- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Hoàng bá (Cortex Phellodendri)
Hoàng bá (Cortex Phellodendri)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vỏ thân và vỏ cành (đã cạo bỏ lớp bần) phơi hay sấy khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense Schneid. hoặc Phellodendron amurense Rupr.), họ Cam (Rutaceae).
Mô tả
Vỏ thân màu vàng nâu, dày 0,3 - 0,5 cm, dài 20 - 40 cm, rộng 3 - 6 cm. Mặt ngoài còn sót lại lớp bần màu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc, mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều các vết nhăn dọc nhỏ, dài, vết bẻ lởm chởm, chất rắn, nhẹ, màu vàng rơm.Vỏ cành cây dày 0,15 - 0,20 cm, mảnh dài cuộn lại thành hình ống. Mặt ngoài có lớp thụ bì màu nâu xám, khi bong ra để lộ lớp bần màu nâu sẫm, trên có lấm tấm nhiều vết lỗ vỏ, mặt trong màu nâu nhạt hơn, có những vết nhăn nhỏ, dọc. Chất giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, để lộ mô mềm màu vàng rơm.
Vi phẫu
Lớp bần còn sót lại rất mỏng gồm vài hàng tế bào hình chữ nhật dẹt. Mô mềm vỏ chiếm 1/3 bề dày vỏ thân, gồm những tế bào có thành mỏng, nhiều đám sợi rải rác và có tinh thể calci oxalat hình thoi. Lớp libe cấp 2 dày, chiếm 2/3 bề dày vỏ thân, có nhiều đám sợi nằm trong libe, có thành dày, khoang hẹp; bên cạnh có tinh thể calci oxalat hình thoi. Tia ruột gồm 2 - 4 dãy tế bào hình chữ nhật, thành mỏng, xếp ngoằn ngoèo theo hướng xuyên tâm.
Bột
Màu vàng tươi, không mùi, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy: Rất nhiều đám sợi mang tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, có đám sợi màu vàng nâu, hoặc vàng tươi, có đám sợi đứng riêng lẻ, thành dày. Mảnh mô mềm vỏ với các tế bào hình gần tròn. Mảnh bần (còn sót lại) gồm các tế bào hình chữ nhật, thành hơi uốn lượn, màu vàng nâu.Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại mặt cắt ngang dược liệu và bột vỏ thân có phát quang màu vàng tươi sáng.
Định tính
A. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT), đun nhẹ, lọc lấy 2 ml dịch lọc, thêm dần dung dịch bão hòa clor (TT). Để yên 10 phút, chỗ tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng có 1 vòng màu đỏ sẫm.
B. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 1 ml ethanol 90% (TT), đun nhẹ, lọc.
Lấy 1 - 2 giọt dịch lọc nhỏ trên lam kính, hơ nhẹ trên đèn cồn đến gần khô, thêm 1 giọt dung dịch acid nitric 25% (TT) hoặc 1 giọt acid hydrocloric (TT), đậy lá kính mỏng lên. Sau 20 phút soi kính hiển vi thấy những tinh thể hình kim màu vàng tươi.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat - aceton (7 : 3 : 1,5).
Dung dịch thử: Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 5 ml methanol (TT), đun nhẹ trong nồi cách thuỷ, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg berberin clorid trong 1 ml methanol (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang màu vàng sáng cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của berberin clorid chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn. Nếu phun thuốc thử vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện nhiều vết, trong đó có vết có màu đỏ và giá trị Rf giống vết của berberin clorid chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Định lượng
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu đã nghiền nhỏ qua rây có kích thước mắt rây 1 mm, cho vào bình nón nút mài dung tích 100 ml (song song tiến hành xác định độ ẩm), thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 25% (TT), dùng đũa thủy tinh trộn đều, đậy nút, để ở nhiệt độ phòng 2 giờ, thêm vào bình 50 ml ether ethylic (TT), lắc 15 phút, rồi để yên 17 giờ, lắc 15 phút, lọc qua giấy lọc vào bình định mức 50 ml, tráng bình và giấy lọc bằng ether ethylic (TT) cho đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dịch ether cho vào bình lắng gạn có dung tích 50 ml và tiến hành chiết hết berberin bằng cách lắc 3 lần (20, 10, 10 ml) với dung dịch acid sulfuric 2% (TT) [kiểm tra bằng thuốc thử là dung dịch acid silicowolframic 5% (TT)]. Gộp dịch chiết acid vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều và đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm.
Dung dịch chuẩn: Dung dịch berberin clorid 0,2% trong dung dịch acid sulfuric 2% (TT) (dung dịch A). Hút chính xác 1 ml dung dịch A (tương đương với 2 mg berberin chuẩn) cho vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều, đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm. Mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 2% (TT).
Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 2,5%.
Chế biến
Vỏ thân và vỏ cành cạo sạch lớp bần, cắt thành từng miếng, phơi hoặc sấy khô ở 50oC.
Bảo quản
Để nơi thoáng gió, khô mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, qui kinh
Khổ, hàn. Vào các kinh thận, bàng quang.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Kiêng kỵ
Tỳ hư, đại tiện lỏng, ăn uống không tiêu không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.
Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)
Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.
Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)
Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.
Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.
Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)
Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.
Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)
Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.
Địa du (Radix Sanguisorbae)
Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.
Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.
Hạt mã đề (xa tiền tử, semen plantaginis)
Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.
Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.
Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)
Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.
Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)
Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa
Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)
Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.
Núc nác (Cortex Oroxyli)
Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.
Tất bát (Fructus Piperis longi)
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Lá lốt (Herba Piperis lolot)
Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.