- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ phục linh còn có tên là Dây khúc khắc (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).
Mô tả
Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn, dài 5 - 22 cm, đường kính 2 - 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng. Thái lát có hình hơi tròn dài hoặc hình bất định, dày 1-5 mm, cạnh không bằng phẳng. Mặt cắt màu trắng đến màu nâu đỏ nhạt, có tính chất bột, có thể thấy bó mạch điểm và nhiều điểm sáng nhỏ. Chất hơi dai, khó bẻ gẫy, có bụi bột bay lên, khi tẩm nước có cảm giác trơn, dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se.
Vi phẫu
Bên ngoài là lớp bần, tế bào có thành dày, màu nâu đen. Mô mềm có 2 lớp: Lớp ngoài hẹp, không chứa tinh bột, chứa chất màu từ nâu đến đỏ, tế bào thường có hình nhiều cạnh, có khi có lớp tế bào mô cứng hẹp, nằm sát phía trong lớp mô mềm ngoài. Lớp mô mềm trong chiếm cả phần còn lại, tế bào hình nhiều cạnh hoặc kéo dài, chứa nhiều hạt tinh bột, đôi khi có những tế bào chứa chất màu. Ở cả 2 lớp mô mềm có những tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim, tụ họp lại thành từng bó. Các bó libe gỗ xếp rải rác trong mô mềm. Rải rác có những đám sợi và mạch gỗ bị cắt theo chiều dọc.
Bột
Màu nâu nhạt, có rất nhiều hạt tinh bột. Hạt đơn hình cầu, hình đa giác hoặc hình vuông, đường kính 8 - 48 mm, rốn có dạng kẽ nứt, hình sao, hình chữ Y hoặc dạng điểm. Hạt lớn có thể thấy gợn vân. Hạt kép có từ 2 - 4 hạt hợp thành. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 40 -144 mm, ở trong tế bào chứa chất nhày hoặc nằm rải rác khắp nơi. Tế bào mô cứng dạng bầu dục, vuông hay tam giác, đường kính 25 - 128 mm, có dày đặc ống lỗ, ngoài ra có tế bào mô cứng màu nâu thẫm dạng sợi dày, dài, đường kính 50 mm, 3 mặt thành dày, 1 mặt mỏng. Những sợi họp thành bó hoặc nằm rải rác, đường kính 22 - 67 mm. Có nhiều ống mạch điểm và những quản bào, đa số có mạch điểm kéo dài thành hình thang.
Độ ẩm
Không quá 13,0 %.
Tạp chất
Tỷ lệ non xốp: Không quá 2,0%.
Tạp chất khác: Không quá 1,0%.
Tro toàn phần
Không quá 5,0%.
Tro không tan trong acid
Không quá 1,0% (Phụ lục 9.7).
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 15,0%.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Mùa hạ, mùa thu, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Lấy dược liệu khô chưa thái lát, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô dùng.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, đạm, bình.Vào các kinh can, vị.
Công năng, chủ trị
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 12 - 30 g, dạng thuốc sắc, cao thuốc hoặc hoàn tán.
Kiêng kỵ
Không nên uống nước chè khi dùng thuốc, không dùng cho người có can thận âm hư.
Bài viết cùng chuyên mục
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)
Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.
Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)
Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.
Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)
Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.
Ngưu bàng (Fructus Arctii)
Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.
Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)
Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)
Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.
Đậu ván trắng (Semen Lablab)
Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.
Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)
Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.
Cá ngựa (Hippocampus)
Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.
Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)
Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)
Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn
Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)
Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.
Mộc thông (Caulis Clematidis)
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.
Ô đầu (Radix Aconiti)
Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.
Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)
Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Đại hoàng (Rhizoma Rhei)
Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)
Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.
Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)
Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.