Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

2014-10-24 10:37 PM
Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phần trên mặt đất đã được cắt thành từng đoạn phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Dược liệu là những đoạn thân, có hoặc không có lá, dài từ 5 - 7 cm, thết diện vuông, bốn mặt lõm, thẳng, mặt ngoài có nhiều rãnh dọc, lông bao phủ ngắn. Thân có màu xanh hoặc màu ngà, chỗ rãnh, màu nhạt hơn. Trên các đoạn thân đó, phần lớn, có lá mọc đối, có cuống lá, ở phần phía trên, cuống ngắn hơn. Lá phía gốc và trên ngọn có hình dáng thay đổi. Lá mọc đối, phiến lá xẻ sâu thành 3 thuỳ, mỗi thuỳ lại chia 3 phần không đều, thuỳ mép nguyên hoặc hơi xẻ răng cưa. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành vòng dày đặc, càng lên phía ngọn cụm hoa càng dày đặc. Tràng hoa màu hồng tím. Khi khô, chun sít lại. Quả nhỏ có 3 cạnh, nhẵn, màu xám nâu.

Vi phẫu

Vi phẫu thân: Mặt cắt ngang hình vuông, có 4 góc lồi. Biểu bì, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết, lông che chở, nhiều ở 4 góc lồi. Mô dày, xếp thành đám ở 4 góc lồi, gồm tế bào có thành dày, có 6 - 7 hàng tế bào ở chỗ dày nhất. Mô mềm vỏ, có từ 3 - 4 hàng tế bào nhỏ, có thành mỏng. Nội bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, thành tế bào dày lên ở 2 bên, xếp thành vòng. Các đám sợi mô cứng uốn lượn, lồi ra, dày lên ở 4 góc lồi. Libe xếp liên tục thành vòng. Ở 4 góc lồi, libe gồm những tế bào nhỏ xếp sít nhau ở 4 cạnh lõm thì tế bào có thành mỏng, xếp đều đặn hơn. Tầng phát sinh nằm giữa libe và gỗ, gồm những tế bào hình chữ nhật, hoặc vuông, có thành mỏng, xếp thành vòng.Vòng gỗ xếp liên tục, dày lên ở 4 góc, mạch gỗ khá rộng. Mô mềm ruột, gồm những tế bào lớn, thành mỏng, càng vào giữa tế bào càng lớn  hơn

Vi phẫu lá:

Phần gân giữa: Biểu bì trên hoặc dưới, gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết. Mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới, gồm những tế bào, có thành dày. Mô dày trên, gồm 2 - 3 hàng tế bào. Mô dày dưới, tạo thành hình vòng cung. Chỗ dày nhất gồm 2 - 3 hàng tế bào. Mô mềm gồm tế bào trên, thành mỏng. Ba bó libe xếp giữa gân lá thành hình vòng cung. Mỗi bó gồm một cung mô cứng, bao bọc bên ngoài, giữa là libe. Trong cùng là gỗ. Mạch gỗ xếp thành dãy

Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật. Tế bào biểu bì trên, có kích thước tương đối lớn, tế bào biểu bì dưới, nhỏ và dẹt hơn. Cả 2 mặt phiến lá đều mang lông che chở, lông tiết, biểu bì dưới có lỗ khí. Nhu mô giậu, gồm hàng tế bào xếp lộn xộn để hở khuyết.

Bột

Bột có màu xám nâu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, mảnh mạch, hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 20 - 22 µm, 3 rãnh, bề mặt có chấm mờ, lông tiết, đám sợi có thành dày. Mảnh biểu bì, có lông che chở, lông tiết, lỗ khí. Mảnh lá có mạch gỗ xoắn.

Định tính

A. Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, loại tạp bằng  ether dầu hoả (TT), trong dụng cụ Shoxhlet. Lấy bã dược liệu cho bay hết ether dầu hoả, thấm ẩm bằng 5 - 7 ml amoniac đậm đặc (TT). Thêm 50 ml ether (TT), ngâm  trong 2 giờ. Lọc, lấy 10 ml dịch lọc để làm dung dịch thử trong mục định tính bằng phương pháp sắc lý lớp mỏng; phần còn lại tiến hành cất thu hồi dung môi ether được cắn, thêm vào cắn 5 - 7 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT), lắc kỹ. Lấy phần dịch acid chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Nhỏ 1 giọt thuốc thử Mayer (TT),  xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Nhỏ 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện  tủa vàng cam.

Ống 3: Nhỏ 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện  tủa nâu.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel 60 GF254

Dung môi khai triển: Cloroform- ether ethylic ( 9: 1).

Dung dịch thử:  Lấy 10 ml dịch chiết ether ethylic trên, bay hơi bớt ether trên cách thuỷ đến còn khoảng 0,5 - 1 ml.

Dung dịch đối chiếu:  Lấy 5 g bột Ích mẫu (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Khụng quá 13%.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 10%.

Tạp chất

Đoạn ngọn cành dài quá 40 cm. Không quá 5%

Tạp chất khác Không qúa 1%.

Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 55%.

Tro toàn phần

Không quá 7%.

Tro không tan trong acid

Không quá 2,4%.

Định lượng

Tiến hành định lượng alcaloid toàn phần, đối với dược liệu là bộ phận trên mặt đất. Cân chính xác 50 g bột thô dược liệu. Ngấm kiệt bằng ethanol (TT) đã acid hoá bằng dung dịch acid sulfuric 10% (TT), ngâm trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Rút dịch chiết với tốc độ 15 giọt/phút, đến khi hết alcaloid (kiểm tra bằng các phản ứng với thuốc thử Dragendorff (TT)). Gộp các dịch chiết và thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, còn khoảng 5 ml. Thêm ether dầu hoả (TT), loại tạp (3 lần x 5 ml). Kiềm hoá dịch chiết đến pH 10 bằng dung dịch amoniac đặc (TT). Chiết alcaloid toàn phần bằng cloroform (TT) (3 lần x 10 ml). Gộp dịch cloroform . Bay hơi trên cách thuỷ tới cắn, sấy cắn ở 50 oC đến khối lượng không đổi.

Hàm lượng alcaloid toàn phần không ít hơn 0,13%, tính theo dược liệu khô.

Chế biến

Vào mùa hè (khoảng tháng 5 - 6), khi có tới một nửa số hoa trên cây đã nở, có thể tiến hành thu hái. Chặt lấy toàn bộ phần trên mặt đất, phơi khô hay sấy khô. Bó lại thành từng bó. Cũng có thể, sau khi phơi khô, chặt từng đoạn 5 - 7 cm, rồi đóng gói vào các bao tải, để nơi thoáng mát. Trước khi dùng cần sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị quy kinh

Khổ, tân, hơi hàn. Vào các kinh can, tâm bào

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người huyết hư không có huyết ứ.

Bài viết cùng chuyên mục

Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)

Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Đại hoàng (Rhizoma Rhei)

Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)

Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.

Cà độc dược (Flos Daturae metelis)

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.

Chỉ xác (Fructus Aurantii)

Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)

Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Lá lốt (Herba Piperis lolot)

Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

Tầm gửi (Herba Loranthi)

Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.

Cải củ (Semen Raphani sativi)

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)

Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.

Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)

Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.

Hạt đào (Semen Pruni)

Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.

Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)

Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.

Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)

Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)

Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Đại hồi (Fructus Illicii veri)

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)

Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.

Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Mộc thông (Caulis Clematidis)

Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.

Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Cối xay (Herba Abutili indici)

Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.