Bài tiết ion bicacbonat của tuyến tụy

2022-03-30 09:17 AM

Khi tuyến tụy bị kích thích để bài tiết ra một lượng dịch tụy dồi dào, nồng độ bicacbonat có thể lên cao tới khoảng 145 mEq/L, gấp khoảng 5 lần nồng độ ionbicacbonat trong huyết tương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mặc dù các enzyme của dịch tụy được bài tiết toàn bộ bởi các tiểu thùy của tuyến tụy, thì hai thành phần quan trọng khác của dịch tụy là ion bicacbonat và nước, lai được bài tiết chủ yếu bởi các tế bào biểu mô của ống nhỏ và ống lớn được dẫn ra từ các tiểu thùy. Khi tuyến tụy bị kích thích để bài tiết ra một lượng dịch tụy dồi dào, nồng độ bicacbonat có thể lên cao tới khoảng 145 mEq/L, gấp khoảng 5 lần nồng độ ionbicacbonat trong huyết tương. Nồng độ cao này có thể cung cấp một lượng lớn baze cho dịch tụy nhằm phục vụ việc trung hòa lượng HCl được đổ vào tá tràng từ dạ dày.

Các bước cơ bản trong cơ chế tế bào của việc bài tiết dịch natri bicacbonat vào trong các ống nhỏ và ống lớn:

Tụy bài tiết NaHCO3

Hình. Bài tiết dung dịch NaHCO3 bởi các ống dẫn và ống tuyến tụy. CA, anhydrase cacbonic.

1. CO2 khuếch tán từ máu vào bên trong tế bào, dưới tác động của cacbonic anhydrase, CO2 kết hợp với nước tạo thành acid cacbonic (H2CO3). Acid cacbonic phân ly thành ion bicacbonat và ion Hydrogen (HCO3- và H+). Các ion HCO3- được bổ sung thêm vào tế bào thông qua màng đáy bên nhờ kênh đồng vận chuyển với Na+. Ion HCO3- trao đổi với ion Cl- bằng vận chuyển chủ động thứ phát vào lòng của ống tuyến. Ion Cl- đã đi vào trong tế bào sau đó sẽ quay vòng trở lại lòng ống bởi các kênh Cl- đặc biệt.

2. Ion H+ được tạo thành do sự phân ly của acid cacbonic bên trong tế bào được sao đổi với ion Na+ thông qua màng bên của tế bào bằng cách vận chuyển chủ động thứ phát. Ion Na+ cũng đi vào trong tế bào bằng kên đồng vận chuyển với HCO3- thông qua màng bên của tế bào. Ion Na+ sau đó được vận chuyển xuyên quan bờ lòng ống vào trong lòng ống tụy. Điện thế âm của lòng ống cũng đẩy các ion Na+ tích điện dương xuyên qua các mối nối chặt chẽ giữa các tế bào.

3. Tất cả sự di chuyển của ion Na+ và HCO3- từ ḍng máu vào trong ḷng ống tạo nên một gradient áp lực thẩm thấu gây nên sự thẩm thấu của nước vào bên trong lòng ống tụy, do đó tạo nên một dung dịch bicacbonat đẳng trương hoàn toàn.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị