Phức bộ QRS: nguyên nhân gây ra điện thế bất thường

2020-08-08 08:34 AM

Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phức bộ QRS tăng điện thế trên các chuyển đạo lưỡng cực chi

Bình thường, điện thế trên 3 chuyển đạo lưỡng cực chi được tính từ đỉnh của sóng R tới điểm thấp nhất sóng S, thay đổi trong khoảng từ 0,5 tới 2mV, với chuyển đạo III có điện thế thấp nhất và chuyển đạo II cao nhất. Tuy nhiên, điểu này không phải lúc nào cũng đúng, ngay cả ở tim khỏe mạnh. Khi tổng điện thế của phức bộ QRS ở cả 3 chuyển đạo lưỡng cực chi lớn hơn 4mV, bệnh nhân được xem là có điện thế cao.

Nguyên nhân của tăng điện thế phức bộ QRS phần lớn là do tăng khối lượng cơ tim, là hệ quả của phì đại cơ để đáp ứng lại tình trạng quá tải của 1 hay nhiều phần của tim. Ví dụ, phì đại thất phải khi nó phải bơm máu qua chỗ hẹp của van động mạch phổi và thất trái phì đại ở người tăng huyết áp. Sự tăng khối lượng cơ dẫn đến sự tăng đáng kể điện thế trong tim. Hệ quả là điện thế được ghi lại trên điện tâm đồ tăng đáng kể so với bình thường.

Phức bộ QRS giảm điện thế

Giảm điện thế do bệnh cơ tim

Điện thế thấp do tổn thương tâm thất sau nhồi máu cơ tim

Hình: Điện thế thấp do tổn thương tâm thất sau nhồi máu cơ tim.

Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc. Hệ quả là gây nên phực bộ QRS kéo dài và điện thế thấp hơn bình thường. Hình 12-16 là 1 ví dụ điển hình về điện thế thấp vào phức bộ QRS kéo dài trên điện tâm đồ.

Giảm điện thế do nguyên nhân ngoài tim

Một trong nhữn nguyên nhân quan trọng gây giảm điện thế của các chuyển đạo điện tâm đồ là dịch màng ngoài tim. Do dịch ngoại bào dẫn điện rất tốt, một phần lớn của dòng điện ra khỏi tim được dẫn từ 1 phần của tim ra tới dịch màng ngoài tim. Như vậy, tràn dịch màng ngoài tim gây đoản mạch dòng điện do tim tạo ra, làm giảm điện thế của tim đưa ra bề mặt cơ thể. Tràn dịch màng phổi ở mức độ nhẹ cũng gây đoản mạch của dòng điện quanh tim, do đó điện thế của dòng điện ở bề mặt cơ thể và trên điện tâm đồ giảm.

Bệnh khí phế thũng có thể gây giảm điện thế, nhưng khác với tràn dịch màng ngoài tim. Ở bệnh nhân khí phế thũng, sự dẫn truyền dòng điện qua phổi bị giảm xuống đáng kể bởi sự tăng lượng khí trong phổi. Cũng như vậy, lồng ngực giãn rộng, phổi có xu hướng bao trùm tim 1 vùng lớn hơn bình thường. Sự bao trùm của phổi ngăn cản sự truyền dòng điện từ tim ra ngoài bề mặt cơ thể, kết quả là sự giảm điện thế trên các chuyển đạo khác nhau trên điện tâm đồ.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị