Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)

2014-10-07 10:12 AM

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ và thân rễ đã phơi khô của cây Uy linh tiên (Clematis chinensis Osbeck) và một số loài khác cùng chi (Clematis haxapetala Pall., Clematis manshurica Rupr.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Clematis chinensis: Thân rễ hình trụ, dài 1,5 - 10 cm, đường kính 0,3 - 1,5 cm, mặt ngoài màu vàng hơi nhạt, gốc thân còn sót lại ở đỉnh, phần dưới thân rễ mang nhiều rễ nhỏ. Chất tương đối bền dai, mặt bẻ có sơ sợi.

Rễ hình trụ thon hơi cong, dài 7 - 15 cm, đường kính 1 - 3 mm, mặt ngoài màu nâu đen,có vân dọc nhỏ, đôi khi vỏ ngoài thoái hoá rơi rụng, để lộ ra gỗ màu vàng nhạt. Chất cứng và giòn, dễ gẫy, vết gẫy có phần vỏ tương đối rộng, gỗ màu hơi vàng, hơi vuông, thường có khe nứt giữa phần vỏ và phần gỗ. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Clematis haxapetala: Thân rễ ngắn, hình trụ,dài 1 - 4 cm, đường kính 0,5 - 2,5 cm. Rễ dài 4 - 20 cm, đường kính 0,1 - 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, phần gỗ ở mặt gẫy hình hơi tròn.Vị mặn.

Clematis manshurica: Thân rễ hình trụ, dài 1 - 11 cm. đường kính 0,5 - 2,5 cm. Rễ tương đối dày đặc, dài 5 - 23 cm, đường kính 0,1 - 0,4 cm, mặt ngoài màu nâu đen, phần gỗ ở mặt gẫy hình hơi tròn. Vị cay.

Vi phẫu

Clematis chinensis: Thành ngoài tế bào biểu bì dày lên, màu nâu đen. Vỏ rộng, có tế bào mô mềm, ngoại bì kéo dài ra theo đường tiếp tuyến, nội bì thấy rõ. Phía ngoài libe thường có các bó sợi và các tế bào đá, đường kính sợi 18 - 43 mm. Tầng phát sinh thấy rõ, phần gỗ hoàn toàn hoá gỗ. Tế bào mô mềm chứa các hạt tinh bột.

Clematis haxapetala : Tế bào ngoại bì đa số kéo dài theo hướng xuyên tâm và 1 - 2 hàng tế bào nằm kề bên có thành hơi dày, phần phía ngoài libe không có bó sợi và tế bào đá.

Clematis manshurica: Các tế bào ngoại bì xếp kéo dài theo hướng xuyên tâm, trong rễ già các tế bào này xếp hơi kéo dài theo đường tiếp tuyến. Đôi khi phần phía ngoài của libe có các bó sợi và tế bào đá, đường kính sợi 20 - 32 mm.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 10 % ( Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 15,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu. Đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất và thân còn sót lại, rửa sạch, ủ cho mềm, cắt khúc, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, hàm, ôn. Vào kinh bàng quang.

Công năng, chủ trị

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị: Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Cách dùng, liều lượng

Ngày uống 6 - 9 g, dạng thuốc sắc .

Kiêng kỵ

Huyết hư gây gân co rút, không phong thấp thực tà thì không dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Mộc qua (Fructus Chaenomelis)

Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí

Sài đất (Herba Wedeliae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.

Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)

Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.

Cải củ (Semen Raphani sativi)

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)

Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.

Hương gia bì (Cortex Periplocae)

Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Tiếu hồi (Fructus Foeniculi)

Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)

Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.

Lá mã đề (Folium Plantaginis)

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.

Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)

Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.

Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Bách hợp (Bulbus Lilii)

Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.