- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa
- Rối loạn toan kiềm ở trẻ em
Rối loạn toan kiềm ở trẻ em
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Cân bằng toan kiềm có vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể. Những biến đổi của nồng độ ion H (H+) dù rất nhỏ cũng đủ gây ra những biến đổi lớn các phản ứng trong tế bào, thậm chí có thể gây tử vong.
Thuật ngữ và các thông số trong cân bằng toan kiềm
PH
Là logarit âm của nồng độ [H+], đo bằng nmol/l.
Bình thường pH từ 7,35 - 7,45: trung bình là 7,4 ± 0,05.
Áp lực riêng phần CO2 (PCO2)
Tương ứng với nồng độ CO2 hoà tan trong huyết tương máu động mạch, đo bằng mmHg.
Bình thường PCO2 trong máu động mạch là 35 – 45 mmHg,. trung bình là 40 ± 5mmHg.
Nồng độ HCO3
Thường có 2 giá trị:
Kiềm chuẩn (SB-Standard Bicarbonat): là nồng độ HCO3 trong huyết tương máu động mạch đo ở điều kiện chuẩn: PCO3 = 40mmHg, độ bão hoà oxy 100% ở nhiệt độ 370C. Bình thường S.B = 24 ± 2mmol/l.
Kiềm thực: (aB-actual Bicarbonat): là nồng độ [HCO3] trong máu động mạch đo ở điều kiện thực tế. Bình thường aB là 22 - 26 mmHg.
Kiềm đệm (BB-buffer Base)
Là tổng các anion đệm của máu bao gồm [HCO3], HbO2, protein, HPO4-, NH3. bình thường.
Kiềm dư (BE-Base excess)
Là hiệu số của kiềm đệm thực và kiềm đệm trong điều kiện chuẩn. Bình thường BE = 0 ± 2mmol/l.
Áp suất oxy trong máu động mạch (PaO2)
Bình thường PaO2 = 80 – 100mmHg.
Độ bão hoà oxy trong máu động mạch (SaO2)
Trong điều kiện bình thường độ bão hoà oxy là 94 – 100%.
Lưu ý
pH, PaCO2, PaO2 đo bằng máy.
Các thông số còn lại có được qua tính toán dựa pH, PCO2, PO2, FiO2, T0, Hb.
Do đó, phải ghi các thông số FiO2, T0, Hb của bệnh nhân vào phiếu xét nghiệm thử khí máu để nhập vào máy đo khí máu thì kết quả mới chính xác.
Nếu không ghi, máy ngầm hiểu FiO2 = 21%, T0 = 370C, Hb = 15 g%.
AaDO2 = PAO2 – PaO2 = FiO2 (Pb – 47) – PACO2 – PaO2 = FiO2 (Pb – 47) – PaCO2 /R – PaO2. (R: thương số hô hấp).
Các bước đọc nhanh kết quả khí máu
Bước 1 - đọc pH
pH < 7,35 => toan.
pH > 7,45 => kiềm.
pH bình thường: tính % thay đổi PCO2 và HCO3- so với trị số bình thường để quyết định rối loạn hô hấp hay chuyển hóa là chính.
Ví dụ 1:
pH: 7,39, PCO2: 30, HCO3-: 16, BE: - 4.
pH: 7,39: bình thường, PCO2 giảm 25%, HCO3- giảm 33% => toan chuyển hóa là chính.
Ví dụ 2:
pH: 7,45, PCO2: 30, HCO3-: 33, BE: + 6.
pH: 7,45: bình thường, PCO2 giảm 25%, HCO3- tăng 37,5% => kiềm chuyển hóa là chính, kèm kiềm hô hấp.
Ví dụ 3:
pH: 7,38, PCO2: 50, HCO3-: 28, BE: + 2.
pH: 7,38: bình thường, PCO2 tăng 25%, HCO3- tăng 16,6% => toan hô hấp là chính.
Bước 2 - đọc PaCO2
PaCO2 thay đổi ngược chiều với pH => rối loạn về hô hấp.
PCO2 thay đổi cùng chiều với pH => rối loạn về chuyển hóa.
Ví dụ 1:
pH: 7,31, PCO2: 10, HCO3-: 5, BE: - 14, Na+ : 123, Cl- : 99
pH: 7,31 < 7,35: toan, PaCO2 thay đổi ngược chiều với pH: rối loạn hô hấp => toan hô hấp.
Ví dụ 2:
pH: 7,24, PaCO2: 60, HCO3- : 32, BE: + 2.
pH: 7,24 < 7,35: toan, PaCO2 thay đổi ngược chiều với pH: rối loạn hô hấp => toan hô hấp.
Bước 3 - đọc kiềm dư (Base Excess:BE)
BE > 2: kiềm chuyển hóa.
BE < - 2: toan chuyển hóa (lưu ý HCO3- tùy thuôc vào thay đổ PCO2, trong khi BE thì không, tính Anion Gap => tổng hợp các rối loạn).
Công thức tính Anion gap: AG = Na - (HCO3- + Cl-). Bình thường AG = 12 ± 4 mEq/L.
Phân loại rồi loạn toan kiềm
Phân loại rối loạn toan kiềm
Bảng. Phân loại rối loạn toan kiềm
Sự bù trừ bình thường trong rối loạn toan kiềm
Bảng. Sự bù trừ trong rối loạn toan kiềm
Dựa trên thay đổi từ giá trị bình thường: HCO3- = 24 mmol/l, PaCO2 = 40mmHg.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị tăng lactate máu trong rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Khó phân biệt tăng lactate máu tiên phát, hay thứ phát, lactate dịch não tủy nên được định lượng thường qu,y khi có chỉ định chọc dịch não tủy.
Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi
Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi phổ biến nhất là virus, sau đó là vi khuẩn như Pneumococcus và Haemophilus influenzae.
Phác đồ điều trị suy dinh dưỡng do thiếu Protein năng lượng ở trẻ em
Suy dinh dưỡng hiện nay đang là vấn đề sức khoẻ quan trọng, và phổ biến nhất của trẻ em trong các nước đang phát triển, như ở nước ta hiện nay.
Phác đồ điều trị rối loạn Tic
Các tic được cảm nhận như không thể cưỡng lại được, nhưng có thể dừng tic lại hữu ý, trong những khoảng thời gian khác nhau.
Toan chuyển hóa và toan xeton trong các bệnh chuyển hóa bẩm sinh
Sinh xeton là đáp ứng sinh lý của tình trạng đói, dị hóa hoặc chế độ ăn sinh xeton, owr một số trẻ, sinh xeton kết hợp với buồn nôn và nôn.
Phác đồ điều trị bệnh thận mạn ở trẻ em
Bệnh thận mạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc mới của bệnh thận mạn giai đoạn cuối của trẻ em dưới 15 tuổi hàng năm trên toàn thế giới khác nhau.
Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản, là một bệnh phổi mạn tính được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu, viêm mạn tính của đường thở, tắc nghẽn hồi phục, tăng tính phản ứng.
Phác đồ điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em
Riêng ở giai đoạn sơ sinh, và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là các loại vi khuẩn đường ruột.
Phác đồ điều trị liệu pháp nhận thức hành vi tâm lý ở trẻ em
Liệu pháp nhận thức hành vi, là các kỹ thuật tâm lý, trong đó nhà trị liệu sử dụng việc kết hợp lời nói, và mẫu hành vi một cách có mục đích.
Phác đồ điều trị suy tủy xương mắc phải ở trẻ em
Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ giới thiệu suy tủy toàn bộ mắc phải.
Phác đồ điều trị co giật do sốt ở trẻ em
Thuốc kháng động kinh, an thần kinh dùng dài hạn thường không được chỉ định, một số ít trẻ bị tái phát các cơn co giật thường xuyên.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường tiểu đứng hàng thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô hấp, và nhiễm khuẩn tiêu hoá, nữ thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu hơn nam.
Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em
Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, là tình trạng rối loạn trung gian miễn dịch mắc phải, đặc trưng là số lượng tiểu cầu giảm đơn độc.
Phác đồ phục hồi chức năng trẻ bại não
Bại não là tổn thương não không tiến triển, gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.
Phác đồ điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ em
Dị ứng thức ăn thường xảy ra ở cơ địa mẫn cảm mang tính di truyền, cơ thể phản ứng với một lượng thức ăn nhỏ theo cơ chế miễn dịch qua trung gian IgE.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
Tác nhân vi sinh tấn công vào lớp tế bào biểu mô niêm mạc phế quản, gây phù nề, thoái hóa, hoại tử, tăng tiết dịch, tăng độ nhày.
Phác đồ điều trị rắn cắn ở trẻ em
Thường các vết rắn cắn nằm ở chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân, tại miền Nam rắn độc thường gặp là rắn chàm quạp, rắn lục tre, rắn hổ đất.
Phác đồ điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng, và qua đường ăn uống nấu không chín, qua da như giun móc, giun lươn.
Phác đồ điều trị bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em
Tăng cường tạo khuôn xương, bằng cách tăng hoạt tính của DNA trong nguyên bào xương, kích thích vận chuyển, và lắng đọng Ca vào khuôn xương.
Phác đồ điều trị bệnh màng trong trẻ đẻ non
Thở nCPAP để ngăn xẹp phế nang, duy trì dung tích cặn chức năng, và giảm các cơn ngừng thở, thở máy không xâm nhập.
Phác đồ điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em
Không gây nôn, và rửa dạ dà,y khi bệnh nhân đang co giật, và hôn mê, chất độc là chất ăn mòn, chất bay hơi, chất dầu không tan.
Phác đồ điều trị nguy cơ trẻ quá lớn tuổi so với tuổi thai
Một số trẻ quá dưỡng có thể phát triển hạ đường máu thứ phát do cường insulin, chủ yếu trẻ có mẹ đái đường, hội chứng Beckwith Wiedemann.
Phác đồ điều trị viêm phổi do virus ở trẻ em
Mùa hay gặp nhất là vào mùa đông, hình thái, và mức độ nặng của viêm phổi do virus, thay đổi theo một số yếu tố như tuổi, mùa, trạng thái miễn dịch.
Phác đồ điều trị thiếu máu tán huyết cấp ở trẻ em
Thiếu máu tán huyết cấp, là thiếu máu tán huyết xảy ra nhanh, và cấp tính gây giảm đột ngột lượng hemoglobin, và các triệu chứng mất bù.
Dấu hiệu ban đầu trẻ em bị bệnh nặng
Trẻ có dấu hiệu cấp cứu, cần điều trị ngay lập tức, để ngăn ngừa tử vong, trẻ có dấu hiệu cần ưu tiên là những trẻ có nguy cơ tử vong cao.