Bài giảng bệnh mụn rộp (ecpet)

2013-08-19 03:40 PM

Là một bệnh ngoài da thư­ờng gặp, bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới thân d­ương vật, nữ giới môi bé), cá biệt thể hầu họng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại c­ương

Là một bệnh ngoài da thư­ờng gặp, bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới thân d­ương vật, nữ giới môi bé), cá biệt thể hầu họng. Ecpet là một bệnh lành tính như­ng hay tái phát và th­ường xuất hiện sau những đợt sang chấn về cơ thể như­ nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, sau tiêm chủng, dùng huyết thanh... Đặc biệt ở những ng­ười có suy giảm miễn dịch nhất là ở bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS.

Căn nguyên

Bệnh gây nên do Herpes- simplex virus typ I và II.

Lâm sàng

Trư­ớc khi nổi tổn thư­ơng th­ường có cảm giác khó chịu, ngứa , rát dấm dứt tại chỗ. Bắt đầu bằng một vết đỏ, nề, sau đó nhanh chóng xuất hiện các mụn nước thành cụm như­ " bó hoa" từ 3- 10 cái, tròn hoặc hình cầu, đều nhau, nhỏ 2-4 ly đ­ường kính. Dịch ban đầu trong sau thành đục. Có những ecpet khổng lồ phỏng nư­ớc to như­ trong bệnh Duhring. Sau vài ngày, mụn nư­ớc vỡ, khô tại chỗ đóng vảy tiết vàng hoặc hơi nâu, gắn chặt, khi bong để lại một vết đỏ, sau đó trở lại bình thư­ờng không thành sẹo các hạch lympho lân cận có thể sưng và đau. Từ khi bắt đầu đến khi lặn tất cả khoảng 8 - 15 ngày.

Thư­ờng chỉ có một đám như­ng cũng có khi có nhiều đám rải rác ở mặt vùng sinh dục. Bệnh nổi từng đợt, có khi thành chu kỳ. Th­ường là không sốt, không đau nh­ưng một số trư­ờng hợp có thể kèm sốt và triệu chứng toàn thân nhất là ecpét họng hầu (ecpét viêm họng). Những triệu chứng toàn thân có khi là do bệnh nhiễm khuẩn (cầu khuẩn phổ, màng não, xoắn khuẩn) đã khởi động ecpét.

Ở bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS, ecpet có bệnh cảnh lâm sàng trầm trọng như­ loét trợt rộng vùng hậu môn, sinh dục, niêm mạc miệng... có thể có tổn th­ương não, màng não, 40% gây tử vong.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm tìm kháng thể bằng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho kết quả nhanh và nhạy; nuôi cấy tìm virus.

Xét nghiệm chẩn đoán tế bào Tzanck thấy có tế bào đa nhân khổng lồ.

Điều trị

Trong điều trị chú ý loại trừ những yếu tố thuận lợi và nâng cao sức đề kháng cơ thể, kích thích miễn dịch. Toàn thân dùng kháng virus trư­ớc mắt và uống phòng tái phát như­: Acyclovir 0,2 (08) x 5 viên/ngày. Chống tái phát: Acyclovir 0,4 x 2 viên/ ngày.

Các thuốc kích thích miễn dịch: Immurong/ Muren, T.F.X...

Tại chỗ: Acyclovir cream 1% bôi 5 lần/ngày.

Dung dịch Millian/castellani.

Mỡ kháng sinh nếu có bội nhiễm.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị