- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Cung lượng tim và áp lực nhĩ phải: đánh giá qua đường cong cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch
Cung lượng tim và áp lực nhĩ phải: đánh giá qua đường cong cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch
Hệ giao cảm tác động đến cả tim và tuần hoàn ngoại vi, giúp tim đập nhanh và mạnh hơn làm tăng áp lực hệ thống mạch máu trung bình vì làm co mạch, đặc biêt là các tĩnh mạch và tăng sức cản tuần hoàn tĩnh mạch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các yếu tố điều hòa cung lượng tim ở trên đã khá đầy đủ trong hầu hết các trường hợp thông thường. Tuy nhiên, để làm rõ hơn sự điều hòa của tim trong các trường hợp gắng sức, như hoạt động thể lực nặng, suy tim, suy tuần hoàn, thảo luận sau đây.
Trong các phương pháp định lượng, chúng ta cần làm rõ 2 yếu tố cơ bản sau: trong điều hòa cung lượng tim: (1) khả năng bơm máu của tim, được biểu diễn bằng đường cong cung lượng tim (2) các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trở về tim, được biểu diễn bằng đường cong tuần hoàn tĩnh mạch. Sau đó, gộp hai đường cong theo cùng một phép định lượng để xem mối liên hệ giủa cung lượng tim, tuần hoàn tĩnh mạch và áp lực tâm nhĩ phải trong cùng một thời điểm.
Hình. Đánh giá cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch ở trạng thái bình thường.
Khi truyền thêm 20% thể tích máu vào tuần hoàn hệ thống thì tuần hoàn tĩnh mạch là đường kẻ rời và điểm cân bằng A dịch chuyển sang điểm B.
Trong hệ thống tuần hoàn hoàn chỉnh, tim và hệ thống mạch máu cùng phối hợp để vận chuyển máu.
Điều này cần 2 yếu tố: (1) tuần hoàn tĩnh mạch đổ về phải bằng cung lượng tim (2) áp lực dòng máu đổ về phải bằng áp lực trong tâm nhĩ phải.
Vì vậy, ta có thể đánh giá cung lượng tim và áp lực tâm nhĩ phải qua 2 cách: (1) đo lưu lượng tim tại khoảng thời gian nhất định sau đó biểu diễn trên đường cong cung lượng tim, (2) đo lưu lượng tuần hoàn tĩnh mạch đổ về tim tại cùng khoảng thời gian trên và biểu diễn trên đường cong tuần hoàn tĩnh mạch, (3) sau đó biểu diễn 2 đường cong này trên cùng một đồ thị.
Trên đồ thị thể hiện lần lượt đường cong cung lượng tim (màu đỏ) và đường cong tuần hoàn tĩnh mạch (màu xanh). Giao điểm của hai đường này tại điểm A khi tuần hoàn tĩnh mạch bằng cung lượng tim, cũng như áp lực tâm nhĩ phải bằng áp lực tĩnh mạch đổ về. Vì vậy, điểm A đồng thời biểu diễn cung lượng tim, tuần hoàn tĩnh mạch, và áp lực tâm nhĩ phải ở trạng thái bình thường,được gọi là ‘điểm cân bằng’, khi đó cung lượng tim bằng 5L/phút, áp lực tâm nhĩ phải bằng 0 mmHg.
Ảnh hưởng của tăng thể tích tuần hoàn lên cung lượng tim
Tăng đột ngột thể tích tuần hoàn lên 20% có thể làm tăng cung lượng tim từ 2,5 đến 3 lần. Mối liên hệ này, khi truyền một lượng máu lớn vào cơ thể, thể tích tuần hoàn tăng làm áp lực hệ thống mạch máu trung bình tăng lên 16 mmHg, đồ thị tuần hoàn tĩnh mạch dịch chuyển sang phải. Đồng thời, tăng thể tích tuần hoàn làm giãn mạch, giảm sức cản mạch máu, hay giảm sức cản tuần hoàn tĩnh mạch, làm đường cong tuần hoàn tĩnh mạch dịch chuyển lên trên. Từ hai cơ chế trên, đường cong mới sẽ dịch chuyển sang phải, và điểm cân bằng sẽ trở thành điểm B, khi cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch cùng tăng lên 2,5 đến 3 lần, và áp lực tâm nhĩ phải bằng 8 mmHg.
Cơ chế bù trừ điều hòa sự tăng thể tích tuần hoàn
Sự tăng cung lượng tim khi tăng thể tích máu trong lòng mạch chỉ diễn ra vài phút, vì được kiểm soát bởi các cơ chế bù trừ sau:
1. Tăng cung lượng tim làm tăng tuần hoàn mao mạch, thấm dịch ra mô cơ thể nên dòng máu lưu thông giảm về bình thường.
2. Tăng áp lực lòng mạch dẫn đến giãn tĩnh mạch từ từ, gọi là sự giãn nở theo áp lực, làm ứ máu ở ngoại vi,đặc biệt là các cơ quan chứa máu như gan và lách,dẫn đến giảm áp lực hệ thống mạch máu trung bình.
