- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Đo thể tích hô hấp: ghi lại những thay đổi trong phép đo thể tích phổi
Đo thể tích hô hấp: ghi lại những thay đổi trong phép đo thể tích phổi
Thay đổi của thể tích phổi dưới tình trạng thở khác nhau. Mô tả sự kiện thông khí phổi, không khí trong phổi có thể được chia thành 4 thể tích và 4 dung tích trung bình cho người lớn trẻ.
Sự thông khí phổi có thể đánh giá bởi ghi hình thể tích không khí chuyển động vào và ra phổi, phương pháp này gọi là thăm dò dung tích phổi. Thiết bị đo dung tích phổi được chỉ ra trên hình 38-5. Nó gồm 1 cái trống xoay tròn quanh 1 cái buồng chứa nước, cái trống được giữ cân bằng bởi 1 cái quả tạ. Trong cái trống là khi thở, thường là không khí hoặc oxy; 1 cái ống kết nối miệng với buống khí. Khi 1 lần thở vào và ra buồng, trống lên và xuống, và ghi hình trên giấy.
Hình. Máy đo phế dung
Hình. Sơ đồ đi chuyển khí qua đường hô hấp trong quá trình thở bình thường và khi thở vào và thở ra tối đa.
Hình chỉ ra dụng cụ ghi vận động khi thở cho thấy thay đổi của thể tích phổi dưới tình trạng thở khác nhau. Mô tả sự kiện thông khí phổi, không khí trong phổi có thể được chia thành 4 thể tích và 4 dung tích trung bình cho người lớn trẻ.
Bảng. Dung tích và thể tích phổi trung bình ở người đàn ông trẻ khỏe mạnh.
Thể tích phổi
Nhìn vào bên trái hình là danh sách 4 thể tích phổi. Mỗi thể tích có những đặc trưng sau:
(1) Thể tích khí lưu thông: là thể tích hít vào và thở ra trong mỗi lần thở bình thường, khoảng 500ml trung bình nam giới trưởng thành.
(2) Thể tích dự trữ hít vào: là thể tích tối đa khí hít vào vượt trên cả thể tích thông khí bình thường khi người đó hít vào hết sức, thường khoảng 3000ml.
(3) Thể tích dự trữ thở ra: là thể tích khí thở ra tối đa có sử dụng lực thở ra sau khi kết thúc thở ra khí lưu thông, thường khoảng 1200ml.
(4) Thể tích khí dư: là thể tích khí duy trì trong phổi sau khi lực thở ra lớn nhất, trung bình khoảng 1200ml.
Dung tích phổi
Nhìn vào bên phải hình là danh sách những dung tích phổi quan trọng:
(1) Dung tích hít vào: bằng thể tích khí lưu thông cộng với thể tích dự trữ hít vào. Trung bình khoảng 3500ml mỗi người có thể thở vào, bắt đầu từ mức thở ra bình thường đến phổi giãn nở tối đa.
(2) Dung tích cặn chức năng (FRC): bằng thể tích dự trữ thở ra cộng với thể tích khí cặn. Dung tích này là lượng khí duy trì trong phổi sau khi kết thúc thở ra bình thường (khoảng 2300ml).
(3) Dung tích sống (VC): bằng thể tích dự trữ hít vào cộng với thể tích khí lưu thông cộng với thể tích khí cặn. Dung tích này là lượng khí lớn nhất mỗi người có thể tống ra từ phổi sau khi phổi đầy lần đầu tiên đến khi tối đa và sau đó thở ra đến mức tối đa (khoảng 4600ml).
(4) Dung tích phổi toàn bộ (TLC): là thể tích lớn nhất mà phổi có thể nở ra lớn nhất có thể (khoảng 5800ml); bằng tổng của dung tích sống và thể tích cặn.
Tất cả thể tích và dung tích phổi phụ nữ thường chiếm ít hơn nam giới 20-25%, và chúng lớn hơn ở những người chơi thể thao.
Bài mới nhất
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình
OxyNeo: thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư và sau khi phẫu thuật
Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú
Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xanh tím và xanh tím trung ương: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các tiếng rales ở phổi trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thở Cheyne Stokes trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tiếng thổi động mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân mảng xơ vữa
Suy mòn cơ thể do bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Buerger: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân bệnh tim mạch
Oxycontin: thuốc điều trị đau nặng cần dùng thuốc opioid hàng ngày
Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Mạch loạn nhịp xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân