- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Vận chuyển và lưu trữ Amino Acids trong cơ thể
Vận chuyển và lưu trữ Amino Acids trong cơ thể
Sản phẩm của quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ trong đường tiêu hóa gần như hoàn toàn là các amino acid; hiếm khi là các polypeptid hoặc toàn bộ phân tử protein được hấp thu quá hệ tiêu hóa vào máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Amino Acids máu
Nồng độ bình thường của các amino acid trong máu là từ 35-65 mg/dl, tương đương trung bình khoảng 2 fomrgea/dchl của 20 amino acid, mặc dù một số có số lượng nhiều hơn so với các amino acid khác.. Bởi vì các amino acid là acid tương đối mạnh, chúng tồn tại trong máu chủ yếu ở dạng ion hóa, là kết quả của việc chúng tách một nguyên tử hydro từ gốc NH2. Chúng chiếm 2-3 miliequivalents các ion âm trong máu. Sự phân bố chính xác các amino acid khác nhau trong máu phụ thược vào một mức độ nào đó về các loại protein ăn vào, nhưng nồng độ một số amino acid lại được quy định bởi sự tổng hợp ở các loại tế bào khác nhau.
Hình. Các axit amin. 10 axit amin thiết yếu không thể được tổng hợp với số lượng đủ trong cơ thể; các axit amin này phải được thu nhận, đã được hình thành, từ thực phẩm.
Số phận của các amino acid được hấp thụ từ hệ tiêu hóa. Các sản phẩm của quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ trong đường tiêu hóa gần như hoàn toàn là các amino acid; hiếm khi là các polypeptid hoặc toàn bộ phân tử protein được hấp thu quá hệ tiêu hóa vào máu. Ngay sau khi ăn, nồng độ amino acid trong máu một người tăng, nhưng nó chỉ tăng khoảng một vài mg/dl, vì hai lý do: thứ nhất: sự tiêu hóa và hấp thụ protein thường kéo dài hơn 2-3 giờ, nó chỉ cho phép một lượng nhỏ amino acid được hấp thu tại một thời điểm. Thứ hai, sau khi vào máu, các amino acid được hấp thu trong vòng 5-10 phút bởi các tế bào khắp cơ thể, đặc biệt là gan. Do đó, nồng độ lớn các amino acid gần như không bao giờ tích tụ trong máu và các mô chất lỏng. Tuy nhiên, nếu tốc độ phân hủy amino acid quá nhanh đó là khi nhiều gram protein có thể được mang từ một phần của cơ thể tới một nơi khác để hình thành amino acid mỗi giờ.
Hoạt động vận chuyển các amino acid vào trong các tế bào. Các phân tử amino acid thì quá lớn để có thể khuếch tán dễ dàng qua các lỗ màng tế bào. Do đó, số lượng lớn các amino acid có thể di chuyển vào bên trong hoặc ra bên ngoài thông qua màng bằng các cổng thông tin hoặc vận chuyển tích cực.
Tái hấp thu Amino Acids ở thận. Trong thận, các amino acid khác nhau có thể được tái hấp thu qua ống thận bằng cách vận chuyển tích cực thứ phát, chúng được lọc khỏi dịch lọc cầu thận và được tái hấp thu về máu khi chúng vào bên trong ống thận qua màng cầu thận. Tuy nhiên, như có một cơ chế vận chuyển tích cực khác trong ống thận, giới hạn tốc độ mỗi loại amino acid có thể được vận chuyển. Vì lý do này, khi nồng độ của một loại amino acid trở nên quá cao trong huyết tương và dịch lọc cầu thận, lượng dư sẽ không được vận chuyển tích cực tái hấp thu qua nước tiểu.
Dự trữ Amino Acids như Proteins trong các tế bào
Sau khi đi vào bên trong các tế bào mô, các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptid, dưới sự điều khiển của hệ thống mRNA và ribosome của tế bào, hình thành các protein tế bào. Do đó, nồng độ của các amino acid tự do bên trong hầu hết các tế bào thường ở mức thấp và các tế bào không dự trữ một lượng lớn amino acid tự do; thay vào đó, chúng được dự trữ chủ yếu ở dạng protein. Tuy nhiên, rất nhiều các protein trong tế bào có thể được nhanh chóng phân cắt một lần nữa thành các amino acid dưới xúc tác của các enzyme tiêu hóa lysosome trong tế bào. Những amino acid sau đó có thể được vận chuyển trở lại ra khỏi tế bào vào máu. Trường hợp ngoại lệ của quá trình này là các protein trong các nhiễm sắc thể của hạt nhân và các protein cấu trúc như collagen và protein cơ. Những protein này không tha gia quá trình phân cắt và vận chuyển ngược lại ra ngoài tế bào.
Một số mô của cơ thể tham gia vào việc dự trữ các amino acid ở mức độ lớn hơn các mô khác. Ví dụ: gan là một cơ quan lớn và có hệ thống đặc biệt để xử lý các amino acid, chúng có thể dự trữ một lượng lớn protein và chuyển hóa ngược lại nhanh chóng. Ngoài ra còn có thận và niêm mạc ruột nhưng dự trữ ở mức độ thấp hơn.
Giải phóng các amino acid từ tế bào để điều tiết nồng độ amino acid huyết tương. Bất cứ khi nào nồng độ acid amino huyết tương giảm xuống dưới mức bình thường, các amino acid cần thiết được vận chuyển ra khỏi tế bào để bổ sung nguồn cung cấp của chúng trong huyết tương. Bằng cách này, nồng độ trong huyết tương của từng loại amino acid được duy trù ở một giá trị không đổi thích hợp. Song một số các hormone được tiết ra bởi các tuyến nội tiết có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa protein mô và amino acid huyết tương. Ví dụ, hormone tăng trưởng và insulin làm tăng sự hình thành protein mô, trong khi hormone glucocorticoid vỏ não làm tăng nồng độ amino acid huyết tương.
Trạng thái cân bằng có hồi phục giữa các protein trong các phần khác nhau của cơ thể. Vì các protein trong gan (và với mức độ ít hơn trong các mô khác) có thể được tổng hợp nhanh từ các amino acid huyết tương, và bởi vì nhiều protein có thể bị giáng cấp để trở lại huyết tương gần như một cách nhanh chóng, sự thay đổi xảy ra liên tục và cân bằng giữa amino acid huyết tương và protein xảy ra trong tất cả tế bào trong cơ thể. Ví dụ, nếu một mô cụ thể cần protein, nó có thể tổng hợp protein mới từ các axit amin của máu; đến lượt nó, các axit amin trong máu được bổ sung bằng cách thoái hóa protein từ các tế bào khác của cơ thể, đặc biệt là từ các tế bào gan. Những tác động này đặc biệt đáng chú ý liên quan đến sự tổng hợp protein trong tế bào ung thư. Tế bào ung thư thường là những người sử dụng nhiều axit amin; do đó, các protein của các tế bào khác có thể trở nên cạn kiệt rõ rệt.
Giới hạn trên đối với dự trữ lượng Proteins. Mỗi loại tế bào cụ thể có một giới hạn trên đối với lượng protein chúng có thể dự trữ. Sau khi tất cả các tế bào đã đạt tới giới hạn của nó, các amino acid thường còn lưu thông trong cơ thể sẽ bị phân hủy thành các sản phẩm khác và sử dụng năng lượng, sẽ được giải thích sau, hoặc chúng được chuyển đổi thành chất béo hoặc glycogen và dự trữ dưới các hình thức.
Bài viết cùng chuyên mục
Điện thế tai trong: phản ánh nồng độ cao kali và nồng độ thấp natri
Điện thế được duy trì liên tục giữa nội dịch và ngoại dịch, với bản dương bên trong và bản âm bên ngoài thang giữa. Nó được gọi là điện thế tai trong.
Điều chỉnh nhanh huyết áp: vai trò của hệ thống thần kinh
Tính chất đặc biệt quan trọng của thần kinh điều chỉnh huyết áp là sự đáp ứng nhanh, bắt đầu ở giây đầu tiên và thường tăng huyết áp gấp 2 lần bình thường trong 5 đến 10 giây.
Tuần hoàn máu nội tạng đường tiêu hóa
Các chất dinh dưỡng không béo, hòa tan được trong nước từ ruột (ví dụ như carbohydrate và protein) cũng được vận chuyển trong máu tĩnh mạch cửa vào xoang chứa máu.
Chất dẫn truyền thần kinh: phân tử nhỏ tốc độ và tái chế
Trong hầu hết các trường hợp, các chất dẫn truyền thần kinh có phân tử nhỏ được tổng hợp tại bào tương của trạm trước synap và được vận chuyển tích cực vào túi chứa chất dẫn truyền.
Tăng huyết áp: tăng thể tích dịch gây tăng cung lượng tim hoặc kháng lực ngoại vi
Bất cứ sự vượt quá lưu lượng máu chảy qua một mô, đều làm co mạch cục bộ và làm giảm lưu lượng máu về bình thường. Hiện tượng này được gọi là "tự điều hòa", điều đó có nghĩa đơn giản là sự điều hòa lưu lượng máu của chính mô đó.
Loại dịch trong cơ thể người: đo bằng chỉ thị mầu
Dựa trên nguyên tắc bảo toàn vật chất, có nghĩa là tổng lượng vật chất sau khi hòa vào dịch bằng với tổng lượng vật chất trước khi được bơm vào.
Chất giãn mạch: kiểm soát thể dịch của tuần hoàn
Vì kallikrein trở nên hoạt động, nó hoạt động ngay tức thì trên alpha Globulin để giải phóng kinin tên kallidin, sau đó được chuyển dạng bởi enzyme của mô thành bradykinin.
Sự vận chuyển CO2 trong máu và mô kẽ
Khi các tế bào sử dụng O2, hầu hết sẽ tạo ra PO2, và sự biến đổi này làm tăng PCO2 nội bào; vì PCO2 nội bào tăng cao nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào các mao mạch và sau đó được vận chuyển trong máu đến phổi.
Sinh lý nội tiết tuyến giáp
Tuyến giáp nằm trước khí quản, dưới sụn giáp, nặng 20-25g, gồm 2 thùy, có eo ở giữa, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2cm. Cấu trúc gồm nhiều nang giáp, trong chứa đầy dịch keo, xen lẫn hệ thống mạch máu rất phong phú (1% lưu lượng tim), ở đây tổng hợp và dự trữ hormon T3, T4.
Vai trò của hemoglobin trong vận chuyển và sự kết hợp của ô xy
Các phân tử O2 gắn lỏng lẻo và thuận nghịch với phần heme của hemoglobin. Khi PO2 cao, như trong các mao mạch phổi, O2 gắn với hemoglobin, nhưng khi PO2 thấp, như trong các mao mạch ở mô, O2 được giải phóng từ hemoglobin.
Các yếu tố ruột ức chế bài tiết dịch dạ dày
Dạ dày bài tiết một ít ml dịch vị mỗi giờ trong suốt giai đoạn giữa các lần phân giải thức ăn, khi mà có ít hoặc không có sự tiêu hóa diễn ra ở bất cứ vị trí nào của ruột.
Dẫn truyền thị giác: đường dẫn truyền từ hai võng mạc đến vỏ não thị giác
Đường dẫn thị giác có thể được chia sơ bộ thành một hệ thống cũ tới trung não và nền não trước và một hệ thống mới để truyền trực tiếp tín hiệu hình ảnh về vỏ não thị giác ở thùy chẩm.
Cấu trúc tế bào cơ thể người
Hầu hết bào quan của tế bào được che phủ bởi màng bao gồm lipid và protein. Những màng này gồm màng tế bào, màng nhân, màng lưới nội sinh chất, màng ti thể, lysosome,và bộ máy golgi.
Sự điều hòa nồng độ canxi cơ thể người
Ngay khi cơ chế canxi dễ trao đổi trong xương kiểm soát nồng độ canxi dịch ngoại bào, cả hệ PTH và calcitonin đều phản ứng. Chỉ trong 3-5 phút sau sự tăng cấp tính của ion canxi, tốc độ tiết PTH giảm.
Bài tiết ion bicacbonat của tuyến tụy
Khi tuyến tụy bị kích thích để bài tiết ra một lượng dịch tụy dồi dào, nồng độ bicacbonat có thể lên cao tới khoảng 145 mEq/L, gấp khoảng 5 lần nồng độ ionbicacbonat trong huyết tương.
Điện thế hoạt động của tế bào thần kinh
Để tạo ra những tín hiệu thần kinh, điện thế hoạt động di chuyển dọc theo tế bào sợi thần kinh cho tới điểm kếtthúc của nó.
Giải phóng hormon thyroxine và triiodothyronine từ tuyến giáp
Trong quá trình biến đổi phân tử thyroglobulin để giải phóng thyroxine và triiodothyronine, các tyrosine được iod hóa này cũng được giải thoát từ phân tử thyroglobulin, chúng không được bài tiết vào máu.
Sinh lý học thị giác (mắt)
Người mắc bệnh nhược cơ thì mí mắt hay sụp xuống, Làm nghiệm pháp Jolly chớp mắt liên tục 15 lần thì không mở mắt được nữa.
Sinh lý tiêu hóa ở dạ dày
Lúc đói, cơ dạ dày co lại, khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ, để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên.
Chức năng và ảnh hưởng của estrogen lên đặc tính sinh dục tiên phát và thứ phát
Trong thời thơ ấu, estrogen chỉ được tiết với một lượng rất nhỏ, nhưng đến giai đoạn dậy thì, lượng estrogen được tiết ra dưới sự kích thích của hormone điều hòa tuyến sinh dục của tuyến yên tăng lên trên 20 lần.
Chất dẫn truyền thần kinh: đặc điểm của nhóm phân tử lớn
Sự hình thành các chất dẫn truyền nhóm phân tử lớn này phức tạp hơn, nên số lượng của chúng nhỏ hơn so với nhóm phân tử nhỏ.
Sinh lý quá trình sinh nhiệt thải nhiệt cơ thể
Hầu hết lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể được tạo thành từ các cơ quan ở sâu như gan, não, tim và cơ (khi có vận cơ). Rồi thì nhiệt được vận chuyển đến da là nơi có thể thải nhiệt vào môi trường xung quanh.
Ngoại tâm thu nhĩ: rối loạn nhịp tim
Khi tim co sớm hơn bình thường, tâm thất chưa nhận đầy máu như bình thường và nhát bóp đó bơm ít máu hơn. Do đó sóng đập của nhát bóp đó lên thành mach sẽ yếu hơn thậm chí là yếu đến mức không thể bắt được gọi làm mạnh chìm.
Đại cương về hệ nội tiết và hormon
Hoạt động cơ thể được điều hòa bởi hai hệ thống chủ yếu là: hệ thống thần kinh và hệ thống thể dịch. Hệ thống thể dịch điều hoà chức năng của cơ thể bao gồm điều hoà thể tích máu, các thành phần của máu và thể dịch như nồng độ các khí, ion.
Sinh lý điều hòa hô hấp
Ở những trạng thái khác nhau của cơ thể, hoạt động của trung tâm hô hấp cần phải điều chỉnh để giữ PO2, PCO2, pH máu chỉ thay đổi trong giới hạn hẹp.