- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)
Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá bánh tẻ đã bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).
Mô tả
Lá nguyên tròn, nhăn nheo, nhàu nát, đường kính 30 - 60 cm, mặt trên màu lục tro, hơi nháp, mặt dưới màu lục nâu nhẵn bóng, mép nguyên, ở giữa lá có vết tích của cuống lá lồi lên màu nâu. Lá có từ 17 - 23 gân toả tròn hình nan hoa. Gân lồi về phía mặt dưới lá. Lá giòn, dễ vụn nát, có mùi thơm.
Vi phẫu
Biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nhỏ, mặt ngoài có núm lồi lên. Biểu bì dưới có tầng cutin dày. Mô mềm giậu có một lớp tế bào xếp sát biểu bì trên, chạy từ phiến lá qua gân lá. Mô dày ở gân lá cấu tạo bởi tế bào thành hơi dày, xếp thành đám sát biểu bì dưới. Tế bào mô mềm có thành mỏng. Xen kẽ giữa những tế bào mô mềm có nhiều khuyết to, kích thước không đều, xung quanh mỗi khuyết có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Nhiều bó libe - gỗ kích thước khác nhau. Ở giữa gân có 2 bó libe - gỗ to, những bó libe - gỗ nhỏ xếp rải rác xung quanh. Mỗi bó libe - gỗ có vòng mô cứng bao bọc, gỗ phía trên, libe phía dưới.
Bột
Mảnh biểu bì trên gồm tế bào hình nhiều cạnh, kích thước không đều, thành ít nhăn nheo, có lỗ khí ở dạng biến thiên. Thành phía ngoài của tế bào biểu bì có nhiều núm lồi lên. Núm nhìn phía dưới mặt là những vòng tròn nhỏ, rải rác có những núm bị tách khỏi biểu bì hình ba cạnh hay hình chuông. Mảnh biểu bì dưới gồm tế bào thành nhăn nheo. Sợi thành hơi dày, có khoang rộng. Có mảnh mạch mạng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 25 - 36 mm.
Định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước đun sôi, lắc, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc thêm 1 - 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT) sẽ xuất hiện tủa xanh đen.
B. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100 ml thêm 50 ml ethanol 90% (TT), lắc kỹ, rồi đun cách thuỷ sôi trong 30 phút, lọc. Cô dịch lọc còn khoảng 3 ml. Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 5 - 10 giọt acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT). Đun cách thuỷ 2 - 3 phút, dung dịch chuyển từ màu vàng sang đỏ.
C. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml acid hydrocloric 1% (TT), lắc 15 phút, lọc. Kiềm hoá dịch lọc bằng dung dịch amoniac 10% (TT) đến pH 9 - 10. Chiết alcaloid bằng cloroform (TT) ba lần, mỗi lần 5ml. Gộp dịch chiết cloroform (dung dịch A). Để lại 1 ml dung dịch A làm sắc ký lớp mỏng; đem lắc dịch chiết cloroform với dung dịch acid hydrocloric 1% (TT) hai lần, mỗi lần 5 ml. Gộp dịch chiết acid chia vào 4 ống nghiệm:
Ống 1: thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Mayer(TT), sẽ xuất hiện tủa trắng.
Ống 2: thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), sẽ xuất hiện tủa nâu.
Ống 3: thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.
Ống 4: thêm 1 - 2 giọt dung dịch acid picric 10% (TT), sẽ xuất hiện tủa vàng.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hoá ở 110 oC trong 60 phút hoặc bản mỏng silica gel tráng sẵn.
Dung môi khai triển: Cloroform : methanol : amoniac (50 : 9: 1).
Dung dịch thử: Lấy 1 ml dung dịch A cô trên cách thuỷ đến còn khoảng 0,5 ml.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg nuciferin chuẩn trong 1 ml cloroform (TT). Nếu không có nuciferin, có thể dùng Lá sen (mẫu chuẩn) và chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện nhiều vết, trong đó có vết có màu sắc và giá trị Rf giống vết của nuciferin chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng lá Sen để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13% (Phụ lục 12.13).
Tạp chất
Cuống lá còn sót lại: Không quá 2% (Phụ lục 12.11).
Tỷ lệ vụn nát
Không quá 5% (Phụ lục 12.12).
Kim loại nặng
Không quá 10 ppm Pb; 0,5 ppm Cd; 0,4 ppm Hg, 8 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).
Định lượng
Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu đã sấy khô, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để 1 giờ, sau đó cho vào túi làm bằng giấy lọc, đặt vào bình Soxhlet, chiết bằng ethanol 96% (TT) cho đến kiệt alcaloid. Cất thu hồi dung môi, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrocloric 5% (TT) (5 lần, mỗi lần 5 ml). Lọc, rửa dịch lọc acid bằng ether dầu hỏa (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Kiềm hóa dịch chiết acid bằng amoniac đậm đặc (TT) đến pH 10, sau đó lắc với cloroform (TT) 5 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết cloroform, rửa dịch cloroform bằng nước cất đến pH trung tính, rồi bốc hơi dung môi tới khô. Hòa tan cắn với một lượng chính xác 10 ml acid hydrocloric 0,1 N (CĐ). Thêm 5 ml nước cất và 2 giọt methyl đỏ (TT). Chuẩn độ dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,80% alcaloid toàn phần tính theo nuciferin (C19H21O2N).
Chế biến
Thu hái vào mùa hạ, thu, khi cây bắt đầu nở hoa, cắt lấy lá bánh tẻ, phơi nắng cho đến khô 7 - 8 phần 10, cắt bỏ cuống, gấp lá thành hình bán nguyệt, phơi tiếp đến khô.
Bào chế
Lá Sen (hà diệp) khô, phun nước cho hơi mềm, thái thành các dải, miếng, phơi hoặc sấy khô.
Lá sen thán sao (Hà diệp thán): Lấy lá Sen sạch đã thái thành dải, cho vào nồi kín, nung chín kỹ, để nguội, lấy ra.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Vi khổ, bình. Vào ba kinh can, tỳ, vị.
Công năng, chủ trị
Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.
Thán lá Sen: Chỉ huyết hoá ứ chữa các loại chảy máu và băng kinh rong huyết.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 - 9 g dược liệu khô, dược liệu tươi dùng 15 - 30 g.
Thán lá sen dùng 3 - 6 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán.
Bài viết cùng chuyên mục
Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.
Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)
Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)
Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ
Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)
Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Mộc qua (Fructus Chaenomelis)
Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)
Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Cối xay (Herba Abutili indici)
Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
Tam thất (Radix Notoginseng)
Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)
Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ
Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)
Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.
Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)
Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.
Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).
Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)
Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.
Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)
Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.
Thạch hộc (Herba Dendrobii)
Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát
Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.