Mối quan hệ giữa huyết áp dòng chảy và lực cản

2020-08-11 07:55 AM

Dòng máu qua mạch được quyết định bởi chênh lệch áp lực máu giữa 2 đầu của đoạn mạch, và sức cản chống lại dòng máu qua mạch, hay còn được gọi là sức cản thành mạch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chức năng của hệ tuần hoàn là cung câp máu cần thiết cho mô- vận chuyển dinh dưỡng tới mô cơ quan, đồng thời vận chuyển chất thả, vận chuyển hormon từ 1 số cơ quan trong cơ thể đến những nơi khác, giữ ổn định nồng độ các chất trong nội môi trong cơ thể giúp các tế bào tồn tại và thực hiện tốt các chứng năng của mình.

Dòng máu qua mạch được quyết định bởi 2 yếu tố: (1) chênh lệch áp lực máu giữa 2 đầu của đoạn mạch, còn được gọi là “gradient huyết áp”, thứ sẽ đẩy máu qua mạch. Và (2) sức cản chống lại dòng máu qua mạch, hay còn được gọi là sức cản thành mạch. Hình giải thích mối quan hệ này, một mạch máu bất kì trong hệ thống tuần hoàn.

Mối quan hệ giữa áp suất, lực cản và lưu lượng máu

Hình. Mối quan hệ giữa áp suất, lực cản và lưu lượng máu. P1, áp suất tại gốc của bình; P2, áp suất ở đầu kia của bình.

P1 giới thiệu lại huyết áp ở gốc đoạn mạch, và đầu kia huyết áp là P2. Lực cản xuất hiện như là kết quả của sự va đập giữa dòng máu với nội mô thành mạch dọc đoạn mạch. Dòng chảy có thể tính bởi công thức sau, còn được gọi là định luật Ohm:

F = ∆P/R

với F là lưu lượng máu

∆P là chênh lệch huyết áp (P1-P2) giữa 2 điểm cuối của ống mạch.

R là sức cản.

Thông qua công thức này có thể thấy lưu lượng máu tỷ lệ thuận với chênh lệch huyết áp nhưng tỷ lệ nghịch với sức cản.

Chú ý rắng chênh lệch huyết áp ở giữa 2 điểm cuối của lòng mạch, không phải là huyết áp tuyệt đối trong lòng mạch, quyết định tốc độ máu. Ví dụ nếu huyết áp tại cả 2 điểm cuối là 100 mmHg, không có sự khác biệt huyết áp tại 2 điểm cuối này nên không có dòng máu chẩy qua ặc dù huyết áp là 100mmHg.

Định luật Ohm, đã nêu ở trên đã nói rõ một số điều quan trọng trong tất cả các mối tương quan giúp cho người đọc hiểu được huyết động học trong hệ tuần hoàn. Công thức này rất quan trong, nên người đọc cũng nên biết 1 số công thức đại số khác của nó :

∆P = F x R

R=  ∆P/F.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị