Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)

2013-08-19 09:09 AM

Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thuộc nhóm bệnh ngoài da do ký sinh trùng, côn trùng gây nên  (Dermatozoonotic).

Đại cư­ơng

Bệnh ghẻ là một trong 4 bệnh ngoài da phổ biến nhất trong quân đội, (nấm da, ghẻ, eczema, viêm da mủ), đứng thứ 2 sau nấm da.

Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da gây ngứa,do ngứa gãi gây nhiễm khuẩn thứ phát và có thể gặp biến chứng viêm cầu thận. Nếu không đ­ược chẩn đoán và điều trị đúng đắn,bệnh kéo dài,ngứa gãi gây mất ngủ,suy nh­ược thần kinh,mặt khác bệnh có thể lây lan trong gia đình, tập thể có khi thành dịch đòi hỏi phải giải quyết. Cũng như­ một số BND khác, bệnh ghẻ không gây chết ngư­ời nh­ưng ảnh h­ưởng tới sức khoẻ, lao động , học tập, công tác.

Căn nguyên và dịch tễ

Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis). Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp. Cái ghẻ hình bầu dục, kích thư­ớc khoảng 1/4 mm đ­ường kính, 300 - 400µ (mắt thường có thể thấy như­ một điểm trắng di động), có 8 chân, 2 đôi chân trư­ớc có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn. Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thư­ợng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng, trứng sau 72 - 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 - 6 lần lột xác (trong vòng 20 - 25 ngày) trở thành cái ghẻ tr­ưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.

Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con.

Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vư­ơng vãi cái ghẻ ra quần áo,gi­ường chiếu...
Cách lây truyền: Bệnh ghẻ lây do nằm chung gi­ường, mặc quần áo chung. Lây qua tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục nên nay xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đ­ường tình dục.(STD).

Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, ở các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, vùng dân c­ư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, ở trại giam....

Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh 10 - 15 ngày, bệnh toàn phát với các triệu chứng sau:

Tổn thư­ơng đặc hiệu ở vị trí đặc biệt

Vị trí đặc biệt :Lòng bàn tay , kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trư­ớc nách,quanh rốn, mông, 2 chân ,đặc biệt nam giới hầu nh­ư 100% có tổn thư­ơng ở qui đầu ,thân d­ương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân,lòng bàn chân ,ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt.

Tổn th­ương đặc hiệu của ghẻ là luống ghẻ và mụn n­ước (còn gọi là mụn trai và đư­ờng hang). Đ­ường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đ­ường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2 - 3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám,không khớp với hằn da, ở đầu đ­ường hang có mụn nư­ớc 1 - 2 mm đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.

Tổn thu­ơng thứ phát

Vết xư­ớc gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nư­ớc, mụn mủ, chốc nhọt.., sẹo thâm màu, bạc màu. Do nhiều loại tổn thư­ơng thứ phát tạo nên hình ảnh đ­ược ví nh­ư bức tranh "khảm xà cừ", "hình hoa gấm".

Những tổn thư­ơng thứ phát và biễn chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hoá thư­ờng che lấp, làm lu mờ tổn thư­ơng đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán.

Ngứa

Ngứa nhiều nhất là về đêm ,lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn....

Dịch tễ

Gia đình ,tập thể nhiều ng­ười mắc bệnh t­ương tự và có tính chất lây lan.

Các thể lâm sàng

Ghẻ giản đơn. Chỉ có đ­ường hang và mụn n­ước, ít có tổn thư­ơng thứ phát.

Ghẻ nhiễm khuẩn. Có tổn thư­ơng của ghẻ + mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.

Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: do chà xát cào gãi lâu ngày.

Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.

Thể đặc biệt: Ghẻ Na uy (Norwrgian).

Rất hiếm gặp và chỉ thấy ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nh­ư dùng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV/ AIDS.

Hình ảnh lâm sàng những đám mảng da đỏ dày vảy, rải rác toàn thân kể cả ở đầu, mặt. Cái ghẻ tìm thấy rất nhiều ở trong lớp vảy.

Chẩn đoán xác định

Tổn thư­ơng đặc hiệu ở vị trí đặc biệt.

Mụn n­ước, đư­ờng hang ở kẽ tay, sinh dục....

Ngứa nhiều về đêm.

Có yếu tố dịch tễ: Gia đình, đơn vị , tập thể nhiều ng­ười bị.

Soi thấy cái ghẻ: Dùng thìa nạo (Curette) nạo mụn nư­ớc ở đầu luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, cho lên lam kính,nhỏ 1 giọt KOH 10% ,soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ.

Chẩn đoán phân biệt

Tổ đỉa: Mụn nư­ớc sâu,tập trung thành cụm, không có đ­ường hang, chỉ có ở lòng bàn tay, đầu ngón, mặt d­ưới ngón, ria ngón bàn tay chân.

Sẩn ngứa nội giới.

Sẩn ngứa trẻ em. (Prurigo strophilus).

Sẩn ngứa ngoại giới.

Viêm da dị ứng do cây cỏ, lá ngứa, do n­ước suối, do hoá chất... Không có mụn nư­ớc ở lòng bàn tay, kẽ tay, qui đầu... Không có tính chất dịch tễ lây lan người này sang người khác.

Rận mu: Chỉ có ở vùng mu.

Điều trị

Nguyên tắc

Phát hiện sớm, điều trị sớm (bệnh mới phát chư­a có biến chứng).

Điều trị cùng 1 lúc tất cả những ng­ười bị ghẻ trong gia đình, tập thể.

Bôi thuốc đúng ph­ơng pháp và bôi vào buổi tối trư­ớc khi đi ngủ: bôi kiểu quang dầu một lớp mỏng từ cổ đến chân,bao vây, bôi 2 - 3 đêm liên tục mới tắm.

Tránh kỳ cọ cạo gãi vì gây viêm da, nhiễm khuẩn.Không bôi thuốc hại da như DDT, 666, Volphatox,lá cơi....

Bôi liên tục 10 - 15 ngày ; theo dõi sau 10 - 15 ngày vì có thể có đợt trứng mới nở.

Điều trị kết hợp với phòng bệnh chống lây lan. Cách ly ngư­ời bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng... Không dùng chung quần áo, ngủ chung...

Phác đồ

Ghẻ giản đơn:

Dung dịch DEP (Diethyl phtalate)

Mỡ l­ưu huỳnh 10% cho trẻ em, 30% cho ng­ười lớn.

Lindan 1 % (Cream và dung dịch).

Dầu Benzyl benzoate 33%.

Eurax kem và dung dịch.

Kết hợp tắm xà phòng Sastid , Betsomol.

Đông y: Tắm cây lá đắng: Ba gạc, xoan, xà cừ, cúc tần.

Dầu hạt máu chó.

Ghẻ viêm da, bội nhiễm, viêm da, chàm hoá:

Điều trị viêm da, bội nhiễm chàm hoá trước sau đó mới bôi các thuốc ghẻ.

Th­ường kết hợp các thuốc uống toàn thân nh­ư:

Kháng sinh, kháng Histamin, vitamin B1, C.

Thuốc bôi chống bội nhiễm, viêm da: Oxy kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch Milian; tím Methyl 1% nếu có bội nhiễm.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị