- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sự hấp thu thủy dịch của mắt
Sự hấp thu thủy dịch của mắt
Sau khi thủy dịch được hình thành từ các mỏm mi, nó sẽ lưu thông, thông qua lỗ đồng tử đi vào tiền phòng của mắt sau đó chảy vào góc giữa giác mạc và mống mắt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mắt chứa đầy các chất lỏng nội nhãn, nó tạo áp suất giúp cho nhãn cầu luôn giữ được hình dáng căng phồng. Hai phần của chất lỏng nội nhãn - thủy dịch, nằm trước thể thủy tinh và dịch kính, nằm giữa mặt sau thể thủy tinh và võng mạc. Thủy dịch là một chất lỏng luôn dịch chuyển trong khi dịch kính là một khối chất keo được giữ bằng hệ mạng lưới sợi nhỏ mịn, chủ yếu là các phân tử proteoglycan dài. Cả chất lỏng và các chất hòa tan đều có thể khuếch tán vào dịch kính nhưng rất ít.
Hình. Sự hình thành và dòng chảy của dịch trong mắt.
Thủy dịch luôn được tiết ra và tái hấp thu. Sự cân bằng giữa sự tiết ra và sự hấp thu quyết định thể tích của thủy dịch và áp suất nội nhãn cầu.
Hình. Giải phẫu góc tiền phòng, cho thấy hệ thống dẫn lưu thủy dịch từ nhãn cầu vào các tĩnh mạch kết mạc.
Sau khi thủy dịch được hình thành từ các mỏm mi, nó sẽ lưu thông, thông qua lỗ đồng tử đi vào tiền phòng của mắt sau đó chảy vào góc giữa giác mạc và mống mắt, đi vào cấu trúc Trabeculae, cuối cùng chảy vào kênh Schlemm, nơi sẽ đổ vào tĩnh mạch nước rồi đi ra ngoài mắt. Các cấu trúc giải phẫu ở góc tiền phòng và cấu trúc trabeculae và ống Schlemm. Ống Shlemm là một tĩnh mạch mỏng trải dài xung quanh tiền phòng. Vách của nó có nhiều lỗ thủng có thể cho các phân tử protein cho tới các hồng cầu có thể đi từ góc tiền phòng vào ống Shlemm. Mặc dù ống Shlemm là một tĩnh mạch nhưng nó thường chứa thủy dịch hơn là chứa máu. Các tĩnh mạch nhỏ dẫn từ ống Shlemm đi tới các tĩnh mạch khác lớn hơn của mắt đều chỉ chứa thủy dịch, các tĩnh mạch đó được gọi là tĩnh mạch nước.