Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

2014-11-01 12:48 AM

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả chín phơi hoặc sấy khô của cây Ngũ vị bắc (Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.) hoặc Ngũ vị Hoa nam (Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils.) họ Ngũ vị  (Schisandraceae).

Mô tả

Ngũ vị Bắc: Quả hình cầu không đều hoặc hình cầu dẹt, đường kính 5 - 8 mm. Mặt ngoài màu đỏ, đỏ tía hoặc đỏ thẫm, nhăn nheo, có dầu, thịt quả mềm. Có trường hợp mặt ngoài màu đỏ đen hoặc phủ lớp phấn trắng. Có 1-2 hạt hình thận, mặt ngoài màu vàng nâu, sáng bóng. Vỏ hạt mỏng, giòn. Thịt quả mùi nhẹ, vị chua. Sau khi đập vở, hạt có mùi thơm. Vị cay, hơi đắng.

Ngũ vị Hoa nam: Quả tương đối nhỏ, mặt ngoài màu đỏ nâu đến nâu, khô héo, nhăn nheo. Thịt quả thường dính chặt vào hạt.

Vi phẫu

Ngũ vị bắc: vỏ quả ngoài gồm một hàng tế bào hình vuông hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, bên ngoài phủ lớp cutin, rải rác có tế bào dầu.

Vỏ quả giữa có 10 hàng tế bào mô mềm hoặc hơn, thành mỏng chứa hạt tinh bột, rải rác có những bó mạch chồng chất, nhỏ. Vỏ quả trong gồm 1 hàng tế bào hình vuông nhỏ. Vỏ hạt có 1 hàng tế bào mô cứng xếp xuyên tâm kéo dài, thành dày, có các lỗ nhỏ dày đặc và các ống. Ngay bên dưới vỏ hạt có 3 hàng tế bào mô cứng hoặc hơn, hình tròn, hình tam giác, hoặc hình đa giác có lỗ tương đối lớn. Bên dưới lớp tế bào mô cứng, có mấy hàng tế bào mô mềm.

Phần sống noãn của hạt có các bó mạch; có một hàng tế bào hình chữ nhật chứa tinh dầu màu vàng nâu, dưới nữa là 3-5 hàng tế bào nhỏ. Tế bào vỏ trong của hạt nhỏ, thành hơi dày. Tế bào nội nhũ chứa giọt dầu và hạt aleuron.

Bột

Ngũ vị bắc: Màu tía thẫm, tế bào mô cứng của vỏ hạt có hình đa giác hoặc đa giác kéo dài khi nhìn trên bề mặt, đường kính 18-50 mm, thành dày với các ống lỗ nhỏ, sít nhau; các khoang chứa chất dầu màu nâu sẫm vô định hình. Tế bào mô cứng của lớp trong vỏ hạt có hình đa giác, hình tròn hoặc các dạng hình không đều, đường kính tới 83 mm, thành hơi dày với lỗ to. Tế bào vỏ hình đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành tế bào phía ngoài lồi lên tạo thành lớp tế bào dạng chuỗi hạt, phủ lớp cutin, có vân sọc. Trong vỏ quả rải rác có tế bào dầu. Tế bào vỏ quả giữa nhăn nheo, chứa chất màu nâu vô định hình và hạt tinh bột. Đám tế bào nội nhũ chứa giọt dầu và hạt aleuron.

Định tính

A. Lấy 1 g dược liệu thô, cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước, ngâm 10 phút, thỉnh thoảng lắc đều, lọc. Cô bốc hơi dịch lọc đến còn 2-3 ml, cho thêm 10 – 15 ml ethanol 96% (TT), lắc mạnh trong 5 phút, lọc. Bốc hơi hết ethanol, thêm nước đến 10 ml, thêm 1 ít bột than hoạt, lắc đều, lọc. Lấy 2 ml dịch lọc, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 5% (TT), thêm 1 giọt dung dịch đồng sulfat (TT), đun sôi, lọc, thêm 1 giọt dung dịch kali permanganat (TT), màu tím biến mất, xuất hiện kết tủa trắng. 

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: Lấy lớp trên của hỗn hợp ether dầu hỏa (30 – 60 0C) - ethyl format – acid formic (15 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 20 ml cloroform (TT). Đun hồi lưu cách thủy khoảng 30 phút, lọc, bốc hơi dịch lọc tới cắn. Hoà tan cắn trong 1 ml cloroform (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch deoxyschisandrin 1% trong clorofom (TT). Nếu không có chất đối chiếu, dùng 1 g Ngũ vị tử, chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 19,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol  96% (TT) làm dung môi.

Tro toàn phần

Không quá 5%.

Độ ẩm

Không quá 13,0%.

Tạp chất

Không quá 1 %.

Tỉ lệ vụn nát

Quả có đường kính dưới 0,5 cm: Không quá 5 %.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy quả chín, phơi khô hoặc sau khi đồ chín, phơi khô, loại bỏ cuộng và tạp chất.

Bào chế

Ngũ vị tử sống: Loại bỏ tạp chất, giã vụn khi dùng.

Thố Ngũ vị tử (chế giấm): Lấy Ngũ vị tử trộn với một lượng đủ giấm, cho vào coóng kín, đồ đến có màu đen, lấy ra, phơi hay sấy khô, khi dùng giã dập. Cứ  100kg Ngũ vị tử bắc có màu đen, nhuận do có tinh dầu, hơi sáng bóng, thịt quả mềm, dính mặt ngoái vỏ quả trong có màu nâu đỏ, sáng bóng. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng.

Ngũ vị nam: Sau khi chế giấm, mặt ngoài có màu đen nâu, khi khô nhăn nheo, thịt quả thường dính chặt vào hạt và không nhớt. Hạt có màu nâu, ít sáng bóng.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc.

Tính vị, qui kinh

Toan, hàm, ôn. Quy vào kinh phế, thận.

Công năng, chủ trị

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài, tự hãn, đạo hãn, tân dịch hao tổn, háo khát, mạch hư, nội nhiệt, tiêu khát, đánh trống ngực và mất ngủ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 1,5 – 6 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Đang cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban. 

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)

Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.

Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)

Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút

Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)

Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).

Sơn thù (Fructus Corni officinalis)

Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

Thạch hộc (Herba Dendrobii)

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát

Tất bát (Fructus Piperis longi)

Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)

Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.

Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)

Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.

Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)

Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)

Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)

Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.

Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa, Herba Phyllanthi urinariae)

Dùng khi viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.

Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)

Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng

Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)

Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.

Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)

Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.