- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dược liệu là rễ phơi khô của cây Đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.), họ Hoa chuông Campanulaceae.
Mô tả
Rễ hình trụ tròn hơi cong, dài 10 - 35 cm, đường kính 0,4 - 2 cm. Bề ngoài có màu nâu hơi vàng đến màu nâu hơi xám, phía trên của rễ có vết thân lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều vân ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có lỗ vỏ. Rễ dẻo, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.
Vi phẫu
Phần vỏ hẹp, gồm 3 - 4 hàng tế bào xếp đều đặn, mô mềm vỏ tế bào màng mỏng, hình nhiều cạnh, rải rác có tế bào chứa chất nhày màu vàng nhạt. Phần gỗ sắp xếp theo hình tia, các mạch gỗ đứng rải rác hay chụm vào nhau.
Bột
Có nhiều hạt tinh bột nhỏ, nhiều mảnh mạch ngang, mạch chấm, mảnh mô mềm có chứa inulin, rải rác có tế bào chứa chất nhày. Có nhiều tinh thể inulin hình quạt, có vân.
Định tính
A. Lấy 5 g bột dược liệu (được rây qua rây số 355), thêm 20 ml ethanol 70% (TT), đun cách thuỷ trong 15 phút. Lọc lấy dịch trong để làm thí nghiệm:
Cho 5 ml dịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc trong 15 giây. Cột bọt bền ít nhất trong vòng 10 phút.
Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô cạn, hoà tan cắn bằng 1 ml cloroform (TT). Thêm 1ml anhydric acetic băng (TT), thêm từ từ theo thành ống 1 ml acid sulfuric (TT). Phản ứng tạo thành vòng tím đậm giữa 2 lớp dung dịch thử.
B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel 60 GF254
Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic - nước (7 : 1 : 0,5).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu đã được rây qua rây số 355, chiết saponin bằng n-butanol bão hoà nước (TT) trong bình Soxhlet trong 1 giờ, cất thu hồi n-butanol. Hoà tan cắn bằng 2 ml methanol (TT) được dịch chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Đảng sâm (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm và phun thuốc thử vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105 oC trong 10 phút . Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (trên sắc ký đồ xuất hiện 2 vết phát quang màu xanh ở bước sóng 366 nm).
Độ ẩm
Không quá 15%.
Tro toàn phần
Không quá 1%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không được dưới 55,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 45% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, phơi khô.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.
Tính vị, qui kinh
Cam bình. vào kinh tỳ , phế.
Công năng chủ trị
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 9 – 30 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn hay bột.
Kiêng kỵ
Không dùng chung với Lê lô.
Bài viết cùng chuyên mục
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)
Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Ô đầu (Radix Aconiti)
Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.
Chè dây (Folium Ampelopsis)
Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform
Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum
Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)
Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.
Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng
Hương gia bì (Cortex Periplocae)
Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Hoạt thạch (Talcum)
Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.
Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)
Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.
Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)
Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)
Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Núc nác (Cortex Oroxyli)
Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.
Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)
Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Cánh kiến trắng (Benzoinum)
Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Tầm gửi (Herba Loranthi)
Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.