Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

2014-10-18 11:17 AM
Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vỏ thân phơi hay sấy khô của cây Chiêu liêu (Terminalia nigrovenulosa Pierre ex. Laness.), họ Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Dược liệu là những mảnh vỏ thân dài 40 - 50 cm, rộng 5 - 10 cm hay hơn, dày khoảng 0,8 - 1,5 cm. Mặt ngoài có lớp bần màu trắng đến vàng nhạt, xù xì, tương đối mỏng so với vỏ. Mặt trong khá nhẵn, toàn bộ có màu đỏ sậm, mặt bẻ lởm chởm. Thể chất nặng và chắc. Mùi nhẹ, vị hơi chát.

Vi phẫu

Lớp bần dày, cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật có thành dày xếp đồng tâm và xuyên tâm, có chỗ nứt rách và bong ra. Tầng sinh bần-lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp khá đều đặn. Mô mềm vỏ tế bào hình chữ nhật, thành mỏng, có nhiều đám tế bào mô cứng, tinh bột và tinh thể calci oxalat. Tế bào mô cứng thường hợp thành từng đám hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, có thành rất dày, lỗ trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có kích thước thay đổi. Libe cấp II khá dày cấu tạo bởi những tế bào có thành mỏng. Sợi libe xếp thành đám chia libe thành nhiều tầng (libe kết tầng). Xen kẻ những tầng libe là những tầng tế bào chứa đầy tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Nhiều tia tuỷ ngăn cách các tầng thành những ô nhỏ.

Bột

Bột màu đỏ hồng, mùi nhẹ, vị hơi chát. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm tế bào hình chữ nhật, có thành dày xếp khá đều đặn. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh hay hình chữ nhật, chứa nhiều tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Tinh thể calci oxalat có rất nhiều, kích thước thay đổi từ 10 - 40 mm. Mảnh mô mềm chứa chất màu (đỏ cam, đỏ nâu ...). Khối có màu (vàng cam, đỏ cam, đỏ nâu ...). Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, màu vàng nhạt, vách rất dày, lỗ trao đổi rõ, thường chụm thành đám. Sợi nằm riêng rẻ hay hợp thành  bó. Rất nhiều hạt tinh bột có hình dạng biến  thiên, tễ  hình vạch hay hình  sao, kích thước từ 2 - 5 mm đôi khi đến 10 mm.

Định tính

A. Lấy 1 gam bột dược liệu, thêm 30 ml nước, đun trong cách thuỷ sôi 15 phút. Lọc qua 1-2 lớp giấy lọc nếu cần (dung dịch A).

Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dung dịch A.

Ống 1: thêm 1-2 giọt thuốc thử gelatin-natri clorid (TT), xuất hiện tủa trắng đục.

Ống 2: thêm 1-2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% (TT), dung dịch có màu xanh rêu.

B. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dung dịch A.

Ống 1: thêm 3 giọt thuốc thử Stiasny (TT), đun nóng trong cách thuỷ 10 phút, xuất hiện tủa vón màu đỏ gạch.

Ống 2: thêm 1 - 2 giọt nước brom (TT), xuất hiện tủa ngà.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G 60 F254.

Dung môi khai triển : Cloroform - ethylacetat - acid formic (5 : 4 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu khô cho vào bình nón dung tích 250 ml, thêm 20 ml hỗn hợp dung môi khai triển, lắc siêu âm 30 phút, lọc. Lấy dịch lọc, để bay hơi trên cách thuỷ đến cạn. Hoà cắn trong 2 ml hỗn hợp dung môi khai triển.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Chiêu liêu khô (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 5 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric (Cách pha: Hoà tan 0,1 g vanilin (TT) trong 5 ml acid sulfuric (TT), pha ngay trước khi dùng). Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf  với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá  14%.

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá  2%.

Tạp chất

Không quá  1%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 25,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

Chế biến

Vào mùa thu, lấy phần vỏ ở những cây to, xử lý theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Bao bì kín, để nơi khô ráo.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính hàn, có độc.

Công năng, chủ trị

Tác dụng phá huyết, hành huyết, thông kinh lạc, trục phong đờm. Chủ trị tiêu chảy và kiết lỵ.

Cách dùng

Dùng 20 - 40 g dạng cao lỏng hay 50 - 100 g dạng cồn thuốc (1/5). Có thể dùng dạng viên hay sirô.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Sơn thù (Fructus Corni officinalis)

Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)

Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.

Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)

Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.

Sài hồ (Radix Bupleuri)

Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)

Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.

Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)

Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)

Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.

Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)

Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.

Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)

Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.

Quy giáp và quy bản (Mai rùa và yếm rùa, Carapax et Plastrum Testudinis)

Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ bặng lậu đới hạ

Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)

Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.