Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

2014-10-22 06:11 AM
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ đã phơi hay sấy khô và cạo vỏ của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Rễ hình chùy, vặn xoắn, dài 8 – 25 cm, đường kính 1 – 3 cm. Mặt ngoài nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi, phần trên hơi ráp, có các vết khía dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng; phần dưới có các vết khía dọc và có các vết nhăn nhỏ. Rễ già gọi là Khô cầm, mặt ngoài vàng, trong rỗng hoặc chứa các vụn mục màu nâu đen hoặc nâu tối. Rễ con gọi là Điều cầm, chất cứng chắc, mịn, ngoài vàng, trong màu xanh vàng, giòn, dễ bẻ. Hoàng cầm không mùi. Vị hơi đắng. Rễ to, dài, rắn chắc màu vàng đã nạo sạch vỏ là tốt. Rễ ngắn, chất xốp màu thẫm, thô, nhỏ là loại xấu.

Bột

Màu vàng hay vàng nâu, sợi libe rải rác hoặc tập hợp thành bó, hình thoi, dài 60 – 250 μm, đường kính 9 – 33 μm, thành dày, ống lỗ nhỏ. Tế bào đá hơi tròn hoặc hình vuông hay hình chữ nhật, thành dày hay rất dày. Tế bào bần màu vàng nâu, nhiều cạnh. Mảnh mạch nhiều, thường có hình mạng lưới, đường kính 24 – 27 μm. Sợi gỗ thường đứt gẫy, đường kính 12 μm với các lỗ xiên rải rác. Nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình cầu đường kính 2 – 10 μm, có rốn nổi rõ, có khi hạt kép 2 – 3.

Định tính  

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 15 phút, lọc.

Lấy 1 ml dịch lọc nhỏ thêm 2 – 3 giọt thuốc thử chì acetat (TT), sẽ có tủa màu vàng.

Lấy 1 ml dịch lọc khác, cho thêm 1 ít bột magnesi và 3 – 4 giọt acid hydrocloric (TT) sẽ có màu đỏ.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ 5 phút, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 10 ml ethanol (TT). Lấy 3 ml dung dịch, nhỏ thêm 1 – 2 giọt dung dịch thuốc thử sắt (III) clorid loãng (TT), xuất hiện màu lục xám sau chuyển thành màu nâu tía.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 6%.

Định lượng

Trong 1 bình thuỷ tinh đã biết trọng lượng, cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu đã rây qua rây có kích thước mắt rây 355 μm. Cho thêm đúng 100 ml nước, cân. Đun hồi lưu trong 2 giờ, để nguội. Cân lại bình trên, bổ sung lượng nước hao hụt trong khi đun. Lắc bình đều, lọc qua giấy lọc khô, loại bỏ phần dịch lọc đầu. Lấy chính xác 20 ml dịch lọc tiếp sau, cho vào cốc có mỏ, điều chỉnh bằng acid hydrocloric (TT) đến pH 1 – 2. Bốc hơi dịch lọc trong cách thủy đến còn khoảng 2 ml, đổ vào một ống ly tâm có dung tích 10 ml, rửa cốc có mỏ bằng nước, mỗi lần 5 giọt, chuyển hết cắn từ cốc vào ống, đem ống quay ly tâm, cắn sẽ bám chặt đáy ống. Rửa cắn bằng aceton (TT) mỗi lần 0,5 ml, lại quay ly tâm và rửa đến khi aceton không có màu. Loại bỏ dịch aceton. Cạo tủa cho vào bình định mức 100ml cùng với ethanol (TT), đun nóng nhẹ để hòa tan tủa. Để nguội ở nhiệt độ phòng. Thêm ethanol (TT) vào bình cho vừa đủ dung tích 100 ml, lắc đều. Lấy chính xác 5 ml dung dịch trên, cho vào một bình định mức 50 ml, cho thêm ethanol (TT) vừa đủ 50 ml, lắc đều. Tiến hành đo quang phổ hấp thụ ở bước sóng 279 ± 1 nm. Tính hàm lượng C21H18O11, lấy 673 là giá trị của A (1%, 1 cm). Bột dược liệu phải chứa không dưới 8% flavonoid tính theo baicalin (C21H18O11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rễ con, đất cát, phơi khô, đập bỏ lớp ráp ngoài ( vỏ thô), đến khi vỏ màu nâu vàng thì đem phơi khô.

Bào chế

Hoàng cầm: Loại bỏ tạp chất, thân còn sót lại, ngâm vào nước lạnh hoặc ngâm vào nước sôi 10 phút, hoặc đồ trong 30 phút, lấy ra ủ cho mềm, thái phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô (tránh phơi nắng to). Dược liệu là phiến mỏng hình tròn hoặc hình không đều, vỏ ngoài màu vàng nâu đến màu nâu, mặt cắt màu vàng nâu đến vàng lục có vân xuyên tâm. Hàm lượng baicalin không dưới 8,0%.

Tửu Hoàng cầm (chế rượu): Hoàng cầm đã thái phiến mỏng, phun rượu cho ướt, trộn đều. Dùng lửa nhỏ sao qua, đem phơi khô. Cứ 10 kg Hoàng cầm dùng 1,5 lít rượu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh tâm, phế, can đởm, đại trường, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng họng, nôn ra máu, máu cam, viêm gan mật,kiết ly, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chảy máu.

Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao, bứt rứt khát nước, huyết nhiệt, thổ ra máu, chảy máu cam, ung thũng sang độc, động thai.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 - 9 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người tỳ vị hư hàn, không có thấp nhiệt, thực hoả thì không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Toàn yết (Scorpio)

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát

Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)

Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.

Cau (Pericarpium Arecae catechi)

Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Muồng trâu (Folium Senna alatae)

Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)

Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.

Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)

Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Phòng kỷ (Radix Stephaniae tetrandrae)

Lợi thuỷ tiêu thũng, khu phong chỉ thống. Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Thảo quả (Fructus Amomi aromatici)

Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.

Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)

Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.

Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Mật ong (Mel)

Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc

Lá dâu (Folium Mori albae)

Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)

Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.