- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, thông mật
- Cây thốt nốt
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là thnot, (Campuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier.
Tên khoa học Borassus fiabellifer L., (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl).
Thuộc họ Dừa Paimaceae.
Mô tả cây
Cây thốt nốt
Cây thân cột, chia thành từng khoanh, có thể cao tới 30m, trên ngọn có 1 tán lá xòe rộng. Lá có cuống dài, mặt lá màu xanh đậm, bóng mỡ trông tựa tàu lá cọ.
Cụm hoa là những bông mo, đực, cái khác gốc. Bông mo đực to hơn, phân nhánh nhiều hơn.
Quả thốt nốt to, tròn như quả dừa, nhưng bên trong dặc, trong suốt thường chứa ba nhân cứng, dẹt, đầu có một lỗ thủng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây thốt nốt trồng phổ biến ở miền Nam nhiều nhất từ Tây Ninh đến Đồng Tháp, Kiên Giang. Ngoài ra còn thấy trồng ở Campuchia, Lào. Tại Campuchia người ta trồng thốt nốt ở quanh nhà, góc vườn, dọc đường đi. Cây chịu cả khô hạn và úng ngập. Trồng bằng hạt, sống lâu hàng trăm năm, khi cây 15-20 tuổi bắt đầu ra quả.
Tại Ấn Độ, người ta trồng thốt nốt trên quy mô lớn: mỗi tỉnh đủ sản xuất tới 15 tấn đường thốt nốt một năm.
Thốt nốt được trồng chủ yếu làm nguyên liệu chí đường rượu, một số ít được dùng làm thuốc. Những bộ phận được dùng làm thuốc bao gồm cuống cụm hoa, đường thốt nốt là dịch chảy từ cụm hoa, cây non, rễ.
Khi thốt nốt ra hoa, vào chiều tối, người ta buộc ống vào đầu cụm hoa, sau khi đã cắt một đoạn đầu hoa, bằng đốt ngón tay. Để suốt một đêm, thu được chừng một lít nước thốt nốt. Nước thốt nốt lấy ban đêm ít chua, vị ngọt rất thơm, ủ với men nhẹ được thứ rượu nhẹ như bia, dùng men nàng hơn sẽ được rượu nặng. Cây thốt nốt đã lấy nước thì không cho quả nữa. Quả thốt nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng thơm, mùi mít chín, nếu giã ra lọc sẽ được thứ bột dẻo, trắng như bột nếp. Nhiều nơi đợi quả già, giã lấy bột làm bánh tôm, bánh ú hoặc nấu chè. Một cây thốt nốt cho từ 20-30 quả, đặc biệt có những cây 50-60 quả. Cây đực không có quả, không có nước, nhưng vẫn có hoa. Hoa ra được một tháng thì teo lại.
Thành phần hóa học
Trong nước chảy từ bông mo thốt nốt chứa rất nhiều đường sacaroza (từ 10 đến 15%).
Công dụng và liều dùng
Cuống cụm hoa được nhân dẫn dùng làm thuốc chữa sốt và lợi tiểu, dùng trong những trường hợp kèm theo viêm tấy, sốt rét, lá lách to: cắt cuống cụm hoa thành từng miếng mỏng, cân 100g, thêm 600ml nước. Đun sôi, giữ sôi 15 phút. Chia nhiều lần uống trong ngày. Cuống cụm hoa nướng nóng, vắt lấy nước, thêm ít đường mổi sáng uống 100ml, uống luôn trong nhiều sáng có thể ra giun.
Nước chảy từ cụm hoa: Sáng sớm, cắt cụm hoa lấy nước chảy ra mà uống làm thuốc nhuận tràng.
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền. Thốt nốt non sắc uống chữa vàng da, lỵ, tiểu tiện khó khăn.
Rễ thốt nốt sắc uống làm thuớc lợi tiểu tiện như thốt nốt non. Mỗi ngày uống 50- 60g dưới dạng thuốc sắc.
Các bộ phận khác của cây thốt nốt cũng sủ dụng: thân cây dùng làm cột nhà, dầm cầu, ghe thuyền. Lá dùng lợp nhà, làm nón, tước nhỏ lấy lạt buộc.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây Actiso
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.
Cây lưỡi rắn
Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.
Cây găng
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.
Đại phúc bì
Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Cây thương lục
Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.
Cây lá tiết dê
Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.
Cây côn bố
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.
Cây dây chặc chìu
Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.
Cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.
Cây mộc thông
Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.
Cây đậu đỏ nhỏ
Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Cây dứa
Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.
Cây tai chuột
Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.
Cây khế rừng
Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Cây mã thầy
Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
Cây chua me lá me
Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.
Cây lục lạc ba lá tròn
Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
Cây cói
Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.
Cây râu mèo
Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.
Cây xương sáo
Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.
Cây nàng nàng
Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.
Cây dứa bà
Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.