Bệnh học ung thư tuyến giáp

2012-10-06 05:50 PM

Ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ 1% trong số những trường hợp tử vong do ung thư, đây là một nhóm bệnh có tiên lượng rất khác nhau, người ta chia ra: Những ung thư biểu mô tế bào tuyến giáp bao gồm:

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phân loại

Ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ 1% trong số những trường hợp tử vong do ung thư, đây là một nhóm bệnh có tiên lượng rất khác nhau, người ta chia ra:

Những ung thư biểu mô tế bào tuyến giáp bao gồm:

Ung thư biệt hoá, tiên lượng tốt nếu điều trị đúng, bệnh dễ xuất hiện khi chiếu xạ ở cổ từ tuổi thiếu niên hoặc nhiễm nguyên tử.

Ung thư không biệt hoá tiên lượng rất xấu.

Những ung thư biểu mô tuỷ, phát triển từ tế bào C của tuyến giáp.

Cá biệt có lymphoma hoặc ung thư nơi khác di căn đến

Ung thư tuyến giáp biệt hoá

Tỷ lệ gặp cao, nhất là ở phụ nữ trẻ, tiên lượng tốt. Đôi khi có khă năng bắt giữ iode, nhưng hiếm khi là u tiết.

K biểu mô nhú (carcinome papillaire):

Chiếm 50% các trường hợp, gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở trẻ em và thanh niên trước 40 tuổi, chiếu xạ vùng cổ là điều kiện thuận lợi gây K biểu mô nhú, K lan rộng theo đường bạch huyết, có khi bệnh được gợi ý ban đầu từ một hạch di căn ở vùng cổ.

Xạ hình u bắt iode kém (vùng “lạnh”).

K biểu mô nang (carcinome folliculaire):

Chiếm dưới 25% các trường hợp, hay gặp ở lứa tuổi 40-60, di căn bằng đường máu

đến xương, phổi, gan.

Xạ hình u có thể bắt iode không đều, điểm di căn cũng có thể bắt giữ iode phóng xạ.

K biểu mô tuỷ (carcinome medullaire):

Hoặc chất đệm dạng bột (struma amyloide), hoặc cận nang (parafolliculaire), chiếm dưới 5% các trường hợp, thường gặp sau 50 tuổi, lan rộng bằng đường máu và đường bạch huyết, có khi phối hợp với các u khác như pheochromocytome (Hội chứng Sipple), có thể có tinh gia đình.

Xạ hình u không bắt iode (vùng lạnh). Chẩn đoán dựa vào định lượng calcitonine huyết tương tăng, định lượng sau kích thích với pentagatrine thấy calcitonine tăng rất nhiều. Kháng nguyên biểu mô phôi (ACE) thường tăng.

Ung thư tuyến giáp không biệt hoá

K biểu mô không biệt hoá, chiếm khoảng 20% các trường hợp, thường xuất hiện sau

50 tuổi, từ một nốt đơn độc lan rất nhanh đến vùng lân cận, gây triệu chứng chèn ép. Diễn tiến nặng nhanh trong vòng vài tháng.

Xạ hình thấy u không bắt iode (nhân lạnh).

Sự phát triển của u bị tác động bởi nồng độ TSH trong máu, U phát triển nhanh khi

TSH tăng và ngược lại.

Chẩn đoán

Triệu chứng gợi ý K giáp:

Phát hiện một nốt ở tuyến giáp thể tích tăng dần, hoặc một nột đã có từ lâu, gần đây chợt tăng thể tích.

Dấu hiệu chèn ép cơ quan lân cận (hội chứng trung thất).

Hạch cổ hoặc thượng đòn lớn dần, chắc, không đau.

Siêu âm giáp giúp phân biệt nang với khối đặc.

Xạ hình giáp: Kết quả tuỳ thuộc loại u, nếu phát hiện nhân “lạnh” cần chọc hút xét nghiệm tế bào học, hoặc sinh thiết xét nghiệm mô học.

Tiên lượng

Tỷ lệ sống còn10 năm khi có điều trị như sau:

80% đối với K biểu mô nhú.

60% đối với K biểu mô nang.

Với K biểu mô không biệt hoá tiên lượng rất xấu.

Điều trị

Phẫu thuật cắt tuyến giáp một bên, khi còn khu trú, hoặc cắt toàn phần, bóc hạch xâm lấn.

Sau phẩu thuật cho thêm iode phóng xạ với liều điều trị và hormone giáp với liều ức chế.

Đối với K giáp không biệt hoá cần phẩu thuật rộng, iode phóng xạ liều cao, có thể xem xét hoá trị liệu tạm thời.

Đối với K biểu mô tuỷ, sau khi phẩu thuật toàn bộ tuyến giáp, định lượng calcitonine giúp phát hiện mô ung thư còn lại chưa được lấy hết.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học suy giáp trạng

Suy giáp là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormone giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa. Những thay đổi bệnh lý này được gọi là triệu chứng giảm chuyển hóa (hypometabolism).

Bệnh học nội khoa bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim tắc nghẽn cơ tim (BCTTN) là sự phì đại tất cả hay một phần làm tắc nghẽn đường tống máu kỳ tâm thu. Thể phì đại vách tim thường gặp nhất và là nguyên nhân do tắc nghẽn buồng đẩy thất trái.

Bệnh học thận và thai nghén

Ở phụ nữ có thai, một nồng độ Creatinine máu trên 80 μmol trên lít và nồng độ Urê máu trên 5 mmol trên lít là có thể biểu hiện một suy giảm chức năng thận trong thai kỳ

Bệnh học suy tuyến yên

Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằng sự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back. Tuyến yên có hai thùy chính, thùy trước và thùy sau.

Bệnh học áp xe gan amip

Kén Amip theo phân ra ngoài, có thể tồn tại 10-15 ngày. Kén không bị tiêu hủy bởi thuốc tím và clor, trong formol 0, 5% sau 30 phút kén mới chết.

Bệnh học tràn khí màng phổi

Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần

Bệnh học đái tháo đường

Yếu tố di truyền trội được gợi ý sau khi nghiên cứu ở các cặp song sinh giống nhau, nếu một người mắc đái tháo đường thì 100% người còn lại cũng mắc đái tháo đường.

Bệnh học hạ đường máu

Hệ thống điều hòa glucose bị tổn thương ở bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh lâu ngày. Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường týp 1 có sự kém đáp ứng glucagon khi hạ đường huyết.

Bệnh học Basedow

Basedow là một trong những bệnh lí cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.

Bệnh học tràn dịch màng phổi không do lao

Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của bộ máy hô hấp, chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi thường không  khó lắm, nhưng chẩn đoán nguyên nhân mới là điều quan trọng vì quyết định hướng điều trị.

Bệnh học viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm. Chẩn đoán cần có nội soi và sinh thiết. Điều trị có khi đơn giản nhưng có khi còn nhiều khó khăn.

Bệnh học ung thư gan nguyên phát

Khi AFP > 1000ng/ml: Hầu như chắc chắn ung thư gan nguyên phát. Tăng nhẹ trong u quái buồng trứng, tinh hoàn, một số ung thư tiêu hóa, viêm gan hoại tử.

Bệnh học bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là tình trạng bệnh lý xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Tự kháng nguyên là thành phần của cơ thể.

Bệnh học cường aldosteron nguyên phát

Nhịn đói qua đêm, nằm; truyền tĩnh mạch 2L dung dịch NaCl 0,9%. Sau đó đo aldosteron huyết tương (PAC). Chẩn đoán xác định khi PAC > 10 ng/mL.

Bệnh học nội khoa hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với Corticoides thường không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu.

Bệnh học thận bẩm sinh và di truyền

Thận đa nang di truyền theo kiểu gen lặn (Thận đa nang trẻ em): ít gặp, thường được phát hiện ngay sau sinh hoặc trước 10 tuổi. Tiên lượng rất xấu, ít khi sống được đến tuổi thanh niên.

Bệnh học đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt (ĐTN) là tình trạng bệnh lý do mất khả năng tái hấp thu nước ở ống thận, hậu quả của sự thiếu ADH tương đối hoặc tuyệt đối dẫn đến tiểu nhiều, uống nhiều, nước tiểu có tỉ trọng thấp và uống nhiều.

Bệnh học hen phế quản

Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic.

Bệnh học viêm thận bể thận cấp

Viêm thận bể thận cấp không có yếu tố thuận lợi: tiến triển thường tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và đủ liều. Các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm nhanh, nước tiểu trở về bình thường sau 1-2 tuần.

Bệnh học viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp gốc chi và cột sống, nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.

Bệnh học đa u tủy xương

Đa u tuỷ xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào (plasmocyte) ở tủy xương và một số cơ quan khác. Tăng sinh tương bào dẫn đến: Tăng các globulin miễn dịch trong máu.

Bệnh học Shock nhiễm khuẩn

Shock nhiễm trùng là một trạng thái lâm sàng phát sinh do sự suy tuần hoàn những mô do nhiễm trùng huyết thường là Gram âm. Sự giảm tuần hoàn ở các tổ chức là nhiều yếu tố bệnh lý:

Bệnh học viêm màng ngoài tim

Trên thực tế lâm sàng khi có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có fibrin tạo vách ngăn khu trú lúc đó nghe vẫn thấy tiếng tim rõ. Có thể có tiếng cọ màng ngoài tim.

Bệnh học thấp tim

Chưa rõ, nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên của liên cầu và kháng nguyên tim

Bệnh học lupus ban đỏ hệ thống

Với các thể đặc biệt của Lupút cần phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự: xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm cầu thận, hội chứng thận hư