Cà độc dược (Flos Daturae metelis)

2014-10-12 12:33 PM
Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoa phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae).

Mô tả

Hoa khô thường nhàu nát, hình dải. Hoa chưa nở dài 3 - 5 cm, hoa đã nở dài 7 - 12 cm. Đài hình ống, dài bằng 2/5 tràng hoa; mầu lục xám hoặc màu vàng xám, đỉnh có 5 thuỳ với 5 gân ở đáy; bề mặt hơi có lông mịn; tràng hình loa kèn, màu vàng nhạt hoặc màu vàng nâu , đỉnh có 5 thuỳ, nhọn, ngắn, có 3 gân dọc rõ ở dưới đỉnh; giữa hai thuỳ có chỗ hơi lõm; nhị 5, chỉ nhị dính liền vào ống tràng, dài bằng 3/4 tràng; vòi nhuỵ hình gậy. Mẫu hoa sấy khô, chất mềm dẻo; mẫu hoa phơi khô, giòn, mùi nhẹ; vị hơi đắng.

Bột

Bột màu vàng nhạt, vị hơi đắng. Hạt phấn gần hình cầu hoặc hình bàu dục dài, đường kính 39 - 42 µm, có cấu tạo 3 lỗ rãnh, bề mặt có đường gân nhỏ phân nhánh, tạo thành hình mạng lưới ở  hai cực. Lông che chở của đài có 1 - 3 tế bào, thành tế bào sần sùi. Mỗi lông tiết có 1 - 5 tế bào ở đầu và 1 - 5 tế bào ở chân. Các lông che chở ở mép cánh hoa có 1 - 10 tế bào, đường kính chân lông đạt tới 128 µm, đỉnh tròn tù. Trong các tế bào tràng và đài hoa có tinh thể calci oxalat dạng cát, lăng trụ và cụm calci oxalat.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G.

Hệ dung môi khai triển : Ethyl acetat - methanol - amoniac đậm đặc (17 : 2 : 1).

Dung dịch thử : Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 1 ml amoniac đậm đặc (TT), trộn kỹ, thêm 25 ml cloroform (TT) khuấy kỹ, để lắng qua đêm, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hoà tan cặn trong 1 ml cloroform (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan atropin sulfat chuẩn và scopolamin hydrobromid chuẩn trong methanol để được dung dịch có chứa mỗi chất 4 mg/ml. Nếu không có 2 chất chuẩn trên, dùng 1 g bột hoa Cà độc dược, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành : Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch 10 µl. Triển khai sắc  ký  xong, lấy bản mỏng ra, phơi khô ngoài không khí, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết atropin và scopolamin của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng hoa Cà độc dược để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột mịn dược liệu, đã được sấy khô 4 giờ ở 60oC; cho vào bình Soxhlet, làm ẩm bằng hỗn hợp ethanol - amoniac đậm đặc - ether (5 : 4 : 10), để yên 12 giờ, thêm 70 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ đến khi chiết hết alcaloid. Bốc hơi dịch chiết trên cách thuỷ cho bay gần hết ether, thêm 25 ml dung dịch acid sulphuric 0,5 N, tiếp tục bốc hơi cho đến hết ether. Để yên dung dịch đến khi còn hơi ấm, lọc qua bông, chuyển dịch lọc vào bình gạn. Mặt khác, rửa bã cặn dược liệu bằng 5 ml dung dịch acid sulphuric 0,5 N và 2 lần với nước, mỗi lần 5 ml. Trộn các nước rửa với dung dịch acid sulphuric, chiết với 10, 5, 5 ml cloroform (TT), đến khi cloroform không còn có màu. Trộn đều các dung dịch cloroform và chiết bằng 10 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N, gạn riêng lớp cloroform ra, gộp các dung dịch acid sulphuric lại, trung hoà bằng amoniac đậm đặc (TT) và thêm 2 ml amoniac đậm đặc (TT) nữa. Chiết ngay với 20, 15, 15, 10, 5 ml cloroform (TT), đến khi chiết được hết alcaloid. Lọc các dung dịch cloroform trên cùng một phễu lọc có natri sulphat khan (TT). Rửa tiếp phễu lọc hai lần, mỗi lần với 4 ml cloroform (TT). Gộp các dịch chiết cloroform và dịch rửa, bốc hơi dung môi trên cách thuỷ. Thêm 3 ml ethanol trung tính (TT) để hoà tan cặn, bốc hơi đến khô và tiếp tục đun nóng trong 15 phút. Đun nhẹ để hoà tan cặn trong 2 ml cloroform (TT), cho thêm chính xác 20 ml dung dịch chuẩn độ dung dịch acid sulphuric 0,02 N, đun cách thuỷ cho bốc hơi hết cloroform; để nguội ở nhiệt độ phòng, thêm 2 - 3 giọt chỉ thị màu đỏ methyl (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện mầu vàng. 1 ml dung dịch acid sulphuric 0,02 N (TT) tương đương với 6,068 mg C17H21NO4 .

Hàm lượng alcaloid trong dược liệu (sấy khô 4 giờ, ở 60 oC) không được dưới 0,30%, tính theo scopolamin (C17H21NO4).

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 9%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Chế biến

Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bắt đầu nở, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Thuốc độc bảng A. Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 0,3 - 0,6 g; dạng thuốc hoàn; có thể dùng dưới dạng thuốc hút, dược liệu thái nhỏ cuộn thành điếu thuốc hút, chia liều để dùng, mỗi ngày không được dùng quá 1,5 g dược liệu).

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Ý dĩ (Semen Coicis)

Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.

Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.

Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)

Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.

Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa

Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)

Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.

Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)

Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)

Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.

Tràm (Cành lá, Chè đồng, Ramulus cum folio Melaleucae)

Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)

Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

Quế (Cortex Cinnamomi)

Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

Ô đầu (Radix Aconiti)

Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.

Khiêm thực (Semen Euryales)

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Hoàng bá (Cortex Phellodendri)

Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.

Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii)

Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, mụn nhọt.

Tất bát (Fructus Piperis longi)

Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)

Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.