiện khi đầu bị va chạm mạnh nhưng không có tổn thương hộp sọ hoặc vết thương não đặc biệt. Dạng chấn thương như vậy thường gây ra sự chấn động toàn bộ não trong hộp sọ và tổn thương lan toả.
Nguyên nhân những vấn đề sức khoẻ tâm thần
Có rất nhiều tài liệu khác nhau tập trung vào những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần. Những yếu tố này không tác động một cách riêng rẽ mà có sự kết hợp với nhau tạo thành nguy cơ xuất hiện các rối loạn tâm thần ở cá nhân.
Rối loạn chức năng tình dục
Chưa có nhiều những đánh giá về can thiệp nhận thức trong trị liệu rối loạn cương cứng, mặc dù Goldman và Carroll cũng đã thông báo kết quả của một số xemina.
Chán ăn và cuồng ăn tâm lí hành vi dị thường
Chán ăn tâm lí bao gồm những thái độ, ý định làm cho bản thân càng gầy càng tốt. Thực vậy, nói một cách ngắn gọn lại về chán ăn là sự giảm cân một cách đáng kể.
Các rối loạn nhân cách hành vi dị thường
Mức độ phân bố trong dân cư của những rối loạn khác nhau như sau: 0,4% dân số đối với rối loạn nhân cách paranoid và ái kỉ, 4,6% đối với rối loạn nhân cách ranh giới (Davidson 2000).
Rối loạn thần kinh tâm lý dị thường
Trong chấn thương sọ não, các quá trình nhận thức cũng có thể bị tổn thiệt đáng kể, tuy nhiên sau đó nó có thể được hồi phục một phần
Khó học với hành vi dị thường
Tiêu chuẩn đầu tiên để chẩn đoán rối loạn khả năng học là khởi phát trước tuổi 18, ngoại trừ những rối loạn cảm xúc do chấn thương hoặc những bệnh thần kinh khởi phát muộn.
Loạn dục cải trang hành vi dị thường
Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi tình dục với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng.
Trị liệu tâm thần phân liệt
Trị liệu sốc điện (ECT) là cho dòng điện phóng qua não trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích nhằm gây ra các cơn co giật kiểu động kinh, giúp cải thiện trạng thái tâm thần.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hành vi dị thường
Người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar disorder) trải qua cả trầm cảm và những giai đoạn hưng cảm. Theo DSM-IV-TR, cơn hưng cảm bao gồm ít nhất ba trong số các triệu chứng.
Trị liệu trầm cảm
Những thuốc chống trầm cảm mạnh nhất được phát triển đó chính là những chất ức chế monoamine oxidaze (MAOIs). Các thuốc này ngăn ngừa monoamine oxidaze phân huỷ norepinephrine ở trong khe xi nap và giúp duy trì tác dụng của nó.
Nguyên nhân của tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất và vai trò của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có lẽ chiếm ưu thế là mô hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó có căn nguyên sinh học.
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rất nhiều trẻ em có một số đặc điểm của ADHD. Ranh giới không rõ ràng giữa hành vi “bình thường” và “bệnh lí” và tiềm ẩn sự lạm dụng chẩn đoán ADHD để bắt những đứa trẻ quậy phá phải điều trị.
Nguyên nhân và trị liệu hành vi tự sát
Tự sát không phải là một rối loạn cảm xúc. Nó không chỉ liên quan duy nhất đến trầm cảm. Song, đây là một vấn đề nghiêm trọng và liên quan rõ rệt đến trầm cảm hơn bất cứ rối loạn sức khỏe tâm thần nào được nhắc đến trong phần này.
Lạm dụng rượu tâm lý dị thường
Rượu là một chất gây nghiện hợp pháp. Uống đến mức độ vừa phải, một vài loại rượu như rượu vang đỏ, có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc sử dụng rượu quá mức lại là có hại.
Bản chất của tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một trong những chẩn đoán tâm thần gây nhiều tranh cãi nhất. Trải qua các thời kỳ, người ta vẫn còn tranh luận rằng liệu có thật sự tồn tại một trạng thái tâm thần phân liệt, nó là do di truyền hay do môi trường.
Rối loạn hoảng sợ hành vi dị thường
Yếu tố trung tâm của phản ứng hoảng sợ là sự kích thích sinh lí ở mức độ cao, khởi đầu là sự hoạt hoá của vùng dưới đồi và được trung gian bởi hệ thần kinh giao cảm.
Những quan điểm hiện đại về tính dị thường
Mô hình không tưởng cho rằng chỉ có những người nào đạt được mức độ tối đa so với khả năng của mình trong cuộc sống thì họ mới không có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Dự phòng những vấn đề sức khoẻ tâm thần
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1996), tăng cường sức khoẻ bao gồm rất nhiều sự can thiệp đa dạng phức tạp ở những mức độ khác nhau không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn bệnh tật mà còn khuyến khích, thúc đẩy sức khoẻ tích cực.