- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sự phát triển của hệ cơ quan thai nhi
Sự phát triển của hệ cơ quan thai nhi
Sự phát triển các tế bào trên mỗi cơ quan thường chưa được hoàn thiện và cần 5 tháng mang thai còn lại để phát triển hoàn toàn. Ngay cả lúc sinh, những cấu trúc nhất định, đặc biệt là hệ thần kinh, thận và gan, thiếu sự phát triển hoàn toàn, như được mô tả sau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chỉ trong một tháng sau khi trứng thụ tinh, những đặc tính đại thể của tất cả các cơ quan khác nhau của bào thai đã bắt đầu được phát triển, và trong suốt 2-3 tháng tiếp theo hầu hết đặc điểm của các cơ quan khác nhau đã được thiết lập. Sau tháng thứ tư, những cơ quan của bào thai về mặt đại thể giống với bào thai. Tuy nhiên, sự phát triển các tế bào trên mỗi cơ quan thường chưa được hoàn thiện và cần 5 tháng mang thai còn lại để phát triển hoàn toàn. Ngay cả lúc sinh, những cấu trúc nhất định, đặc biệt là hệ thần kinh, thận và gan, thiếu sự phát triển hoàn toàn, như được mô tả sau.
Hệ tuần hoàn
Tim bắt đầu đập từ tuần thứ tư sau khi thụ tinh, co bóp với tỉ lệ khoảng 65 nhịp/phút. Tỉ lệ này tăng đều đến khoảng 140 nhịp/phút ngay sau khi sinh.
Hình thành các tế bào máu
Các tế bào hồng cầu có nhân bắt đầu được hình thành ở túi noãn hoàng và lớp trung biểu mô của nhau thai khoảng tuần thứ ba của sự phát triển thai. Sau đó một tuần (tuần thứ tư đến tuần thứ năm) hình thành các tế bào hồng cầu không có nhân bởi trung biểu mô thai và cũng bởi trung biểu mô của các mạch máu. Vào tuần thứ 6, gan bắt đầu hình thành các tế bào máu, và vào tháng thứ ba, lách và các mô lympho của cơ thể bắt đầu hình thành các tế bào máu. Cuối cùng, từ tháng thứ ba, tủy xương dần trở thành nguồn chính của các tế bào hồng cầu, cũng như hầu hết các bạch cầu, ngoại trừ các sản xuất các tế bào lympho và tương bào ở mô lympho.
Hệ thống hô hấp
Hô hấp không thể xảy ra trong cuộc sống bào thai bởi vì khoongc ó khí để thở trong khoang ối. Tuy nhiên, vận động hô hấp được cố gắng thực hiện diễn ra bắt đầu vào cuối quý thứ nhất của kỳ thai nghén. Kích thích xúc giác và đặc biệt thai ngạt gây cố gắng vận động hô hấp.
Trong suốt 3-4 tháng cuối của kỳ thai nghén, vận động hô hấp của thai chủ yếu là bị ức chế, lý do vẫn chưa được biết, và phổi hầu như vẫn hoàn toàn bị xẹp. Sự ức chế hô hấp trong những tháng cuối của bào thai ngăn cản phổi được ngập tràn dịch và mảnh vụn từ phân được bài tiết bởi ống tiêu hóa của thai vào dịch ối. Cũng vì thế, lượng nhỏ dịch được bài tiết vào phổi bởi biểu mô phế nang tăng lên cho đến thời điểm lúc sinh, do đó chỉ giữ dịch sạch trong phổi.
Hệ thần kinh
Phần lớn những phản xạ của thai, bao gồm tủy sống và kể cả thân não xuất hiện kể từ tháng thứ ba đến tháng thứ tư của kỳ thai nghén. Tuy nhiên, chức năng hệ thần kinh bao gồm vỏ não vẫn chỉ phát triển ở giai đoạn sớm kể cả lúc sinh. Thực tế, sự myeline hóa một số vùng thần kinh não quan trọng của não hoàn thành chỉ sau khoảng 1 năm sau sinh.
Ống tiêu hóa
Giữa kỳ thai nghén bào thai bắt đầu tiêu hóa và hấp thu lượng lớn dịch ối, và trong 2-3 tháng cuối, chức năng tiêu hóa giống với của đứa trẻ sơ sinh bình thường. Ở thời điểm này, lượng nhỏ phân liên tục được hình thành trong ống tiêu hóa và được đào thải từ hậu môn vào dịch ối. Phân bao gồm một phần từ phần còn lại dịch ối đã nuốt vào và một phần dịch nhầy, các tế bào biểu mô, và các sản phẩm bài tiết còn lại từ biểu mô đường tiêu hóa và các tuyến.
Thận
Thận bào thai bắt đầu bài tiết nước tiểu trong suốt quý thứ 2, và nước tiểu thai tạo ra chiếm khoảng 70-80% của dịch ối. Thận phát triển bất thường hoặc suy chức năng thận nghiêm trọng làm giảm đáng kể sự hình thành dịch ối của thai (oligohydramnios) và có thể dẫn đến chết thai.
Mặc dù thận thai hình thành nước tiểu,hệ thống điều khiển của thận điều hòa thể tích dịch ngoại bào và cân bằng điện giải, và đặc biệt cân bằng acidbase hầu như không tồn tại cho đến giai đoạn cuối của thai và chưa phát triển hoàn thiện cho đến một ít tháng sau khi sinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Dẫn truyền xung động từ tận cùng thần kinh tới sợi cơ vân: Khớp thần kinh cơ
Điện thế hoạt động bắt đầu lan truyền trong các sợi cơ vân bởi các xung thần kinh đi theo cả hai hướng về phía tận cùng sợi cơ.
Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm gây kích thích và ức chế
Không có một sự tóm tắt nào có thể sử dụng để giải thích liệu sự kích thích hệ giao cảm hoặc phó giao cảm có gây ra kích thích hoặc ức chế trên một cơ quan nhất định.
Trở kháng thành mạch với dòng máu của hệ tuần hoàn
Trở kháng là sự cản trở với dòng máu trong mạch, không thể đo bằng phương tiện trực tiếp, chỉ được tính từ những công thức, phép đo của dòng máu và sự chênh lệch áp lực giữa 2 điểm trên mạch.
Nguyên nhân gây ngoại tâm thu: rối loạn nhịp tim
Ngoại tâm thu thường xuyên gặp trong thông buồng tim, ngoại tâm thu cũng xảy ra khi đứa catheter vào trong buồng thất phải và chén ép nội tâm mạc.
Tần số âm thanh: định nghĩa nguyên lý vị trí thính giác
Phương pháp chủ yếu để hệ thần kinh phát hiện ra các tần số âm thanh khác nhau là xác định vị trí trên màng nền nơi mà nó được kích thích nhiều nhất, nó được gọi là nguyên lý vị trí trong xác định tần số âm thanh.
Kiểm soát sự tiết PTH thông qua nồng độ ion canxi
Giảm nồng độ ion canxi dịch ngoại bào ức chế con đường này,và kích thích bài tiết PTH quá trình này trái ngược với nhiều mô nội tiết, trong đó tiết hormone được kích thích khi những con đường được kích hoạt.
Phản xạ tư thế: dáng đi ở tủy sống
Ở động vật có xương sống, khi cơ thể bị ngả về một bên thì sẽ xuất hiện các động tác không đồng vận để cố gắng giúp nó đứng thẳng dậy. Phản xạ này được gọi là phản xạ đứng dậy tuỷ sống.
Insulin kích hoạt receptor tế bào đích và những kết quả mang lại
Insulin liên kết với tiểu đơn vị của thụ thể của nó, gây ra quá trình tự phosphoryl hóa thụ thể - tiểu đơn vị, từ đó gây ra hoạt hóa tyrosine kinase.
Hàng rào máu dịch não tủy và hàng rào máu não
Hàng rào tồn tại ở cả đám rối mạch mạc và ở quanh mao mạch não tại hầu hết các vùng nhu mô não ngoại trừ một số vùng như vùng dưới đồi, tuyến tùng và vùng postrema, nơi các chất khuếch tán dễ dàng vào mô não.
Chức năng tâm thất giống như bơm
Với cả sự tăng thể tích cuối tâm trương và giảm thể tích cuối tâm thu, thể tích co bóp có thể tăng hơn gấp đôi so với bình thường.
Sinh lý hoạt động trí nhớ
Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin về môi trường ngoài tác dụng lên cơ thể. Nơi lưu giữ thông tin, chủ yếu là những cấu trúc của não, có tác giả cho rằng ở cả phần dưới cuả hệ thần kinh.
Phức bộ QRS: nguyên nhân gây ra điện thế bất thường
Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc.
Chức năng gan của trẻ sơ sinh
Bởi vì gan của trẻ sơ sinh thiếu hình thành các protein huyết tương, nồng độ protein huyết tương giảm trong những tuần đầu ít hơn trẻ lớn. Thỉnh thoảng nồng độ protein máu giảm đến mức thấp gây phù.
Dịch vào ra của cơ thể: cân bằng trong trạng thái ổn định
Dịch trong cơ thể rất hằng định, bởi vì nó liên tục được trao đổi với môi trường bên ngoài cũng như với các bộ phận khác trong cơ thể.
Chức năng dự trữ máu của các tĩnh mạch
Các tĩnh mạch ngoại vi cũng có thể đẩy máu đi bằng cách cũng được gọi là “bơm tĩnh mạch” và chúng thậm chí cũng giúp điều hoà lượng máu ra từ tim.
Phản xạ nhĩ và động mạch phổi điều hòa huyết áp
Ở thành của tâm nhĩ và động mạch phổi có receptor căng gọi là receptor hạ áp, nó giống với thụ thể cảm nhận của động mạch hệ tuần hoàn lớn.
TSH từ thùy trước tuyến yên kiểm soát bài tiết hormon giáp
Kết hợp TSH với receptor đặc hiệu trên bề mặt màng tế bào tuyến giáp, hoạt hóa adenylyl cyclase ở màng tế bào, cuối cùng cAMP hoạt động như một chất truyền tin thứ 2 hoạt hóa protein kinase.
Duy trì thăng bằng tĩnh: chức năng của soan nang và cầu nang
Khi cơ thể đột ngột bị đẩy mạnh ra trước - là khi cơ thể tăng tốc-đá tai, thứ có quán tính lớn hơn dịch xung quanh, đổ ra phía sau và chạm các nhung mao của tế bào có lông, và thông tin về sự mất thăng bằng được gửi về thần kinh trung ương.
Chuyển động mắt theo đuổi: chú ý các đối tượng chuyển động
Nếu một đối tượng chuyển động lên xuống kiểu sóng với tốc độ vài lần mỗi giây, mắt đầu tiên có thể không chú ý vào nó. Tuy nhiên, sau một giây hoặc lâu hơn, mắt bắt đầu cử động bằng cách giật.
Hoạt động điện của lớp cơ trơn ống tiêu hóa
Ở sợi cơ trơn đường tiêu hóa, các kênh chịu trách nhiệm cho điện thế hoạt động lại hơi khác, chúng cho phép 1 lượng lớn ion Canxi cùng 1 lượng nhỏ ion Natri đi vào, do đó còn gọi là kênh Canxi - Natri.
Các hệ thống điều hòa huyết áp
Hệ thống đàu tiên đáp ứng lại những thay đổi cấp tính ở huyết áp động mạch là hệ thống thần kinh. Cơ chế thận để kiểm soát lâu dài của huyết áp. Tuy nhiên, có những mảnh khác nhau của vấn để.
Loại dịch trong cơ thể người: đo bằng chỉ thị mầu
Dựa trên nguyên tắc bảo toàn vật chất, có nghĩa là tổng lượng vật chất sau khi hòa vào dịch bằng với tổng lượng vật chất trước khi được bơm vào.
Kiểm soát cục bộ lưu lượng máu đáp ứng nhu cầu của mô
Lưu lượng máu đến da quyết định sự thải nhiệt từ cơ thể, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra sự vận chuyển đầy đủ máu đến thận cho phép thận lọc và bài tiết các chất thải của cơ thể, điều chỉnh thể tích dịch cơ thể và chất điện giải.
Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật
Các bào quan và thể vùi nằm lơ lững trong dịch tế tương. Từ bào tương (cytoplasm) dùng để bao hàm cả dịch tế bào, tất cả các bào quan.
Chu kỳ nội mạc tử cung và hành kinh
Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc.