Bài giảng vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân

2013-08-18 04:05 PM

Đa số tổn thương nhanh chóng thành đối xứng hai bên, thường bị lòng bàn tay, bàn chân kế tiếp nhau hoặc có khi chỉ có ở bàn tay hoặc bàn chân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân là bệnh có đặc điểm có nhiều mụn mủ chìm sâu, kích thước 2 - 4 mm, màu vàng, mụn mủ vô khuẩn nằm trên nền dát đỏ viêm khu trú ở lòng bàn tay chân, bệnh có tính chất mạn tính, hay tái phát.

Căn nguyên

Căn nguyên của vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân còn chưa rõ.

Thường kết hợp bệnh nhân có vẩy nến ở một vùng nào đó của cơ thể.

Là bệnh ít gặp, thường gặp ở lứa tuổi 20-60, nữ nhiều hơn nam ( 3/1).

Triệu chứng lâm sàng

Vị trí: lòng bàn tay chân, ô mô cái, vòm lòng bàn tay, bàn chân, mặt dưới ngón, ria gót bàn chân, mặt mu bàn chân và đầu ngón tay chân thì ít hơn, hiếm khi lan quá cổ tay.

Đa số tổn thương nhanh chóng thành đối xứng hai bên, thường bị lòng bàn tay, bàn chân kế tiếp nhau hoặc có khi chỉ có ở bàn tay hoặc bàn chân.

Tổn thương cơ bản tiên phát là các mụn mủ kích thước từ 2 - 4 mm, mọc thành từng đợt trong vòng vài giờ trên nền da bàn tay bàn chân bình thường, sau đó quanh tổn thương có quầng đỏ , nền đỏ viêm sẫm màu, mụn mủ thành đám, màu trắng vàng, chìm sâu khảm vào thượng bì, phẳng hoặc hơi phồng lên.

Dần dần mụn mủ cũ dần, màu vàng chuyển thành màu nâu tối, mụn mủ khô đi trong vòng 8-10 ngày. Tổn thương đỏ da và dày sừng có thể có vẩy tiết hơi giống eczema, khi thuyên giảm ít mọc mụn nước mới, sau thuyên giảm nhiều tuần hay nhiều tháng có thể bệnh lại phát một đợt mới.

Thường không ngứa hoặc không đau, nhưng cũng có khi có cảm giác ngứa,đau trước khi nổi mụn mủ.

Xét nghiệm

Mụn mủ là mụn mủ vô khuẩn , công thức máu bạch cầu ít khi tăng.

Mô bệnh học: ở biểu bì có các khoang chất đầy bạch cầu đa nhân và có hiện tượng xốp bào, phù và thoát bào lúc đầu là bạch cầu đa nhân về sau rất nhiều bạch cầu đa nhân hình thành mụn nước, mụn mủ ở biều bì, ở lớp sừng.

Chân bì thâm nhiễm viêm quanh mạch máu dày đặc bạch cầu đơn nhân và bạch cầu đa nhân.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa lâm sàng và mô bệnh học và nhất là khi có thấy tổn thương vẩy nến thông thường ở vùng da khác.

Cần chẩn đoán vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân khi có biểu hiện lâm sàng như trên, cấy khuẩn âm tính, hình ảnh mô bệnh học có mụn mủ dạng xốp.

Chẩn đoán phân biệt:

Viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau có mụn mủ đầu ngón , tiêu , rụng hỏng móng.

Tổ đỉa nhiễm khuẩn.

Ghẻ nhiễm khuẩn có tổn thương ở bàn tay, có mụn mủ ở kẽ ngón tay, 1 vài mụn ở lòng bàn tay, ngấn cổ tay và các vị trí khác ở thân mình.

Điều trị

Tại chỗ:

Bôi thuốc sát khuẩn, bôi mỡ corticoid khi có đỏ da dày sừng.

Toàn thân:

PUVA trị liệu ( bôi hoặc uống thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen kết hợp chiếu UVA).

Methotrexat 15 - 25 mg mỗi tuần ( sáng uống 1 viên 2,5 mg, tối uống 1 viên 2,5 mg 3 - 4 ngày mỗi tuần) cho các ca nặng.

Etretinate cho kết quả tốt, hạn chế mọc mụn mủ mới, mau sạch tổn thương da, ngày 25 mg - 50 mg.

Cyclosporrin A cho các ca dai dẳng cố thủ, dùng 1 đợt < 3 tháng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng xạm da (Melanodermies)

Xạm da lan toả toàn thân thường là hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hoá thuộc phạm vi bệnh học chung.

Sử dụng thuốc mỡ corticoid bôi ngoài da

Thành công hay thất bại trong điều trị phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn Corticoids bôi tại chỗ có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương.

Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)

Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất.

Bài giảng bệnh nấm Mycetoma

Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.

Bài giảng bệnh hạt cơm khô (verrucae)

Bệnh phát triển trên một số thể địa đặc biệt khi có những điều kiện thuận lợi, hay tái phát thường có liên quan tới suy giảm tế bào T hỗ trợ do suy giảm miễn dịch tế bào.

Bài giảng bệnh phong, hủi (leprosy)

Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan về phương diện nhuộm, kích thước 1,5 đến 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp Ziehl Neelsen.

Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.

Bài giảng rụng tóc (Alopecia)

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.

Bài giảng bệnh pemphigiod bọng nước (Bullous pemphigiod BP)

Thường bắt đầu bằng ban sẩn mề đay hoặc sẩn, ít hơn là viêm da, eczema đi trước bọng nước nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó mới nổi bọng nước lan tràn nhiều nơi.

Bài giảng chứng mặt đỏ (rosacea)

Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu.

Bài giảng hội chứng Steven Johnson

Trước đây hội chứng S J được xem là thể cấp tính của ban đỏ đa dạng, Tuy nhiên gần đây một số tác giả cho rằng nên xếp riêng vì bệnh có tính chất riêng biệt.

Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)

Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.

Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.

Bài giảng lưỡi lông (hairy tongue)

Lưỡi lông là một bệnh lý do các nhú biểu mô ở bề mặt lưỡi dài ra và dày lên, nó thường nhiễm sắc "màu đen" là do 1 loại vi khuẩn tạo sắc tố gây nên.

Bài giảng xùi mào gà (Condyloma acuminata)

Tác nhân gây bệnh là HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Th­ường là các típ 6 và típ 11. Đôi khi có thể gặp típ 16, 18, 31 và 33. Ngư­ời ta tìm thấy HPV trong các nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng típ 16, 18, 31 và 33 có liên quan tới loạn sản và ung thư­ sinh dục.

Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis

Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.

Bệnh tiêu thượng bị phỏng nước bẩm sinh

Các phỏng nước bao giờ cũng xuất hiện sau sang chấn và khu trú ở các vùng hở (lòng bàn tay: nắm chặt một vật gì, lòng bàn chân

Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu

Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.

Thuốc bôi ngoài da bệnh da liễu

Thuốc bôi ngoài da còn có tác dụng toàn thân, gây nên những biến đổi sinh học nhất định, do thuốc ngấm vào dịch lâm ba, vào máu.

Bài giảng bệnh lao da

Đư¬ờng lymphô: trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến trực tiếp vùng tổn thư¬ơng da, đường lan truyền này thường xẩy ra ở lao hạch.

Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da

Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.

Bài giảng nấm Cryptococcosis

Nấm thường gặp nhiều trong phân chim nhất là phân chim bồ câu do C neoformans có khả năng sử dụng creatinine ở trong phân chim làm nguồn nitrogen.

Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)

Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.