3. Sự tăng lưu lượng tuần hoàn ngoại vi dẫn đến tăng sức cản lòng mạch theo cơ chế tự điều chỉnh, làm tăng sức cản tuần hoàn tĩnh mạch.
Các yếu tố trên sẽ làm giảm áp lực hệ thống mạch máu trung bình dần trở về ngưỡng bình thường, lại tăng sức cản tuần hoàn hệ thống. Do đó, sau khoảng 10 đến 40 phút, cung lượng tim sẽ trở về bình thường.
Sự kích thích thần kinh giao cảm ảnh hưởng đến cung lượng tim
Hệ giao cảm tác động đến cả tim và tuần hoàn ngoại vi, (1) giúp tim đập nhanh và mạnh hơn (2) làm tăng áp lực hệ thống mạch máu trung bình vì làm co mạch, đặc biêt là các tĩnh mạch và tăng sức cản tuần hoàn tĩnh mạch.
Hình mô tả cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch ở ngưỡng bình thường. tại điểm cân bằng A, cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch là 7 mmHg và áp lực tâm nhĩ phải là 0 mmHg. Khi kích thích thần kinh giao cảm tối đa (đường xanh), áp lực hệ thống mạch máu trung bình có thể tăng đến 17 mmHg (thời điểm được mô tả là tuần hoàn tĩnh mạch tiến đến không), đồng thời làm tăng khả năng bơm máu của tim thêm gần 100%. Kết quả là cung lượng tim tăng từ điểm cân bằng A lên đến điểm D có giá trị gấp đôi, nhưng áp lực tâm nhĩ phải lại gần như không thay đổi. Như vây, ở các mức độ kích thích giao cảm khác nhau có thể làm tăng cung lượng tim đến giá trị gấp đôi trong 1 thời gian ngắn, cho đến khi các các cơ chế bù trừ tham gia sau vài giây, đến vài phút để kiểm soát cung lượng tim trở về ngưỡng bình thường.
Hình. Đánh giá điều hòa cung lượng tim khi (1) kích thích thần kinh giao cảm (từ điểm A đến điểm C); (2) kích thích giao cảm cực đại (điểm D); (3) ức chế thần kinh giao cảm bằng gây tê tủy sống toàn bộ (điểm B).
Sự ức chế thần kinh giao cảm ảnh hưởng đến cung lượng tim
Hoạt động thần kinh giao cảm có thể bất hoạt khi gây tê toàn bộ tủy sống hoặc sử dụng thuốc, như hexamethonium ,giúp ức chế quá trình dẫn truyền xung thần kinh đến hạch giao cảm. Đường cong thấp nhất khi ức chế giao cảm bằng gây tê toàn bộ tủy sống, cho thấy (1) áp lực hệ thống mạch máu trung bình giảm xuống còn 4 mmHg, (2) khả năng bơm máu của tim giảm 80% so với giá trị sinh lý. Khi đó, cung lượng tim giảm từ điểm A xuống điểm B và giảm khoảng 60 % giá trị.
Thông động tĩnh mạch ảnh hưởng đến cung lượng tim
Hình mô tả sự thay đổi hoạt động tuần hoàn sau khi động mạch lớn thông với tĩnh mạch lớn.
1. Hai đường đỏ với giao điểm tại A là các đường cong sinh lý.
2. Hai đường cong với giao điểm tại B là đường cong sau khi có thông động tĩnh mạch. Chúng ta nhận thấy (1) đường cong tuần hoàn tĩnh mạch giảm nhanh và đột ngột vì làm giảm đáng kể sức cản ngoại vi khi máu chảy trực tiếp từ động mạch lớn sang hệ thống tĩnh mạch, mà bỏ qua hầu hết sức cản của tuần hoàn ngoại biên, (2) đường cong cung lượng tim có tăng lên đôi chút vì khi giảm sức cản kết hợp với giảm huyết áp động mạch, tim co bóp dễ dàng hơn. Trên thực nghiệm, tại điểm B, cung lượng tim tăng từ 5L/ phút lên 13 L/phút, áp lực tâm nhĩ phải tăng khoảng 3mmHg.
Hình. Thay đổi áp lực tâm nhĩ phải và cung lượng tim sau khi có thông động tĩnh mạch. Điểm A là điểm cân bằng sinh lý, Điểm B là ngay sau khi có thông động tĩnh mạch; Điểm C là sau thông động tĩnh mạch 1 phút hay giai đoạn cơ chế thần kinh giao cảm bắt đầu hoạt hóa; Điểm D là sau vài tuần khi thể tích tuần hoàn đã tăng và có hiện tượng phì đại cơ tim.
3. Điểm C là sau 1 phút, khi các cơ chế thần kinh giao cảm điều hòa giúp phục hồi huyết áp động mạch và gây ra 2 tác dụng khác: (1) tăng áp lực hệ thống mạch máu trung bình (vì làm co toàn bộ động mạch và tĩnh mạch) từ 7 lên 9 mmHg, đường cong cung lượng tim dịch chuyển sang phải 2 mmHg (2) tăng cung lượng tim (do kích thích hoạt động tim). Lúc này, xung lượng tim tăng đến 16 L/phút, và áp lực tâm nhĩ phải tăng đến 4 mmHg.
4. Điểm D là sau vài tuần,thể tích tuần hoàn tăng vì huyết áp động mạch giảm đôi chút, trong khi thần kinh giao cảm làm giảm bài tiết ure tạm thời, tăng giữ muối nước. Áp lực hệ thống mạch máu trung bình lúc này là 12 mmHg, và đường cong tuần hoàn tĩnh mạch dịch thêm 3 mmHg sang phải.Mặt khác, tăng gánh cho tim trong thời gian dài dẫn đến phì đại cơ tim, và tăng cung lượng tim thêm một khoảng giá trị nhỏ nữa. Như vậy,tại điểm D cung lượng tim tăng là khoảng 20 L/phút, áp lực tâm nhĩ phải tăng đến 6 mmHg.
Các yếu tố đánh giá khác
Điều hòa cung lượng tim khi hoạt động thể lực, và sự điều hòa cung lượng tim ở các giai đoạn khác nhau của suy tim xung huyết.
Hình. Dòng máu đi qua gốc động mạch chủ qua lưu lượng kế điện từ.
Bài viết cùng chuyên mục
Sự tiết Progesterone của nhau thai
Progesterone góp phần vào sự phát triển của thai, làm tăng bài tiết của ống dẫn trứng và tử cung người mẹ ddeer cung cấp chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của phôi dâu và túi phôi.
Tổn thương cơ tim: dòng điện tim bất thường
Phần tim bị tổn thương mang điện âm vì đó là phần đã khử cực và phát điện âm vào dịch xung quanh, trong khi những vùng còn lại của tim trung tính hoặc dương điện.
U đảo tụy: tăng tiết shock insulin và hạ đường huyết
Ở những bệnh nhân có khối u tiết insulin hoặc ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân dùng quá nhiều insulin cho chính họ, các hội chứng đó được gọi là sốc insulin.
Vận chuyển lipids trong dịch cơ thể
Cholesterol và phospholipid được hấp thụ từ hệ thống ruột vào trong chylomicron. Vì thế dù chylomicron được cấu tạo chủ yếu từ triglycerides, chúng còn chứa phospholipid, cholesterol và apoprotein B.
Hormone tuyến giáp làm tăng phiên mã số lượng lớn các gen
Hầu hết các tế bào cơ thể, lượng lớn các enzym protein, protein cấu trúc, protein vận chuyển và chất khác được tổng hợp, kết quả đều làm tăng hoạt động chức năng trong cơ thể.
Sự hình thành thủy dịch từ thể mi của mắt
Thủy dịch luôn được tiết ra và tái hấp thu. Sự cân bằng giữa sự tiết ra và sự hấp thu quyết định thể tích của thủy dịch và áp suất nội nhãn cầu.
Hình thành acid acetoacetic trong gan và sự vận chuyển trong máu
Các acid acetoacetic, acid β-hydroxybutyric, và acetone khuếch tán tự do qua màng tế bào gan và được vận chuyển trong máu tới các mô ngoại vi, ở đây, chúng lại được khuếch tán vào trong tế bào.
Sinh lý quá trình tạo máu
Trong suốt thời kỳ phôi thai, lần lượt túi noãn hoàng, gan, lách, tuyến ức, hạch bạch huyết và tuỷ xương tham gia hình thành các tế bào máu. Tuy nhiên, sau khi sinh quá trình tạo máu chỉ xảy ra ở tuỷ xương.
Cơ chế chung của sự co cơ
Acetylcholine hoạt động trên một khu vực cục bộ của màng sợi cơ để mở các kênh cation có “cổng acetylcholine” thông qua các phân tử protein lơ lửng trong màng.
Sinh lý tiêu hóa ở ruột non
Khi bị tắc ruột, để đẩy nhũ trấp đi qua được chỗ tắc, nhu động tăng lên rất mạnh gây ra triệu chứng đau bụng từng cơn, và xuất hiện dấu hiệu rắn bò
Tác dụng của hormon PTH lên nồng độ canxi và phosphate dịch ngoại bào
PTH có hai cơ chế để huy động canxi và phosphate từ xương. Một là cơ chế nhanh chóng thường bắt đầu trong vài phút và tăng dần trong vài giờ.
Phức bộ QRS: hình dạng giãn rộng bất thường
Phức bộ QRS được xem là không bình thường khi kéo dài ít hơn 0,09s; khi nó giãn rộng trên 0,12s- tình trạng này chắc chắn gây ra bởi bệnh lý block ở 1 phần nào đó trong hệ thống dẫn truyền của tim.
Chức năng và ảnh hưởng của estrogen lên đặc tính sinh dục tiên phát và thứ phát
Trong thời thơ ấu, estrogen chỉ được tiết với một lượng rất nhỏ, nhưng đến giai đoạn dậy thì, lượng estrogen được tiết ra dưới sự kích thích của hormone điều hòa tuyến sinh dục của tuyến yên tăng lên trên 20 lần.
Giai đoạn trơ sau điện thế màng hoạt động: không có thiết lập kích thích
Nồng độ ion canxi dịch ngoại bào cao làm giảm tính thấm của màng các ion natri và đồng thời làm giảm tính kích thích. Do đó, các ion canxi được cho là một yếu tố “ổn định”.
Ngừng tim trong rối loan nhịp tim
Giảm oxy máu khiến cho sợi cơ tim và sợi dẫn truyền mất điện thế màng bình thường và tính dễ kích thích này làm cho nhịp tự động biến mất.
Điều hòa lưu lượng máu bằng những thay đổi trong mạch máu mô
Sự tái tạo vật chất của mạch xảy ra để đáp ứng với nhu cầu của mô. Sự tái cấu trúc này xảy ra nhanh trong vòng vài ngày ở những động vật non. Nó cũng xảy ra nhanh ở những mô mới lớn như mô sẹo, mô ung thư.
Tăng huyết áp: huyết áp trong hoạt động cơ và các tuyp stress
Nhiều tuyp của stress cùng với hoạt động cơ là giống nhau ở sự tăng huyết áp. Ví dụ trong hoảng sợ quá mức huyết áp có thể tăng thêm 70-100 mmHg trong 1 vài giây.
Kiểm soát lưu lượng mạch vành
Điều hòa lưu lượng máu. Lưu lượng máu trong động mạch vành thường được điều chỉnh gần như chính xác tương ứng với nhu cầu oxy của cơ tim.
Tác dụng của cortisol lên chuyển hóa carbohydrate
Tác dụng chuyển hóa của cortisol và glucocorticoid khác được biết nhiều nhất là tác dụng kích thích tạo đường mới tại gan, mức tăng tạo đường mới dưới tác dụng của cortisol có thể tăng từ 6 đến 10 lần.
Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm gây kích thích và ức chế
Không có một sự tóm tắt nào có thể sử dụng để giải thích liệu sự kích thích hệ giao cảm hoặc phó giao cảm có gây ra kích thích hoặc ức chế trên một cơ quan nhất định.
Chức năng tủy thượng thận: giải phóng adrenalin và noradrenalin
Adrenalin và noradrenalin trong vòng tuần hoàn có tác dụng gần như giống nhau trên các cơ quan khác nhau và giống tác dụng gây ra bởi sự kích thích trực tiếp hệ giao cảm.
Ngoại tâm thu nhĩ: rối loạn nhịp tim
Khi tim co sớm hơn bình thường, tâm thất chưa nhận đầy máu như bình thường và nhát bóp đó bơm ít máu hơn. Do đó sóng đập của nhát bóp đó lên thành mach sẽ yếu hơn thậm chí là yếu đến mức không thể bắt được gọi làm mạnh chìm.
Sự lan truyền điện thế hoạt động màng tế bào
Quá trình khử cực di chuyển dọc theo toàn bộ chiều dài dây thần kinh. Sự lan truyền của quá trình khử cực dọc theo một dây thần kinh hoặc sợi cơ được gọi là một xung động thần kinh hay cơ.
Lưu lượng của dòng bạch huyết của cơ thể
Bơm bạch huyết làm tăng dòng chảy bạch huyết. Van tồn tại trong tất cả các kênh bạch huyết. Van điển hình trong việc thu thập bạch huyết vào các mao mạch bạch huyết trống.
Vùng dưới đồi: cơ quan đầu não của hệ limbic
Vùng dưới đồi, mặc dù kích thước nhỏ, chỉ vài cm (nặng khoảng 4 gram), nhưng có 2 đường truyền tới tất cả cấu trúc của hệ limbic. Vùng dưới đồi và cấu trúc phụ liên quan gửi xung động đi ra theo 3 đường.