Các rối loạn nhân cách hành vi dị thường

2013-08-07 09:05 PM
Mức độ phân bố trong dân cư của những rối loạn khác nhau như sau: 0,4% dân số đối với rối loạn nhân cách paranoid và ái kỉ, 4,6% đối với rối loạn nhân cách ranh giới (Davidson 2000).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các rối loạn nhân cách ảnh hưởng đến phần lớn cuộc đời của những cá nhân đó. Một số lượng đáng kể trong những rối loạn này đã được nhận diện, trong đó, rối loạn khép kín hoặc các rối loạn dạng phân liệt mang một số đặc trưng của các rối loạn khác nhưng không đến mức độ phải đưa ra một chẩn đoán chính thức. Những trạng thái khác, bao gồm nhân cách ranh giới hay nhân cách bệnh, khác biệt đáng kể so với bất cứ chẩn đoán nào khác của DSM. Chương này bắt đầu bằng một phác thảo lí thuyết tổng quát về các rối loạn nhân cách, trước khi tìm hiểu cách nhìn về những rối loạn này như một hạng mục chẩn đoán phân biệt. Không thể có một cái nhìn bao quát đối với tất cả các rối loạn nhân cách chỉ trong khuôn khổ một chương sách. Do đó, toàn bộ chương sẽ tập trung vào hai loại rối loạn nhân cách chủ yếu thường được nghiên cứu: nhân cách ranh giới và nhân cách chống đối xã hội. Đến cuối chương, bạn sẽ nắm được:

Lí thuyết chung về các rối loạn nhân cách.

Những khó khăn trong hạng mục chẩn đoán rối loạn nhân cách.

Căn nguyên của nhân cách ranh giới và cách điều trị rối loạn này.

Những định nghĩa khác nhau về hành vi chống đối xã hội, nhân cách bệnh, căn nguyên của chúng và các hướng can thiệp có tiềm năng.

Các rối loạn nhân cách

DSM-IV-TR đã định nghĩa rối loạn nhân cách như một mẫu bền vững của những trải nghiệm và hành vi bên trong lệch hướng đáng kể so với sự trông đợi của nền văn hoá vào cá nhân, ở ít nhất hai trong số các khía cạnh sau: nhận thức, cảm xúc, mối quan hệ liên cá nhân hoặc sự kiềm chế xung năng. Mẫu hình hành vi này khó thay đổi, tồn tại lâu dài và thâm nhập vào tất cả các tình huống cá nhân hay xã hội. Người ta tìm thấy dấu hiệu khởi phát của nó từ tuổi vị thành niên hoặc đầu thời ấu thơ. Nó thường đi kèm với một sang chấn tâm lí lớn hay sự tổn thiệt đáng kể.

Mặc dù các rối loạn luôn có sự chồng chéo lên nhau, đến mức rất khó phân biệt loại này với loại khác, làm dấy lên mối lo lắng về độ tin cậy và tính hiệu lực của các chẩn đoán, song DSM-IV-TR xác định 10 rối loạn nhân cách, chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: “Kiểu lập dị” - paranoid, khép kín và dạng phân liệt.

Nhóm 2: “Kiểu phô trương hay đóng kịch” - chống đối xã hội, đóng kịch, ái kỉ, ranh giới.

Nhóm 3: “Kiểu sợ hãi và lo lắng” - né tránh, phụ thuộc, ám ảnh cưỡng bức.

Mức độ phân bố trong dân cư của những rối loạn khác nhau như sau: 0,4% dân số đối với rối loạn nhân cách paranoid và ái kỉ, 4,6% đối với rối loạn nhân cách ranh giới (Davidson 2000). Những rối loạn nhân cách thường đi kèm với những rối loạn khác về cảm xúc/khí sắc. Cũng theo nghiên cứu nói trên, từ 24-27 % người rối loạn nhân cách cũng bị trầm cảm chủ yếu, và khoảng từ  4-20% bị trầm cảm lưỡng cực. Tuy không biết chính xác tần số xảy ra đồng thời của rối loạn lo âu, nhưng người ta cho rằng ở những người rối loạn nhân cách, tỉ lệ này lớn hơn so với tỉ lệ chung (Davidson 2000). Nhìn chung, rối loạn chống đối xã hội và ái kỉ phổ biến hơn ở nam, trong khi đó rối loạn kiểu đóng kịch và rối loạn ranh giới lại phổ biến hơn ở nữ (APA 2000).

Theo định nghĩa, rối loạn nhân cách là những nét nhân cách tương đối ổn định theo thời gian. Tuy nhiên, Loranger và cs. (1994) đã chỉ ra rằng nhiều rối loạn có vẻ ít ổn định hơn so với suy nghĩ ban đầu của người ta về nó. Ví dụ, nhân cách khép kín hoặc nhân cách phụ thuộc hoàn toàn không ổn định ngay trong một khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó, mức độ phổ biến của chống đối xã hội giảm xuống khi tuổi tăng lên, thể hiện khả năng điều chỉnh hành vi theo thời gian. Trong nghiên cứu tiến cứu dài nhất được báo cáo từ trước đến nay, Paris và Zweig Frank (2001), đưa ra tuổi 27 - độ tuổi kết thúc bệnh ở một nhóm cá nhân có rối loạn nhân cách ranh giới. Đến tuổi này, chỉ có 5/64 người còn có những triệu chứng phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán: trong suốt thời gian theo dõi sau đó, chỉ có 10% tìm đến tự sát.

Cho đến gần đây, chẩn đoán rối loạn nhân cách chỉ là tương đối. Ví dụ,  Widiger và cs. (1987) đã thông báo rằng, trong số những người bị chẩn đoán là nhân cách ranh giới (dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM III), 55% cũng có thể được chẩn đoán là bị rối loạn dạng phân liệt. DSM-IV-TR đã điều chỉnh, song chỉ làm giảm chứ không xoá bỏ được bất cập này. Sự phát triển của phỏng vấn lâm sàng có cấu trúc làm cho các chẩn đoán thống nhất hơn, loại hình phỏng vấn này hiện đã kết hợp với những triệu chứng trong các hạng mục chẩn đoán chính của trầm cảm, lo âu, TTPL, v.v… Loranger và các cs. (1994) cho thấy tỉ lệ thống nhất giữa các chẩn đoán cũng khá khác nhau- thay đổi từ 75% đối với chẩn đoán rối loạn nhân cách thể paranoid đến 89% đối với kiểu nhân cách ranh giới và phụ thuộc.

Quan điểm chiều hướng thách thức với DSM

Bất chấp những tiến bộ trong cách xác định và phân loại của DSM, một số người (chẳng hạn như Widiger và Costa 1994) vẫn đưa ra lí luận rằng không thể chẩn đoán người có những nét nhân cách như vậy là rối nhiễu hay có bệnh tâm thần (xem chương 1). Tính cách và trải nghiệm ở những người này không khác biệt so với người bình thường. Bởi thế nên coi họ đang ở tình trạng phân tán cao nhất các thuộc tính của nhân cách hơn là khác biệt tuyệt đối so với chuẩn mực chung. Sau đây là giả định mô tả sơ lược về rối loạn nhân cách chống đối xã hội, được đưa ra bởi mô hình 5 yếu tố về nhân cách dành cho rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Costa và McRae 1995):

Trạng thái nhiễu tâm nhẹ: thiếu quan tâm đúng mức tới những vấn đề của sức khỏe hay sự điều chỉnh xã hội; nhạt nhẽo về mặt cảm xúc.

Ít hướng ngoại: cô lập về mặt xã hội, tách mình ra khỏi các mối quan hệ liên cá nhân và thiếu một hệ thống hỗ trợ xã hội; cảm xúc cùn mòn; thiếu niềm vui và sự say mê cuộc sống; miễn cưỡng khẳng định bản thân hoặc thừa nhận các vai trò xã hội, thậm chí cả khi được đánh giá cao; hạn chế về mặt xã hội và nhút nhát.

Thiếu cởi mở: khó thích nghi với thay đổi về xã hội và con người; kém chịu đựng hoặc ít hiểu được những quan điểm khác hay các kiểu sống khác; lạnh nhạt về cảm xúc và không thể hiểu cũng như diễn đạt thành lời những cảm giác của chính mình; mất nhận thức cảm xúc; thu hẹp phạm vi hứng thú; vô cảm với nghệ thuật và thẩm mĩ; tuân theo quyền lực một cách thái quá.

Khó đồng tình: ý nghĩ hoài nghi và ý tưởng giống hoang tưởng; không có khả năng tin tưởng ngay cả bạn bè hay gia đình; dễ nổi cáu; luôn sẵn sàng đánh nhau; thích liều lĩnh và lôi kéo; nói dối; ứng xử thiếu lịch sự và thiếu quan tâm làm cho bạn bè xa lánh, làm hạn chế sự cảm thông từ phía xã hội; thiếu tôn trọng những quy tắc xã hội dẫn đến rắc rối với pháp luật; cảm giác về bản thân được thổi phồng và phô trương; kiêu căng ngạo mạn.

Thiếu lương tâm: làm việc kém; không đáp ứng những tiềm năng trí tuệ và nghệ thuật; biểu hiện học thuật liên quan đến khả năng nghèo nàn; vô kỉ luật và thiếu trách nhiệm dẫn đến những rắc rối với pháp luật; không có khả năng tự kỉ luật với bản thân (chẳng hạn như tuân theo chế độ ăn uống hay kế hoạch tập luyện) thậm chí cả khi bị yêu cầu vì những lí do y tế; không quan tâm đến bản thân và có những mối bận tâm bâng quơ.

Quan điểm chiều hướng này không chỉ được đưa ra trong lĩnh vực lí thuyết và triết học mà nó còn tỏ ra hữu dụng hơn trong việc tiên lượng, so với hướng tiếp cận của DSM. Chẳng hạn, Ullrich và cs. (2001) tìm ra rằng kết quả test nhân cách còn có thể dùng để tiên lượng những hành vi lệch chuẩn tiếp theo tốt hơn so với các hạng mục chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Qua các nhà lâm sàng, Heumann và Morey (1990) cũng đã nhận thấy điểm chiều hướng đáng tin cậy hơn so với chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM.

Mô hình nhận thức

Beck và cs. (1990) đã đưa ra cái nhìn rất mới trong giải thích rối loạn nhân cách. Họ cho rằng về mặt di truyền học, đáp ứng nhận thức - thần kinh, bao gồm những đáp ứng ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi, đều đã được lập trình trước. Những đáp ứng này có thể thích nghi ở một số giai đoạn phát triển, nhưng ở một số giai đoạn khác lại kém thích nghi hơn. Chẳng hạn, hành vi cạnh tranh có thể có lợi trong việc tìm kiếm, đào thải, song lại bất lợi đối với liên kết xã hội và hợp tác lẫn nhau.

Theo Beck và các đồng nghiệp của ông, cái mà chúng ta gọi là rối loạn nhân cách chính là biểu hiện không thích hợp của những đáp ứng được lập trình sẵn đó. Họ cho rằng những hành vi đó, tự thân nó không có vấn đề, mà vấn đề là do sự thiếu thích nghi và phản ứng sai lệch của cá nhân đối với môi trường. Hầu hết chúng ta, qua kinh nghiệm sống, đặc biệt là những trải nghiệm thời thơ ấu mà học được cách thích nghi hành vi của mình. Tuy nhiên, đối với một số người, kinh nghiệm thơ ấu có thể duy trì và củng cố những đáp ứng đã được lên chương trình trước. Chẳng hạn đứa trẻ có bản chất nhút nhát, không được bố mẹ tán thưởng song lại được che chở thái quá, nó sẽ có cách cư xử tương tự với môi trường xung quanh. Kết quả là, nó thất bại trong việc phát triển chuỗi kĩ năng đương đầu và đi đến chỗ tin rằng con đường duy nhất để sống sót trong thế giới của người lớn là trở nên phụ thuộc và quỵ luỵ. Nhân cách người trưởng thành là kết quả của sự kết hợp giữa những đáp ứng được lập trình sẵn đó với các trải nghiệm tuổi thơ. Sơ đồ nhận thức máy móc phát triển cùng với thời gian, mỗi sơ đồ đó đều góp phần chi phối hành vi của cá nhân. Ví dụ, niềm tin rằng mình là người tồi tệ sẽ dẫn đến tự trừng phạt bản thân; tin rằng mình không xứng đáng với tình yêu dẫn đến tránh né sự gần gũi, v.v…

Tương tự mô hình của mình về trầm cảm, Beck coi sơ đồ chính gây ra rối loạn nhân cách là bộ ba nhận thức liên quan đến bản thân, người khác và tương lai. Như thế, thay vì hoạt hoá thích hợp với từng giai đoạn, sơ đồ tiềm ẩn này hoạt hoá thường xuyên hơn ở những người rối loạn nhân cách. Coi sơ đồ này là yếu tố trung tâm gây ra mọi rối loạn nhân cách, mô hình nhận thức giải thích cho sự đa dạng trong biểu hiện tính cách và hành vi. Do những kinh nghiệm trẻ thơ và trưởng thành khác nhau (và có lẽ cả những đáp ứng nhận thức - thần kinh được lập trình sẵn khác nhau) mà nội dung của sơ đồ này có thể không giống nhau, nhưng cấu trúc tiềm ẩn thì là như nhau. Một số niềm tin dẫn đến các “kiểu” nhân cách khác nhau gồm có:

Nhân cách né tránh

Bản thân: về mặt xã hội lạc lõng và thiếu bản lĩnh.

Người khác: phê phán ngầm, không thích thú và đòi hỏi.

Niềm tin: bản thân vô giá trị và không được thương yêu: “Nếu mọi người lại gần tôi, họ sẽ khám phá ra con người thật của tôi và sẽ chối bỏ tôi - điều đó thật không thể chịu đựng được”.

Nhân cách phụ thuộc

Bản thân: đòi hỏi, yếu ớt, tuyệt vọng và thiếu bản lĩnh.

Người khác: cần một người “trông nom” theo cách lí tưởng; có thể biểu hiện tốt nếu có sự xuất hiện của họ, song lại không thể làm như thế nếu không có họ.

Niềm tin: “Tôi cần những người khác - nhất là một người mạnh mẽ - thì mới tồn tại được”.

Rối loạn nhân cách khép kín

Bản thân: tự phụ và cô độc.

Người khác: bắt người khác phải chịu đựng; tính khép kín khiến người khác dè dặt với cá nhân

Niềm tin: “Bản chất của tôi là cô đơn”, “Tôi có thể làm mọi việc tốt hơn khi người khác không làm tôi vướng víu”.

Theo Young và Lindemann (1992), những sơ đồ liên quan nhiều nhất đến rối loạn nhân cách là sơ đồ về nhu cầu được an toàn, nhu cầu về sự tự quản, về những ham muốn, tự thể hiện bản thân, thoả mãn và tự kiểm soát bản thân. Một khi đã được hình thành, chúng sẽ tự thực hiện công việc của mình và được duy trì thông qua 3 quá trình khác nhau: duy trì sơ đồ, tránh né sơ đồ và bù trừ sơ đồ. Quá trình duy trì sơ đồ xảy ra khi cá nhân, bằng nhận thức méo mó và những mẫu hành vi “tự thất bại” của  mình, kháng lại các thông tin hoặc chứng cứ phủ nhận sơ đồ. Sự tránh né sơ đồ liên quan đến những hoàn cảnh có thể kiểm soát hoặc cung cấp thông tin chống lại sơ đồ. Cuối cùng, sự bù trừ sơ đồ chính là bù đắp quá đáng cho một sơ đồ tiêu cực bằng việc hành động theo cách đối lập với nội dung của sơ đồ. Khi những hành động này không đạt được kết quả tốt, nó quay trở lại củng cố sơ đồ ban đầu. Ví dụ về một phụ nữ nhút nhát, luôn tin rằng bản thân mình kém hấp dẫn đối với đàn ông, nhưng lại tỏ ra thích tán tỉnh người khác. Khi người đàn ông mà cô tán tỉnh phát hiện cô là người thu mình và trầm lặng, họ từ chối cô, làm cho cô tổn thương, thì niềm tin của cô rằng mình kém hấp dẫn càng được củng cố.

Bài viết cùng chuyên mục

Mô hình gia đình các rối loạn sức khoẻ tâm thần

Dựa trên lí thuyết hệ thống mà người ta đã xây dựng những mô hình gia đình về rối loạn sức khỏe tâm thần và cách trị liệu của các rối loạn đó. Lí thuyết này xem gia đình hoặc những nhóm xã hội khác như là một hệ thống những cá nhân có  liên quan với nhau.

Dự phòng những vấn đề sức khoẻ tâm thần

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1996), tăng cường sức khoẻ bao gồm rất nhiều sự can thiệp đa dạng phức tạp ở những mức độ khác nhau không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn bệnh tật mà còn khuyến khích, thúc đẩy sức khoẻ tích cực.

Trị liệu lo âu

Benzodiazepine tốt nhất, Valium mới được đưa ra thị trường vài năm, vào giữa những năm 1980, các benzodiazepine là thuốc hướng thần được chỉ định rộng rãi nhất.

Giải thích về trị liệu sinh học hành vi dị thường

Những giải thích và trị liệu sinh học các rối loạn tâm thần dựa trên cơ sở rằng hành vi và cảm xúc được điều hành bởi các hệ thống của não. Những hệ thống này cho phép chúng ta tiếp nhận thông tin, tích hợp thông tin với trí nhớ và các yếu tố nổi bật khá.

Trị liệu trầm cảm

Những thuốc chống trầm cảm mạnh nhất được phát triển đó chính là  những chất ức chế monoamine oxidaze (MAOIs). Các thuốc này ngăn ngừa monoamine oxidaze phân huỷ norepinephrine ở trong khe xi nap và giúp duy trì tác dụng của nó.

Trị liệu tâm thần phân liệt

Trị liệu sốc điện (ECT) là cho dòng điện phóng qua não trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích nhằm gây ra các cơn co giật kiểu động kinh, giúp cải thiện trạng thái tâm thần.

Những quan điểm hiện đại về tính dị thường

Mô hình không tưởng cho rằng chỉ có những người nào đạt được mức độ tối đa so với khả năng của mình trong cuộc sống thì họ mới không có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Những vấn đề chẩn đoán hành vi dị thường

Gốc rễ của tiếp cận này nằm trong các nghiên cứu của Kraepelin ở vào cuối thế kỉ 19. Ông đã mô tả một loạt các hội chứng, mỗi hội chứng lại có một phức bộ các triệu chứng.

Các lựa chọn của mô hình y khoa hành vi dị thường

Tiếp cận chiều hướng quan niệm rằng nên coi người đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần thực ra là ở đầu mút của sự phân bố bình thường

Trị liệu tâm lí hoặc trị liệu dược lí hành vi dị thường

Tất cả các mô hình đã được bàn luận đều dựa trên quan niệm cho rằng nguyên nhân của các rối loạn tâm thần nằm trong cá nhân, đó có thể là do di truyền, hoá sinh hoặc tâm lí.

Nguyên nhân những vấn đề sức khoẻ tâm thần

Có rất nhiều tài liệu khác nhau tập trung vào những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần. Những yếu tố này không tác động một cách riêng rẽ mà có sự kết hợp với nhau tạo thành nguy cơ xuất hiện các rối loạn tâm thần ở cá nhân.

Những yếu tố trong phạm vi trị liệu hành vi bất thường

Việc tự bạch diễn ra khi nhà trị liệu kể cho thân chủ những câu chuyện tương ứng với tình huống của thân chủ, như những trải nghiệm tương tự, ý nghĩ, cảm xúc và phản ứng của cá nhân.

Nguyên nhân của tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất và vai trò của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có lẽ chiếm ưu thế là mô hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó có căn nguyên sinh học.

Bản chất của tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một trong những chẩn đoán tâm thần gây nhiều tranh cãi nhất. Trải qua các thời kỳ, người ta vẫn còn tranh luận rằng  liệu có thật sự tồn tại một trạng thái tâm thần phân liệt, nó là do di truyền hay do môi trường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt của DSM

Chỉ cần 1 trong các triệu chứng đó khi có hoang tưởng kỳ quái hoặc ảo thanh bình phẩm hành vi hay ý nghĩ của cá nhân hoặc ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau.

Tiến trình trị liệu hành vi bất thường

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ nhờ sự phát triển phong phú và đa dạng của những phương pháp khác nhau, phỏng vấn lâm sàng vẫn là công cụ chính để tìm hiểu vấn đề của thân chủ. Shea (1998) đưa ra 6 mục tiêu của sự đánh giá ban đầu.

Điều trị tâm thần phân liệt

Hầu hết những người được chẩn đoán tâm thần phân liệt đều đã được dùng một loại thuốc nào đó mặc dù liều lượng có thể được giảm hoặc thậm chí được uống trong thời kì ổn định.

Rối loạn hoảng sợ hành vi dị thường

Yếu tố trung tâm của phản ứng hoảng sợ là sự kích thích sinh lí ở mức độ cao, khởi đầu là sự hoạt hoá của vùng dưới đồi và được trung gian bởi hệ thần kinh giao cảm.

Rối loạn lo âu lan toả hành vi dị thường

DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa rối loạn lo âu lan toả (GAD - Generalized anxiety disorder) là sự lo âu hay phiền muộn quá mức và kéo dài liên tục, xuất hiện ngày càng nhiều trong một khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức hành vi dị thường

Những ý nghĩ, sự thôi thúc hay những hình ảnh lặp đi lặp lại và dai dẳng mà chủ thể phải trải nghiệm như một sự chịu đựng và vô lí, khiến cho chủ thể lo lắng và khổ sở một cách đáng kể.

Bản chất và nguyên nhân trầm cảm

Hệ thống phân loại bệnh DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa một giai đoạn trầm cảm chủ yếu khi có sự xuất hiện của ít nhất 5 trong số các triệu chứng, trong tối thiểu 2 tuần.

Rối loạn cảm xúc theo mùa hành vi dị thường

Chỉ có số ít những người có các triệu chứng trầm trọng, kéo dài qua cả mùa đông mới được chẩn đoán là SAD

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hành vi dị thường

Người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar disorder) trải qua cả trầm cảm và những giai đoạn hưng cảm. Theo DSM-IV-TR, cơn hưng cảm bao gồm ít nhất ba trong số các triệu chứng.

Nguyên nhân và trị liệu hành vi tự sát

Tự sát không phải là một rối loạn cảm xúc. Nó không chỉ liên quan duy nhất đến trầm cảm. Song, đây là một vấn đề nghiêm trọng và liên quan rõ rệt đến trầm cảm hơn bất cứ rối loạn sức khỏe tâm thần nào được nhắc đến trong phần này.

Rối loạn stress sau sang chấn

Nó có thể bao gồm những trải nghiệm chiến tranh, bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất thời thơ ấu, cưỡng dâm, thiên tai hoặc những thảm họa do công nghệ.

Rối loạn xác định phân ly

Một đặc tính của những cá nhân được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn xác định phân li (DID - dissociative identity disorder) là rằng họ cư xử như họ có hai hay nhiều hơn những bản thể hoặc nhân cách khác biệt.

Bằng chứng và phục hồi trí nhớ

Trong cuộc tranh luận về tính chân thực của trí nhớ khôi phục, mỗi bên đều đưa ra bằng chứng để khẳng định ý kiến của mình đồng thời để nghi ngờ những ý kiến đối lập.

Co thắt âm đạo hành vi bất thường

Một trong những cách giải lo âu liên quan đến hành vi tình dục là bằng kĩ thuật tập trung vào cảm giác, với mức độ tiến dần từ từ đến động chạm vào bộ phận sinh dục.

Rối loạn xác định giới hành vi dị thường

Để giải thích mong muốn thay đổi dương vật, Ovesey & Person nhấn mạnh rằng những người loạn dục chuyển đổi giới không lo lo sợ bị thiến như những cậu bé khác.

Rối loạn chức năng tình dục

Chưa có nhiều những đánh giá về can thiệp nhận thức trong trị liệu rối loạn cương cứng, mặc dù Goldman và Carroll cũng đã thông báo kết quả của một số xemina.

Loạn dục cải trang hành vi dị thường

Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi tình dục với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng.

Loạn dục đa dạng hành vi bất thường

Không dễ dàng gì phân biệt đâu là hoạt động tình dục “bình thường” và đâu là “không bình thường”. Tuy vậy cũng có những hành vi tình dục dễ dàng xếp vào “không bình thường”. ở đây muốn đề cập đến loạn dục đa dạng (paraphilias).

Loạn dục với trẻ em

Những hành vi loạn dục với trẻ em cũng rất khác nhau. Một số người chỉ nhìn mà không đụng chạm vào trẻ. Một số khác lại thích động chạm hoặc cởi quần áo của chúng.

Rối loạn nhân cách ranh giới hành vi dị thường

DSM-IV-TR định nghĩa rối loạn nhân cách ranh giới gồm các mối quan hệ liên cá nhân, hình ảnh bản thân, tình cảm không ổn định và có xung động rõ rệt. Nó khởi phát từ đầu thời thơ ấu và bao gồm 5 trong số những triệu chứng.

Nhân cách chống đối xã hội hành vi dị thường

Thuật ngữ nhân cách chống đối xã hội và nhân cách bệnh thường được sử dụng thay thế nhau. Thực tế, hạng mục DSM-IV-TR dành cho nhân cách chống đối xã hội đã kết hợp chẩn đoán rối loạn này với nhân cách bệnh, đây là điểm khác biệt so với DSM III.

Chán ăn và cuồng ăn tâm lí hành vi dị thường

Chán ăn tâm lí bao gồm những thái độ, ý định làm cho bản thân càng gầy càng tốt. Thực vậy, nói một cách ngắn gọn lại về chán ăn là sự giảm cân một cách đáng kể.

Khó học với hành vi dị thường

Tiêu chuẩn đầu tiên để chẩn đoán rối loạn khả năng học là khởi phát trước tuổi 18, ngoại trừ những rối loạn cảm xúc do chấn thương hoặc những bệnh thần kinh khởi phát muộn.

Tự kỷ với hành vi dị thường

Đó là chưa kể đến một số vấn đề khác nhẹ hơn, khá phổ biến trong dân cư (Bailey và cs. 1995). Những khả năng và khó khăn của người tự kỉ cũng rất khác nhau.

Rối loạn tăng động giảm chú ý

Rất nhiều trẻ em có một số đặc điểm của ADHD. Ranh giới không rõ ràng giữa hành vi “bình thường” và “bệnh lí” và tiềm ẩn sự lạm dụng chẩn đoán ADHD để bắt những đứa trẻ quậy phá phải điều trị.

Xơ vữa rải rác tâm lý dị thường

Tiến trình MS rất khác nhau ở các cá nhân. ít có trường hợp khởi phát trước 15 tuổi; 20% số trường hợp bị MS có dạng khởi đầu giống như một bệnh trong đó các triệu chứng hầu như không tiến triển sau khi xuất hiện.

Chấn thương sọ não tâm lý dị thường

Chấn thương sọ não kín xuất hiện khi đầu bị va chạm mạnh nhưng không có tổn thương hộp sọ hoặc vết thương não đặc biệt. Dạng chấn thương như vậy thường gây ra sự chấn động toàn bộ não trong hộp sọ và tổn thương lan toả.

Bệnh Alzheimer tâm lý dị thường

Bệnh Alzheimer là một dạng thường gặp nhất của mất trí, chiếm khoảng 5-10% số người trên 65 tuổi và ít nhất 20% số người trên 80 tuổi (Roca và cs. 1998).

Rối loạn thần kinh tâm lý dị thường

Trong chấn thương sọ não, các quá trình nhận thức cũng có thể bị tổn thiệt đáng kể, tuy nhiên sau đó nó có thể được hồi phục một phần

Đánh bạc bệnh lí tâm lý dị thường

Một trong những yếu tố được xem như có liên quan tới đánh bạc là cái “thú” của thắng bạc hoặc gần thắng bạc, nó cũng tương đương với việc đạt được cái thú đó trong nghiện ma túy.

Sử dụng heroin tâm lý dị thường

Các opiate là một nhóm các loại chất gây nghiện chiết xuất từ cây thuốc phiện. Những chiết xuất chủ yếu, theo thứ tự về khả năng gây nghiện là thuốc phiện, moocphin và heroin.

Lạm dụng rượu tâm lý dị thường

Rượu là một chất gây nghiện hợp pháp. Uống đến mức độ vừa phải, một vài loại rượu như rượu vang đỏ, có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc sử dụng rượu quá mức lại là có hại.