- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)
Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)
Quả già màu vàng đã chế muối của cây Mơ (Prunus armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Mô tả
Quả hạch hình cầu dẹt, to nhỏ không đều, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt có nhiều nếp nhăn. Đáy có vết cuống quả hình tròn lõm sâu. Thịt quả mềm dính muối, thịt quả bị rách để lộ vỏ quả trong cứng rắn, màu nâu nhạt. Hạt hình trứng dẹt, màu vàng nhạt. Vị chua, mặn.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng : Silica gel G .
Dung môi khai triển: Cyclohexan - cloroform - ethyl acetat - acid formic (20: 5 : 8 : 0,1).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột chế phẩm (phần thịt quả), thêm 30 ml methanol (TT), lắc siêu âm trong 30 phút, để nguội và lọc. Bay hơi dịch lọc tới khô, hoà tan cặn trong 20 ml nước và chuyển vào bình gạn; chiết với ether (TT) hai lần, mỗi lần 20 ml, gộp dịch chiết và bay hơi dịch chiết tới khô. Ngâm cặn thu được trong 15 ml ether dầu hỏa (TT)(độ sôi 30 - 60 ºC) loại bỏ lớp ether dầu hoả, làm như vậy 2 lần, trong khoảng 2 phút. Hoà tan cạn còn lại trong 2 ml ethanol (TT).
Dung dịch đối chiếu: Sử dụng 5 g Mơ muối (mẫu chuẩn), tiến hành như với Dung dịch thử ở trên. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT) và sấy ở 105 ºC cho đến khi xuất hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng vị trí và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 15 %.
Chế biến
Diêm mai (Bạch mai): Hái quả Mơ gần chín vàng, không bị rụng, phơi héo, dùng nước rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào vại sành, muối như muối cà (không đổ nước). Được 3 ngày, 3 đêm, vớt ra, phơi khô tai tái rồi lại cho vào vại muối lần thứ 2 một ngày một đêm nữa. Sau đó lấy ra, phơi, sấy đến độ ẩm dưới 15%, trên quả Mơ muối kết tinh thành lớp màu trắng là được.
Bảo quản
Để nơi khô, tránh ẩm.
Tính vị, quy kinh
Toan, hàm, ôn. Vào các kinh can, tỳ, phế, đại trường.
Công năng, chủ trị
Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa).
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 10 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác. Bạch mai có thể dùng thịt quả bỏ hạch cứng, dùng sắc thuốc thì không cần bỏ hạch cứng.
Kiêng kỵ
Bệnh cần phát tán không nên dùng.
Bài mới nhất
Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Mộc dược (Myrrha)
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Tất bát (Fructus Piperis longi)
Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum
Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)
Tế tân (Herba Asari)
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt
Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.
Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.
Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.