- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Chức năng và ảnh hưởng của estrogen lên đặc tính sinh dục tiên phát và thứ phát
Chức năng và ảnh hưởng của estrogen lên đặc tính sinh dục tiên phát và thứ phát
Trong thời thơ ấu, estrogen chỉ được tiết với một lượng rất nhỏ, nhưng đến giai đoạn dậy thì, lượng estrogen được tiết ra dưới sự kích thích của hormone điều hòa tuyến sinh dục của tuyến yên tăng lên trên 20 lần.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chức năng cơ bản của estrogen là kích thích sự tăng sinh và phát triển tế bào ở các mô của bộ máy sinh dục và các mô khác liên quan đến chức năng sinh sản.
Ảnh hưởng của estrogen lên tử cung và bộ phận sinh dục ngoài
Trong thời thơ ấu, estrogen chỉ được tiết với một lượng rất nhỏ, nhưng đến giai đoạn dậy thì, lượng estrogen được tiết ra dưới sự kích thích của hormone điều hòa tuyến sinh dục của tuyến yên tăng lên trên 20 lần. Khí đó, cơ quan sinh dục nữ chuyển từ của trẻ em sang người trưởng thành. Buồng trứng, vòi trứng, tử cung và âm đạo cũng tăng kích thước lên nhiều lần.
Cùng với sự lớn lên của bộ phận sinh dục ngoài, cũng co sự phát triển của mỡ ở vùng mu và hai môi lớn và sự lớn lên của hai môi nhỏ.
Thêm vào đó, estrogen chuyển biểu mô âm đạo từ biểu mô trụ sang biểu mô lát- dạng này vững chắc hơn khi gặp chấn thương hay nhiễm khuẩn so với dạng biểu mô trụ trước tuổi dậy thì. Nhiễm trùng âm đạo ở trẻ em thường có thể chữa khỏi bằng liệu pháp estrogen đơn thuần vì sẽ làm bền vững biểu mô âm đạo.
Vài năm đầu sau giai đoạn dậy thì, kích thước tử cung tăng lên gấp 2 đến ba lần, nhưng quan trọng hơn việc tăng lên về kích thước tử cung là sự biến đổi ở lớp nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của estrogen. Estrogen đánh dấu sự tăng sinh của chất đệm nội mạc tử cung và sự tăng sinh mạnh mẽ của các tuyến nội mạc, các tuyến này sau này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng sau khi làm tổ.
Ảnh hưởng của estrogen lên vòi Fallope
Tác dụng của estrogen lên lớp niêm mạc lót của vòi Fallope tương tự tác dụng lên nội mạc tử cung. Chúng làm cho các mô hạch ở lớp niêm mạc tăng sinh; đặc biệt quan trọng, chúng làm tăng số lượng các tế bào lông chuyển ở niêm mạc. Hơn nữa, còn làm tăng hoạt động của các lông này. Những lông này luôn chuyển động về hướng tử cung giúp đẩy noãn đã thụ tinh đi theo hướng này.
Ảnh hưởng của estrogen lên vú
Ban đầu vú của trẻ nữ và nam hoàn toàn giống nhau. Thực tế, dưới tác động phù hợp của các hormone, vú của nam giới trong 20 năm đầu có thể phát triển đầy đủ và bài tiết sữa tương tự như nữ giới.
Estrogen kích thích (1) phát triển mô đệm của vú, (2) phát triển hệ thống chế tiết, và (3) lắng đọng mô mỡ ở vú. Các tiểu thùy và các túi chế tiết của vú phát triển chậm khi chỉ có sự tác động của estrogen, nhưng khi có mặt của progesterone và prolactin sẽ tạo ra sự phát triển toàn diện về cả cấu trúc và chức năng của những thành phần này.
Tóm lại, estrogen khởi động sự phát triển của vú và chức năng tạo sữa. Estrogen còn tác động đến đặc tính phát triển và sự xuất hiện của vú trưởng thành. (external appearance of the mature female breast). Tuy nhiên, estrogen không thể hoàn thành sự phát triển từ vú thành một cơ quan tiết sữa.
Ảnh hưởng của estrogen lên xương
Estrogen không những ức chế hoạt động hủy xương mà còn kích thích xương phát triển, ít nhất một phần của sự ảnh hưởng này là do sự kích thích của osteoprotegerin hay còn gọi là yếu tố ức chế hủy xương- một cytokine ức chế sự hủy hoại xương.
Trong giai đoạn dậy thì, khi người con gái bước vào tuổi sinh sản, chiều cao sẽ phát triển rất nhanh so với trước đây. Tuy nhiên, estrogen cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ khác đến sự phát triển xương: Estrogen kết hợp epiphysis with the sharp của những xương dài. Ảnh hưởng này của estrogen trên cơ thể phụ nữ mạnh mẽ hơn so với ảnh hưởng tương tự của testosterone ở nam giới. Do đó, sự phát triển của nữ giới thường kết thúc sớm hơn vài năm so với nam giới. Những người lưỡng giới nữ (eunuch) hay nói cách khác bị thiếu hụt hoàn toàn sự bài tiết estrogen thường thường cao hơn vài inches so với nữ giới bình thường bởi vì epiphyses kết hợp một cách bất thường.
Loãng xương gây ra bởi sự thiết hụt estrogen ở người cao tuổi
Sau mãn kinh, gần như không có một lượng estrogen nào được tiết ra ở buồng trứng. Sự thiếu hụt estrogen này dẫn đến hậu quả (1) tăng hoạt động hủy xương, (2) giảm khung liên kết của xương và (3) giảm lắng đọng calci và phosphate vào xương. Ở một số phụ nữ, những tác động này xảy ra rất mạnh, và hẫu quả là sự loãng xương. Bởi vì sự loãng xương có thể làm yếu xương và gây ra gãy xương, đặc biệt là gãy xương đốt sống. Một số phụ nữ tiền mãn kinh đã được điều trị dự phòng bằng estrogen thay thế để ngăn chặn những ảnh hưởng do loãng xương gây ra.
Estrogen làm tăng nhẹ sự lắng đọng protein
Estrogen làm tăng nhẹ lượng protein của cơ thể, bằng chứng là có sự cân bằng dương của Nito khi có mặt estrogen.
Ảnh hưởng này phần lớn thể hiện ở sự kích thích phát triển của estrogen lên bộ phận sinh dục, xương và một số mô cơ thể. Sự tăng lắng đọng protein gây ra bởi testosterone rộng hơn và mạnh hơn estrogen nhiều lần.
Estrogen làm tăng chuyển hóa và tăng lắng đọng chất béo
Estrogen làm tăng tỷ lệ trao đổi chất toàn cơ thể một chút, nhưng chỉ bằng khoảng một phần ba so với mức tăng gây ra bởi hormone sinh dục nam testosterone. Estrogen cũng gây ra sự lắng đọng lượng chất béo tăng lên trong các mô dưới da. Kết quả là, tỷ lệ mỡ cơ thể trong cơ thể phụ nữ lớn hơn đáng kể so với cơ thể nam giới, chứa nhiều protein. Ngoài việc lắng đọng chất béo ở vú và các mô dưới da, estrogen còn gây ra sự lắng đọng chất béo ở mông và đùi, đặc trưng của hình dáng nữ tính.
Estrogen có một chút ảnh hưởng lên sự mọc lông
Estrogen không gây nhiều ảnh hưởng lên sự phân bố lông.
Tuy nhiên, lông lại mọc ở những vị trí như mu và nách sau tuổi dậy thì. Androgen được tiết ra nhiều ở tuyến thượng thận sau giai đoạn dậy thì tác động nhiều đến sự phát triển này
Ảnh hưởng của estrogen lên da
Estrogen kích thích lên bề mặt da làm mặt da mềm và mịn hơn, hơn nữa, da người phụ nữ dày hơn da trẻ em hoặc da người đàn ông bị mất tinh hoàn. Estrogen còn làm tăng sinh mạch máu của da,thường liên quan tới việc da phụ nữ thường ấm hơn và chảy máu nhiều hơn khi bị rách bề mặt sơ với nam giới.
Ảnh hưởng của estrogen lên cân bằng điện giải
Cấu trúc hóa học của estrogen gần tương tự các hormone vỏ thượng thận đã được chú ý đến. Estrogen, giống như aldosterone và một số hormone vỏ thượng thận, làm tăng tái hấp thu ion natri và nước ở ống thận. Ảnh hưởng này của estrogen thường yếu và không rõ rệt. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, một lượng lớn estrogen do rau thai tiết ra có thể ảnh hưởng lên sự tái hấp thu của ống thận.
Bài viết cùng chuyên mục
Sinh lý hoạt động ức chế
Mỗi khi có một kích thích mới và lạ, tác động cùng một lúc với kích thích gây phản xạ có điều kiện, thì phản xạ có điều kiện đó không xuất hiện.
Điều chỉnh huyết áp: vai trò của hệ thống thận - thể dịch
Hệ thống dịch thận - thể dịch trong kiểm soát huyết áp là một cơ chế căn bản cho kiểm soát huyết áp lâu dài. Tuy nhiên, qua các giai đoạn của quá trình tiến hóa, đã có nhiều biến đổi để làm cho hệ thống này chính xác hơn trong thực hiện vai trò của nó.
Thể dịch điều hòa huyết áp: tầm quan trọng của muối (NaCl)
Việc kiểm soát lâu dài huyết áp động mạch được gắn bó chặt chẽ với trạng thái cân bằng thể tích dịch cơ thể, được xác định bởi sự cân bằng giữa lượng chất dịch vào và ra.
Tiếng tim bình thường: nghe tim bằng ống nghe
Các vị trí để nghe tiếng tim không trực tiếp trên chính khu vực van của chúng. Khu vực của động mạch chủ là hướng lên dọc theo động mạch chủ, và khu vực của động mạch phổi là đi lên dọc theo động mạch phổi.
Đo điện thế màng tế bào
Để tạo ra một điện thế âm bên trong màng, chính các ion dương chỉ đủ phát triển lớp điện thế lưỡng cực ở màng phải được vận chuyển ra phía ngoài.
Sự phát triển của hệ cơ quan thai nhi
Sự phát triển các tế bào trên mỗi cơ quan thường chưa được hoàn thiện và cần 5 tháng mang thai còn lại để phát triển hoàn toàn. Ngay cả lúc sinh, những cấu trúc nhất định, đặc biệt là hệ thần kinh, thận và gan, thiếu sự phát triển hoàn toàn, như được mô tả sau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức năng lượng trong cơ thể
Lượng năng lượng cần để thực hiện hoạt động thể chất chiếm 25% tổng năng lượng tiêu thụ của cơ thể, thay đổi nhiều theo từng người, tuỳ thuộc vào loại và lượng hoạt động được thực hiện.
Áp suất thẩm thấu keo của dịch kẽ
Về mặt định lượng, người ta thấy trung bình áp suất thẩm thấu keo dịch kẽ cho nồng nồng của protein là khoảng 8 mmHg.
Sinh lý nhóm máu
Trên màng hồng cầu người, người ta đã tìm ra khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng nguyên hiếm gặp khác. Hầu hết những kháng nguyên là yếu, chỉ được dùng để nghiên cứu di truyền gen và quan hệ huyết thống.
Thị lực: chức năng của thị giác
Thị lực người thường có thể phân biệt được 2 điểm các nhau khoảng 25 giây cung. Nghĩa là khi các tia sáng đi từ hai nguồn riêng đi đến mắt tạo một góc giữa chúng tối thiểu là 25 giây, chúng sẽ được xem là hai điểm riêng biệt.
Cường độ âm thanh: xác định bởi hệ thính giác
Sự thay đổi trong cường độ âm thanh mà tai có thể nghe và phân biệt được, cường độ âm thanh thường được thể hiện bằng hàm logarit của cường độ thực tế của chúng.
Dẫn truyền synap: một số đặc điểm đặc biệt
Quá trình thông tin được truyền qua synap phải qua nhiều bước: đưa các bọc nhỏ xuống, hòa màng với màng của cúc tận cùng, chất truyền đạt giải phóng và khuếch tán trong khe synap, gắn với receptor ở màng sau synap, mở kênh ion gây khử cực màng.
Hormone parathyroid (tuyến cận giáp)
Tuyến cận giáp của con người trưởng thành, chứa chủ yếu là các tế bào chính và một số lượng nhỏ đến trung bình các tế bào oxyphil, nhưng tế bào oxyphil vắng mặt ở nhiều loài động vật cũng như ở người trẻ.
Huyết áp: đơn vị chuẩn và phép đo huyết áp
Huyết áp máu luôn luôn có đơn vị đo là milimet thuỷ ngân bởi vì các tài liệu tham khảo chuẩn để đo áp lực kể từ khi phát minh áp kế thuỷ ngân của Poiseuille.
Quá trình phân tích hình ảnh quan sát: trung khu thần kinh của sự kích thích
Vỏ não thị giác phát hiện không những sự hiện diện của các tia và ranh giới ở những vùng khác nhau của hình ảnh võng mạc mà còn định hướng hướng của mỗi tia và ranh giới.
Khuếch tán khí hô hấp: chênh lệch áp suất gây nên khuếch tán khí
Ngoài sự khác biệt áp suất, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán khí trong dịch, là độ tan của khí trong dịch, diện tích mặt cắt ngang của dịch, khoảng cách khí phải khuếch tán, trọng lượng của khí, và nhiệt độ dịch.
Cấu trúc hóa học và sự tổng hợp insulin
Khi insulin được bài tiết vào máu, nó hầu như lưu thông ở dạng tự do. Bởi vì nó có thời gian bán hủy trung bình chỉ khoảng 6 phút nên phần lớn chúng bị loại bỏ khỏi tuần hoàn.
Sự hấp thu thủy dịch của mắt
Sau khi thủy dịch được hình thành từ các mỏm mi, nó sẽ lưu thông, thông qua lỗ đồng tử đi vào tiền phòng của mắt sau đó chảy vào góc giữa giác mạc và mống mắt.
Giải phẫu và chức năng của nhau thai
Các tế bào lá nuôi nhô ra, trở thành lông nhung, nơi mao mạch của nhau thai phát triển. Như vậy các nhung mao mang máu thai nhi, được bao quanh bởi các xoang chứa máu của mẹ.
Tinh dịch của nam giới
Tinh trùng có thể tồn tại khá lâu trong đường sinh dục nam, nhưng một khi đã xuất tinh, chúng chỉ có thể sống được khoảng 24 đến 48 giờ ở nhiệt độ cơ thể người.
Nguồn gốc của điện thế màng tế bào nghỉ
Sự khuếch tán đơn thuần kali và natri sẽ tạo ra điện thế màng khoảng -86mV, nó được tạo thành hầu hết bởi sự khuếch tán kali.
ACTH liên quan với hormon kích thích tế bào sắc tố, Lipotropin và Endorphin
Khi mức bài tiết ACTH cao, có thể xảy ra ở những người bệnh Addison, hình thành một số các hormon khác có nguồn gốc POMC cũng có thể được tăng.
Hàng rào chắn lipid của màng tế bào và các protein mang trên màng tế bào
Các phân tử protein trong màng tế bào các toàn bộ các tính chất của một chất vận chuyển. Cấu trúc phân tử của chúng làm gián đoạn tính liên tục của màng bào tương, tạo sự thay đổi cấu trúc vượt qua màng tế bào.
Nhịp tim chậm: nhịp xoang không bình thường
Định nghĩa “Nhịp tim đập chậm” là tốc độ nhịp tim chậm, thường là dưới 60 nhịp/ phút.
Sinh lý điều hòa hô hấp
Ở những trạng thái khác nhau của cơ thể, hoạt động của trung tâm hô hấp cần phải điều chỉnh để giữ PO2, PCO2, pH máu chỉ thay đổi trong giới hạn hẹp.