Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)

2014-11-01 01:27 PM

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cành phơi hay sấy khô của cây Quế (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số  loài Quế khác (Cinnamomum zeylanicum Blume, Cinnamomum loureirii Nees.), họ Long não (Lauraceae).

Mô tả

Cành hình trụ tròn, Thường chặt khúc dài 2-4cm, đường kính 0,3.-1cm. Mặt ngoài màu nâu đến màu nâu đỏ, có nhiều vết nhăn dọc nhỏ và các vết sẹo cành, sẹo của chồi và nhiều lỗ vỏ. Chất cứng giòn, dễ gãy.  trên bề mặt vết cắt thấy: lớp vỏ màu nâu, bên trong có gỗ màu vàng nhạt tới nâu vàng, ruột gần tròn. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt và hơi cay.

Vi phẫu

Mặt cắt hình tròn từ ngoài vào trong có: Biểu bì có một hàng tế bào, mang lông che chở đơn bào. Với cành già ngoài cùng là lớp bần. Mô mềm vỏ có từ 3-5 lớp tế bào, một số tế bào có thành dày lên về một phía; các tế bào chứa tinh dầu và các tế bào cứng nằm rải rác trong mô mềm vỏ. Nhóm các tế bào cứng sắp xếp thành vòng không liên tục, đi kèm với các bó sợi. Với cành già hơn tế bào cứng tạo thành vòng liên tục. Libe tạo thành bó hay vòng . Tầng phát sinh libe-gỗ. Các mạch gỗ xếp thành hàng hướng tâm. Trong cùng là mô mềm ruột. Các tinh thể calci oxalat hình kim tập trung ở tia ruột và mô mềm ruột.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G 

Dung môi khai triển: n-Hexan – cloroform – ethyl acetat (4 : 1 : 1).

Dung dịch thử: lấy 2,0 g bột dược liệu qua cỡ rây số 250, thêm 10 ml ether (TT), lắc trong 3 phút, lọc.

Dung dịch đối chiếu: dung dịch aldehyd cinnamic 0,1% trong ether (TT). Hoặc lấy 0,2 g bột cành Quế (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch 2,4-dinitrophenyl hydrazin (TT).

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 5 vết màu da cam, trong đó có một vết có cùng màu và giá trị Rf với vết aldehyd cinnamic của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng cành Quế để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 3,0%.

Tạp chất

Không quá 1 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 4,0%.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Cho 40 g dược liệu khô đã xay nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 300 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1N (TT). Cho 0,5 ml xylen (TT) vào ống hứng tinh dầu có khắc vạch, tiến hành cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/phút.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,3% tinh dầu.

Chế biến

Thu hái vào mùa xuân và mùa hè, bỏ lá lấy cành phơi  hoặc sấy khô, hoặc nhân lúc tươi chặt đoạn dài 2 - 4 cm, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát; trong bình kín.

Tính vị qui kinh

Vị cay, ngọt, tính ấm,  vào kinh phế, tâm, bàng quang.

Công năng chủ trị

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 6 - 12 g, dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Âm hư hoả vượng và phụ nữ có thai không dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)

Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.

Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Tri mẫu (Thân rễ, Rhizoma Anemarrhenae)

Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.

Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)

Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)

Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)

Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)

Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ

Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)

Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Sa nhân (Fructus Amomi)

Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.

Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)

Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Chè dây (Folium Ampelopsis)

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform

Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)

Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)

Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)

Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.

Hạt mã đề (xa tiền tử, semen plantaginis)

Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.

Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)

Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.

Sơn tra (Fructus Mali)

Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)

Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.