- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nội khoa
- Bệnh học cường aldosteron nguyên phát
Bệnh học cường aldosteron nguyên phát
Nguyên nhân
Có 5 thể bệnh chính:
U tuyến tiết aldosteron.
Cường aldosteron vô căn.
Tăng sản thượng thận nguyên phát 1 bên.
Cường aldosteron đáp ứng với glucocorticoid.
Ung thư biểu mô thượng thận tiết aldosteron.
Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, bệnh nhân như cảm thấy yếu mệt; nặng hơn gây nhức đầu, hồi hộp, uống nhiều, tiểu nhiều, tiểu đêm và dị cảm. Bệnh nhân thường đến khám vì các triệu chứng của hạ kali máu và tăng huyết áp.
Triệu chứng thực thể: tăng huyết áp từ nhẹ đến nặng, đáy mắt giai đoạn I, II; giảm kali nặng có thể có hạ áp tư thế không kèm tim đập nhanh vì giảm độ cảm nhận của thụ thể áp lực. Khi kiềm máu nặng có thể có triệu chứng như hạ calci máu (Chvostek, Trousseau).
Cận lâm sàng
Kali máu giảm trong trường hợp điển hình, Natri máu hơi tăng, rối loạn dung nạp glucose.
Chẩn đoán
Tầm soát
Nên tầm soát cường aldosteron nguyên phát khi có hạ kali máu có kèm tăng hyết áp, và đa số là tăng huyết áp đề kháng điều trị.
Kali máu:
Tránh ăn nhiều kali và ngưng thuốc lợi tiểu ít nhất 3 tuần. 20% bệnh nhân có kali máu bình thường hoặc ở giới hạn thấp của bình thường.
Đánh giá hệ thống renin-angiotensin-aldosteron:
Đo hoạt tính renin huyết tương bất kỳ (PRA): Giảm trong cường aldosteron nguyên phát.
Đo nồng độ aldosteron trong huyết tương (PAC) lúc 8h sáng sau ít nhất 4h nằm nghĩ và ăn đầy đủ muối vào mấy hôm trước.
Nếu PAC/PRA > 30 và PAC > 20 ng/mL: cường aldosteron nguyên phát với độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 91%.
Nghiệm pháp Captopril:
Uống 25mg Captopril sáng, 2h sau lấy máu thử, bệnh nhân ở tư thế ngồi. Bình thường: PAC giảm, PRA tăng.
Cường aldosteron nguyên phát: PAC và PRA không đổi. PAC/PRA > 50, PAC > 15 ng/dL.
Chẩn đoán xác định
Dùng nghiệm pháp ức chế aldosteron bằng NaCl uống hay truyền tĩnh mạch để xác định aldosteron trong nước tiểu và huyết tương không bị ức chế được.
Nghiệm pháp ức chế bằng NaCl uống:
Ăn muối liều cao trong 3-4 ngày, bổ sung KCl 40-200mEq/ngày. Ngày sau cùng lấy nước tiểu 24h đo aldosteron, natri, creatinin. Nếu Natri nước tiểu > 200mEq/L và aldosteron nước tiểu > 10-14 μg thì giúp chẩn đoán xác định.
Nghiệm pháp truyền tĩnh mạch NaCl:
Nhịn đói qua đêm, nằm; truyền tĩnh mạch 2L dung dịch NaCl 0,9%. Sau đó đo aldosteron huyết tương (PAC). Chẩn đoán xác định khi PAC > 10 ng/mL.
Điều trị
U tuyến tiết aldosteron
Cắt bỏ thượng thận 1 bên nơi có u tuyến.
Cần điều trị tình trạng hạ kali máu trước phẫu thuật bằng Spironolacton. Tốt hơn là cắt bỏ thượng thận qua nội soi.
Tăng sản thượng thận nguyên phát một bên
Cũng đáp ứng tốt với điều trị phẫu thuật như trường hợp u tuyến.
Cường aldosteron vô căn
Tăng huyết áp không giảm sau điều trị phẫu thuật tuy hạ kali máu có thể cải thiện, do đó phương pháp điều trị thích hợp trong trường hợp này là nội khoa:
Ăn lạt < 100 mEq Na+ mỗi ngày.
Giữ cân nặng lý tưởng, cữ rượu, tập thể dục đều đặn.
Spironolacton: điều trị tăng huyết áp, liều đầu 200-300 mg/ngày; giảm dần đến 100 mg/ngày khi huyết áp và kali máu cải thiện.
Amiloride cũng có hiệu quả nếu bệnh nhân không dung nạp Spironolacton.
Nếu huyết áp không giảm sau khi dùng liều đầy đủ, có thể dùng thêm thuốc ức chế calci, ức chế men chuyển hoặc lợi tiểu.
Cường aldosteron đáp ứng với corticoid
Glucocorticoid với thay đổi liều từ liều sinh lý đến liều dược lý có thể kiểm soát được huyết áp và tình trạng hạ kali. Tuy nhiên Spironolacton cũng có hiệu quả tương tự và về lâu dài an toàn hơn glucocorticoid.
K biểu mô thượng thận tiết aldosteron
Điều trị phẫu thuật. Nếu sau phẫu thuật còn sót lại tổ chức K thì điều trị bằng Mitotan.
Nếu u tiết cortisol có thể dùng Ketoconazol.
Nếu u tiết qúa nhiều aldosteron có thể dùng Spironolacton.
Bài mới nhất
Bệnh học hội chứng thận hư
Bệnh học viêm tụy cấp
Bệnh học đái tháo đường
Bệnh học tăng huyết áp
Bệnh học viêm cầu thận cấp
Bệnh học Basedow
Bệnh học suy thận mạn
Bệnh học viêm phổi (phế quản phế viêm)
Bệnh học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh học viêm khớp dạng thấp
Bệnh học xơ gan
Bệnh học hen phế quản
Bệnh học suy tim
Bệnh học hôn mê gan
Bệnh học tràn khí màng phổi
Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với Corticoides thường không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu
Men tụy thường tăng 4 đến 12h sau khi đau trong viêm tụy cấp thể phù, Amylase thường giảm sau 3-4 ngày, trong viêm tụy cấp phải tăng trên 3 lần bình thường.
Yếu tố di truyền trội được gợi ý sau khi nghiên cứu ở các cặp song sinh giống nhau, nếu một người mắc đái tháo đường thì 100% người còn lại cũng mắc đái tháo đường.
Khi huyết áp tăng, sức cản ngoại biên tăng thể tích huyết tương có xu hướng giảm cho đến khi thận suy thể tích dịch trong máu tăng có thể tăng đưa đến phù.
Có thể phù nặng với phù toàn thân như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não. Phù trong viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
Liên quan di truyền với 15% bệnh nhân có người thân mắc bệnh tương tự và khoảng chừng 50% người thân của bệnh nhân có tự kháng thể kháng giáp trong máu.
Thống kê của Pháp trong số 70 bệnh nhân mới mắc suy thận mạn giai đoạn cuối thì chỉ có 5 bệnh nhân là trẻ em và thanh niên
Như virus cúm (Influenza virus), virus sởi, Adenovirus, đậu mùa, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Sự liên quan giữa hút thuốc lá và viêm đã được nghiên cứu rất nhiều. Thuốc lá kích hoạt đại thực bào và tế bào thượng bì sản xuất ra TNFα
Tiêu chuẩn của hội thấp học Mỹ 1987: Gồm 7 điểm, trong đó tiêu chuẩn từ 1 - 4 phải có thời gian ít nhất 6 tuần, chẩn đoán dương tính cần ít nhất 4 tiêu chuẩn.
Cổ trướng: thể tự do. Nguyên nhân chính là do tăng áp tĩnh mạch cửa, ngoài ra còn do các yếu tố khác như giãm áp lực keo, giãm sức bền thành mạch, yếu tố giữ muối và nước.
Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic.
Digital ít có lợi, và thậm chí có thể còn nguy hiểm khi nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nhịp chậm không có máy tạo nhịp, suy tim giai đoạn cuối.
Do tổn thương gan nặng nề và lan rộng như trong viêm gan tối cấp, viêm gan nhiễm độc do phospho vô cơ, do Tetraclorure de carbone, do nấm Amanite phaloide
Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần